Khám phá các bộ phận cơ bản trên xe ô tô, từ ngoài vào trong

Cách gọi tên các bộ phận cơ bản trên xe ô tô là điều mà các kỹ thuật viên sửa chữa ô tô mới vào nghề cần phải học, đi kèm với chúng là công dụng mà từng bộ phận đó ở trên xe. Với bài viết này, VATC sẽ giới thiệu đến các bạn những bộ phận cơ bản và công dụng của nó trên xe ô tô dành cho các bạn học sửa chữa ô tô căn bản mới vào nghề có thể nắm bắt tốt nhất. Chúng ta cùng bắt đầu ngay dưới đây.

Các chi tiết ở ngoại thất ô tô

  • Tìm hiểu bộ phận nắp ca-pô: Nắp ca pô là bộ phận đầu tiên được nhắc đến, nó là phần một khung kim loại đặt ở phía trước xe ô tô nhận nhiệm vụ bảo vệ khoang động cơ nằm phía trong. Nắp capo có thể đóng mở dễ dàng khi kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận nằm bên dưới nó.
  • Tìm hiểu bộ phận lưới tản nhiệt ô tô: Lưới tản nhiệt ô tô được bố trí ở trên cản trước ô tô (đối với xe có động cơ đặt phía trước) và ở cản sau xe (đối với xe đặt động cơ ở sau) để tản nhiệt cho động cơ khi cho phép không khí lưu thông vào bên trong. Ngoài ra lưới tản nhiệt còn được đặt ở một số vị trí trước bánh xe để làm mát cho hệ thống phanh.
  • Tìm hiểu bộ phận đèn pha ô tô: Thường đèn pha ô tô được đặt ở hai góc trái và phải trên ô tô nối liền với nắp capô và mặt phía trước của xe. Đèn pha có luồng sáng tập trung mạnh, góc chiếu ngang với mặt đường và cự ly chiếu sáng nằm trong khoảng 100 m. Đèn pha còn có thể kết hợp với đèn cốt ô tô (là loại đèn chiếu gần) nằm trong cùng một chóa đèn, hoặc sẽ được lắp bổ sung để độ chiếu sáng được tối ưu.
  • Tìm hiểu bộ phận cản xe ô tô: Nếu các bạn đã nghe đến việc độ body kit thì đó chính là phương pháp độ cản xe. Cản xe được thiết kế ở phía trước và sau của ô tô, nhận nhiệm vụ hấp thụ các lực tác động nếu xảy ra va chạm. Ngoài ra, nó cũng là bộ phận để tăng sức hấp dẫn và hầm hố cho xe khi độ.
  • Tìm hiểu bộ phận kính chắn gió ô tô: Là phần kính được bố trí ngay phía trước ô tô, có tác dụng chắn gió, mưa, bụi, đá… và tăng động cứng kết cấu của xe để bảo vệ người dùng ở một số va chạm.
  • Tìm hiểu bộ phận gương chiếu hậu ô tô: Được gắn trên hai bên của cửa trước, có thể gập bằng cơ hoặc tự động, giúp người lái nhìn được phía sau và hai bên của xe.

Xem thêm: Tổng hợp các hư hỏng trên động cơ ô tô

Các chi tiết trong nội thất ô tô

Tìm hiểu bộ phận vô lăng ô tô: Là bộ phận để người lái tác động lực điều khiển xe, được tích hợp còi xe và một số tính năng khác. Khi điều khiển xe, người lái sẽ tác dụng lực lên vô lăng, và thông qua các cơ cấu lái bánh răng, thanh răng, trục vít – bánh vít… để điều khiển bánh xe theo ý muốn của tài xế.

Tìm hiểu bộ phận bảng đồng hồ ô tô: Bảng đồng hồ ô tô bao gồm màn hình, đồng hồ và đèn cảnh báo hỗ trợ tài xế nắm bắt các thông tin về tình trạng hoạt động của xe.

Tìm hiểu bộ phận đồng hồ đo tốc độ ô tô (Speedometer): Có tác dụng hiển thị và đo lường tốc độ tức thời của ô tô, đồng hồ tốc độ thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường xe đã chạy (Odometer) và đồng hồ đo hành trình là các khoảng cách ngắn (Tripmeter).

Tìm hiểu bộ phận đồng hồ đo vòng tua ô tô: Dùng để đo tốc độ của trục khuỷu, nó hiển thị các thông số về vòng/phút. Đối với trên xe số sàn, đồng hồ đo vòng tua cho biết dải mô men xoắn tối ưu cũng như tốc độ không tải của động cơ. Đối với xe trang bị số tự động, tài xế có thể theo dõi để duy trì hoạt động của động cơ trong các dải vòng tua.

Xem thêm: Lịch bảo dưỡng các chi tiết trên ô tô định kỳ

Tìm hiểu bộ phận bàn đạp ga ô tô: Là bộ phận điều khiển cho ô tô chạy nhanh hơn hay chậm lại khi điều khiển lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Khi người lái đạp ga bàn đạp ga càng mạnh thì nhiên liệu đi vào động cơ càng lớn và ngược lại.

Tìm hiểu bộ phận bàn đạp phanh ô tô: Giống như bàn đạp ga, bàn đạp phanh cũng được điều khiển bằng chân phải, nằm ngay dưới volang, có tác dụng giảm tốc độ hoặc cho xe dừng hẳn. Khi đạp phanh, dầu phanh sẽ di chuyển trong các đường ống dẫn để đến các xilanh ở bánh xe tạo ra áp suất sinh lực tác động lên cơ cấu phanh để làm cho xe giảm tốc.

Tìm hiểu bộ phận bàn đạp ly hợp (xe số sàn): Được điều khiển bằng chân trái, bàn đạp ly hợp giúp cho động cơ không bị đột ngột tắt máy khi điều khiển ô tô ra khỏi vị trí cố định, chuyển số hoặc dừng xe. Để tránh hiện tượng trượt ly hợp khi nhả hết bàn đạp ly hợp thì người lái nên đặt chân xuống sàn xe sau khi kết thúc thao tác.

Tìm hiểu bộ phận cần số ô tô: Vận hành chung với bộ ly hợp, khi điều khiển cần số này, nó sẽ làm thay đổi momen và tốc độ của động cơ khi tác động lên sự ăn khớp của bánh răng trong hộp số.

trung tâm VATC, dạy nghề VATC, học nghề sửa chữa ô tô, VATC, dạy nghề ô tô, dạy nghề ô tô Tphcm, ô tô, học nghề ô tô TPHCM, công nghệ kỹ thuật ô tô

Mọi bộ phận trên xe đều mang một ý nghĩa quan trọng, khi các kỹ thuật viên mới vào nghề sửa chữa ô tô hiểu rõ về các chi tiết trên ô tô sẽ giúp cho các bạn có thể tự tin sửa chữa và tư vấn cho khách hàng tốt hơn. Trường dạy nghề sửa chữa ô tô VATC Chúc các bạn tìm hiểu tốt về các bộ phận trên ô tô với bài viết tìm hiểu cơ bản này.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *