Lỗi òa ga trên ô tô: Nguyên nhân & Cách khắc phục [TẤT CẢ CÁC DÒNG]

KHẮC PHỤC LỖI ÒA GA TRÊN Ô TÔ CÁC DÒNG

Òa ga là hiện tượng không hiếm gặp khi sửa chữa ô tô, thậm chí, tỉ lệ của chúng còn rất cao khi mà theo khảo sát, có rất nhiều anh em thợ gặp phải những bệnh liên quan đến vấn đề này.

Để giải đáp những thắc mắc mà anh em đang gặp phải, hôm nay, Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC xin mời các bạn học sửa điện ô tô đón xem bài viết Cách khắc phục lỗi òa ga trên xe ô tô một cách chi tiết nhất. Chúng ta cùng bắt đầu!

Để có thể khắc phục được lỗi òa ga này, trước tiên các bạn cần phải hiểu rõ về bản chất của nó.

1. Bản chất của hiện tượng òa ga:

Òa ga là hiện tượng khi tốc độ vòng tua của động cơ cao hơn tốc độ cho phép (trong khoảng dải: 800 – 1000 v/ph) ở chế động cơ chạy không tải và khi vượt quá dải tốc độ này thì:

  • Làm tiêu tốn nhiên liệu ở mức cao
  • Tạo cảm giác khó chịu cho người lái
  • Thường xuyên phải rà phanh để hãm tốc độ và nếu vòng tua máy lên quá cao
  • Gây mất kiểm soát và có thể gây ra hậu quả tai nạn nghiêm trọng nếu vòng tua máy lên quá cao.

Bản chất của hiện tượng òa ga

 

Những thông số kỹ thuật, Kết cấu của từng dòng xe cũng như theo từng hãng xe yêu cầu quyết định tốc độ vòng tua của động cơ. Nhưng thông thường nó vẫn nằm trong dải tốc độ đã nói ở trên. Nếu giá trị tốc độ vượt quá 1,500 v/ph thì cần phải xử lý kịp thời.

Hiện tượng òa ga xảy ra khi hợp hỗn hợp hòa khí (nhiên liệu và không khí) cung cấp cho động cơ quá nhiều mà không kiểm soát được.

2. Nguyên nhân của hiện tượng òa ga

Với bản chất trên và theo kinh nghiệm thực tế, chúng ta sẽ phân tích được 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng òa ga là do: van không tải, bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga.

2.1 Do van điều khiển chế độ không tải

Van điều khiển tốc độ không tải có nhiệm vụ điều chỉnh tự động tiết diện lưu thông của đường gió phụ theo từng chế độ của động cơ. Nếu van này bị bẩn, kẹt hoặc chết, sẽ làm cho chế độ không tải của động cơ hoạt động không ổn định dẫn đến xe dễ òa ga hoặc chết máy.

 

2.2 Nguyên nhân do bướm ga

Bướm ga điều khiển và hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu với gió trước khi hỗn hợp nhiên liệu vào vào động cơ. Do thời gian sử dụng lâu hoặc do sự can thiệp của việc sửa chữa làm cho bướm ga bị mòn, làm tăng khe hở khi đã đóng hoàn toàn.

 

Lúc này, không khí đồng thời sẽ đi qua đường gió phụ và cả đường gió chính dẫn đến làm tăng lượng xăng cung cấp làm tăng vòng tua máy. Ở trường hợp khác, bướm ga đóng không kín do bụi bẩn hoặc kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bàn đạp chân ga yếu.

Lỗi òa ga trên ô tô: Nguyên nhân và Cách khắc phục
Lỗi òa ga trên ô tô: Nguyên nhân và Cách khắc phục

 

2.3 Nguyên nhân do cảm biến vị trí bướm ga

Cảm biến vị trí bướm ga (TPS) được lắp đặt ngay trên cổ họng gió. Cảm biến này biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp, được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga (VTA).

>>> Xem thêm: Chi tiết cảm biến vị trí bướm ga TPS

Ngoài ra, một số thiết bị truyền một tín hiệu IDL riêng biệt. Các bộ phận khác xác định nó tại thời điểm chạy không tải khi điện áp VTA này ở dưới giá trị chuẩn.

 

Khi cảm biến vị trí bướm ga gặp trục trặc sẽ làm cho truyền tín hiệu của chế độ không tải đến ECU điều khiển không chính xác. Với các dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga là riêng biệt nên khi xảy ra “òa ga” sẽ dễ điều chỉnh sửa chữa hơn.

Tuy nhiên, đối với dòng xe dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga được tích hợp với nhau nên thường chỉ có thể can thiệp bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán ô tô thông minh.

3. Một số thông tin thêm về lỗi òa ga trên ô tô

Đối với những xe cũ như Kia Pride CD-5, Mitsubishi Jolie,… còn sử dụng chế hòa khí thì hiện tượng òa ga thường là do sửa chữa, bảo dưỡng người thợ tiến hành lắp sai các đường ống phụ (các đường ống phụ hoạt động ở các chế độ: khởi động nguội, sấy nóng, không tải, bù ga,…)

Đối với các dòng xe phun xăng điện tử đời mới, ở họng hút (vị trí có lắp các cảm biến như cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp,…) không còn có những đường ống khí phụ phức tạp như bộ chế hòa khí.

Do việc cung cấp nhiên liệu đã được ECU tính toán theo từng chế độ của động cơ thông qua tín hiệu từ các cảm biến. Tuy nhiên, xe có hệ thống phun xăng điện tử thì có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng òa ga hơn, cần kiểm tra thêm bằng máy chẩn đoán để xác định rõ nhất.

Trên là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc òa ga do OBD Việt Nam biên soạn, các bạn học sửa chữa điện ô tô có thể phân tích từ những nguyên nhân để có cách khắc phục tốt nhất. Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích với những bài viết của VATC.

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra van không tải ô tô bị hư hỏng

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ!

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945.71.17.17
Email: info@oto.edu.vn

Profile Pic
VATC

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *