1. Xe máy chỉ có hiệu quả trong phạm vi 10 km, vì vậy người có xe máy thường lựa chọn cư trú cách nơi làm việc không quá 10 km. Trong khi xe ôtô có phạm vi hoạt động hiệu quả từ 30 km trở lên. Người có ôtô có thể lựa chọn cư trú cách nơi làm việc tới 30 km.

Khi cởi trói cho ôtô, thay vì dồn nén một lượng người dân (ví dụ 5 triệu người) trong một phạm vi bán kính 10 km (diện tích 314 km vuông) có thể phân tán ra một khu vực có bán kính 30 km (diện tích 2.826 km vuông, rộng gấp 8 lần).

Như vậy thay vì tập trung về đô thị trung tâm, người dân có thể phân tán ra 8 đô thị vệ tinh, xây dựng bệnh viện, trường học để phục vụ người dân cư trú. Việc phân tán ra một diện tích rộng sẽ giúp người dân được tận hưởng không khí trong lành, chi phí sinh hoạt giảm, chất lượng sống tăng cao.

Khi các đô thị vệ tinh đông người, bệnh viện và trường học tự nhiên được phát triển, tự di dời khỏi trung tâm, trả lại mặt bằng cho khu trung tâm phát triển dịch vụ, văn hóa. Thu nhập tại khu đô thị trung tâm giảm do mật độ người giảm, sẽ làm giảm giá bất động sản và là điều kiện để thu hồi đất, phát triển hạ tầng (theo quy luật cung – cầu của thị trường).

Các cơ sở kinh tế cũng tự chuyển dời về các khu đô thị vệ tinh thay vì tập trung ở đô thị trung tâm do mật độ người tại các đô thị vệ tinh đủ lớn, hạ tầng hiện đại.

Cởi trói cho ôtô sẽ ngay lập tức làm lấp đầy các khu đô thị vệ tinh được xây dựng và đang bỏ hoang lãng phí vì nó phù hợp với khả năng mua của nhiều người lao động có nhu cầu về nhà ở.

2. Việc tắc đường, kẹt xe chỉ xảy ra ở trung tâm đô thị lớn do mật độ người nén vào quá lớn, hạ tầng kém. Các khu vực này chỉ chiếm phần rất nhỏ và ảnh hưởng đến khoảng vài triệu người. Trong khi tại các đô thị vệ tinh, vùng nông thôn đường rộng, hầu như không bị kẹt xe.

Lấy lý do phát triển ôtô sẽ làm tắc đường là hoàn toàn duy ý chí, không có sự phân tích và giải bài toán phân bố dân cư. Vì khoảng vài % dân ở các khu đô thị trung tâm mà làm ảnh hưởng quyền lợi của hơn 90% dân số cư trú tại các đô thị vệ tinh, nông thôn, miền núi.

3. Xe ôtô vốn không phải là món đồ trang sức (kim cương, túi da cá sấu…) cũng không phải thứ gây độc cho cơ thể (như rượu, bia, thuốc lá), nên việc đánh thuế “tiêu thụ đặc biệt” đối với ôtô là thiếu công bằng.

Nếu nói ôtô gây xuống cấp đường xá nhanh chóng, thì hiện nay ôtô phải đóng “phí bảo trì đường bộ”, các loại chi phí khác khi vận hành,, ….

Ôtô là phương tiện vận tải, làm gia tăng chất lượng sống của người dân. Vậy được sử dụng ôtô chi phí thấp là niềm mong mỏi của người dân.