Tổng hợp những hư hỏng trên hệ thống phanh ô tô

Hệ thống phanh là một trong những hệ thống vô cùng an toàn để bảo vệ hành khách, tài xế và chính chiếc xe họ đang điều khiển khỏi những tai nạn bất ngờ.

Những hư hỏng trên hệ thống phanh ô tô

Ngày nay, đa số trên tất cả các dòng xe đều được trang bị hệ thống phanh an toàn chống bó cứng ABS. Hãy cùng VATC tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

 

1. Mã lỗi hư hỏng trên hệ thống phanh ABS

Ngoài những hư hỏng trên hệ thống điện của hệ thống chống bó cứng ABS thì hư hỏng trên phần cơ của phanh là phổ biến. Các bạn có thể tham khảo chi tiết các lỗi hư hỏng trên hệ thống ABS qua bài viết phân tích mã lỗi trên hệ thống phanh ABS dưới đây:

 

>>> BẢNG Ý NGHĨA MÃ LỖI Ô TÔ TRÊN HỆ THỐNG PHANH ABS

2. Hư hỏng khi lực phanh của hệ thống phanh thiếu

Nguyên nhân của hiện tượng lực phanh thiếu này là do:
– Má phanh đã bị mòn quá nhiều.
– Má phanh dính dầu hoặc nước trong quá trình hoạt động.
– Hệ thống phanh bị thiếu dầu phanh.
– Do má phanh trượt.
– Có khí trong hệ thống phanh (cần phải xả air).
– Xy-lanh chính của hệ thống phanh bị bó cứng.
– Má phanh không dán chắc do lỗi kỹ thuật.
– Do hư hỏng các đường chân không.

>>> Nguyên lý – Cấu tạo và Phân loại hệ thống phanh ABS

3. Phanh có những tiếng kêu phát ra

Nguyên nhân của việc có tiếng kêu lại phát ra ở các bánh xe là do:
– Má phanh bị hỏng.
– Má phanh đang mòn quá mức (cảnh báo thay).
– Phanh bị vật lạ xâm nhập và dính vào đó.
– Guốc phanh bị biến dạng, lắp sai do lỗi kỹ thuật.
– Bề mặt guốc phanh, đĩa phanh bị mài mòn lớn.

4. Hiện tượng má phanh nhao về một phía

Hiện tượng này là do:
– Tiếp xúc của má phanh bên trái về bên phải không đều.
– Bề mặt của má phanh bị dính dầu mỡ hoặc nước trong quá trình hoạt động.
– Trống phanh bị móp méo cơ học.
– Do áp suất lốp trên các bánh xe không đúng và không đều.
– Ổ bi đỡ bị rơ lỏng.
– Bulong bắt đĩa phanh bị rơ lỏng.
– Cơ cấu điều chỉnh của hệ thống phanh đang hoạt động sai.

5. Hành trình tự do của bàn đạp phanh nhỏ

Nguyên nhân là do:
– Khe hở má phanh với đĩa phanh quá lớn.
– Có không khí trong đường ống dẫn dầu làm cho lực không đủ.
– Bàn đạp điều chỉnh phanh sai hoặc thanh đẩy xy-lanh chính không đúng khoảng cách.
– Thiếu dầu phanh.
– Má phanh quá mòn.
– Piston & cuppen xy-lanh chính bị mòn.
– Piston & cuppen xy-lanh bánh bị mòn.

 

6. Bàn đạp phanh bị giật

Nguyên nhân của hiện tượng này là do.
– Trống phanh hoặc đĩa phanh bị móp méo.
– Trống phanh hoặc đĩa phanh mòn không đều trên mặt phẳng.
– Lò xo hồi vị của hệ thống phanh bị nhão hoặc gãy.
– Van không khí chân không bị vênh.
– Thanh đẩy không điều khiển được theo ý muốn.
– Khe hở giữa thanh đẩy và xy-lanh điều chỉnh lớn.

7. Cơ cấu phanh bị bó cứng

Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
– Xy-lanh chính bị tắc lỗ dầu (Các bạn cần kiểm tra các xy-lanh chính và điều chỉnh cần đẩy xy-lanh chính nếu cần).
– Van không khí hoặc chân không bị vênh.
– Điều chỉnh sai cự ly thanh đẩy.
– Thanh đẩy không điều chỉnh được.

8. Hệ thống phanh không làm việc hoặc đạp phanh nặng

Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
– Lỏng các mối nối trên hệ thống phanh.
– Bị tắc nghẽn hoặc hở đường ống chân không.
– Các van và gioăng làm kín màng chân không hỏng.
– Van điều khiển hệ thống bơm dầu hoạt động không đúng.
– Sai lệch của van không khí, van chân không.
– Tắc đường ống xả khí.

 

9. Phanh nhưng không hiệu quả (không ăn)

– Kiểm tra lại các van điều khiển.
– Đường chân không bị tắc hoặc bị thủng.

VATC – Trường dạy nghề sửa chữa điện ô tô hàng đầu Việt Nam chúc các bạn có những kiến thức bổ ích tại đây. Đừng quên ghé trang tin tức của VATC hàng ngày để cập nhật những kiến thức ô tô chuyên sâu nhất.

Mọi ý kiến và đóng góp xin vui lòng gửi về

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945.71.17.17
Email: info@oto.edu.vn

Profile Pic
VATC

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *