Phân biệt mô-men xoắn và công suất của động cơ ô tô chi tiết A-Z

Tiếp tục những bài viết căn bản dành cho các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về ô tô. Hôm nay, Trung tâm VATC sẽ gửi đến các bạn bài viết phân biệt momen xoắn và công suất của động cơ trên ô tô. Đây là chủ đề khá hay mà rất nhiều bạn đang muốn tìm hiểu trên các diễn đàn.

Có thể bạn đã biết, momen xoắn và công suất động cơ là 2 thông số kỹ thuật quyết định sức mạnh của một chiếc ô tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được rõ ràng 2 loại thông số này bởi chúng có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Nhưng thực chất mỗi thông số sẽ thể hiện những đặc tính khác nhau đồng thời quyết định tính năng của xe trong những điều kiện vận hành cụ thể.

Và để biết sự khác biệt giữa hai thông số này như thế nào, hãy cùng đến với chi tiết bài viết ngay dưới đây, được VATC tổng hợp từ danhgiaxe và các nguồn tương tự để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn.

Cách phân biệt công suất và momen xoắn động cơ ô tô

2 thông số chính của động cơ: công suất và mô-men xoắn

Trên thế giới, các loại xe như: xe ben, xe off-road, xe du lịch, xe thể thao hay siêu xe… đều sinh ra với mục đích cụ thể và hoàn toàn không giống nhau. Việc chúng ta so sánh về thông số công suất và mô-men xoắn giữa các loại động cơ này với nhau có thể sẽ khiến cho nhiều người còn mơ hồ.

Chúng ta có thể lấy ví dụ như: Giả sử một chiếc siêu xe Lamborghini có công suất là 700 mã lực thì sẽ “mạnh” hơn một chiếc xe tải của hãng Hyundai có công suất 200 mã lực, nhưng thực chất điều này chưa hẳn đã 100% chính xác. Bởi sức mạnh của một chiếc xe ngoài công suất thì còn được quyết định bởi mô-men xoắn.

Khi so sánh sức mạnh của 2 hay nhiều dòng xe khác nhau với nhau, các bạn cần phải so sánh đúng mục đích và đúng giữa 2 yếu tố công suất và momen xoắn của động cơ

Thông thường, khi bàn về sức mạnh của xe chúng ta hay nói về công suất mà ít ai để ý đến mô-men xoắn. Nhưng trong thực tế, mô-men xoắn của xe mới chính là khái niệm dễ hiểu và quan trọng hơn nhiều so với công suất động cơ. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về moment xoắn và hiểu rõ về nó trước khi tìm hiểu về công suất động cơ, chúng ta cùng tiếp tục.

Tìm hiểu về Momen xoắn động cơ

Mô-men xoắn được sinh ra khi một vật thể quay quanh trục, khi chúng ta tác động một lực vào một vật nào đó khiến nó quay quanh một điểm, lúc này mô-men xoắn sẽ xuất hiện. Và nguồn gốc xuất xứ lần đầu tiên về khái niệm này là từ những thí nghiệm đòn bây của Archimede – nhà khoa học nổi tiếng.

Nói một cách nôm na dễ hiểu hơn thì, mô-men xoắn động cơ ô tô chính là lực xoay của trục khuỷu động cơ và xa hơn thì nó sẽ tượng trưng cho lực quay của bánh xe ô tô.

Lực quay bánh xe càng mạnh đồng nghĩa với ô tô đó có mô-men xoắn càng lớn, xe càng chở – kéo vật nặng, đồng thời đề pa càng nhanh hơn. Đó là những gì mà Momen xoắn mang lại. Còn để xe ô tô đó đạt được tốc độ cao thì còn phải phụ thuộc vào một thông số quan trọng nữa, đó chính là công suất của động cơ.

Tìm hiểu về công suất động cơ

Trong thiết kế động cơ đốt trong, công suất không tượng trưng cho lực quay hoặc sức mạnh của các bánh xe mà nó sẽ tượng trưng cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm của xe. Dễ hiểu hơn, công suất là tốc độ sinh công, còn gọi là tốc độ sinh ra momen xoắn của động cơ đốt trong.

Một chiếc xe có công suất lớn, có thể đạt vận tốc rất cao, nhưng chưa chắc nó đã có sức kéo mạnh. Chúng ta có thể xem ví dụ, một chiếc siêu xe có thể chạy nhanh hơn 350 km/h nhưng siêu xe này chưa chắc có thể kéo được vật thể nặng hơn vài chục tấn. Và có thể bạn đã biết, đối với một chiếc xe ben của Caterpillar hạng nặng chỉ chạy được tối đa với vận tốc là 150km/h lại vô cùng đơn giản.

Đến đây, các bạn đã có thể thấy được bản chất thực sự và sự khác nhau của công suất và mô-men xoắn động cơ đốt trong là như thế nào rồi chứ.

Từ các nhu cầu của thực tế, đối với loại cần mô-men xoắn lớn chính là: các xe tải, xe lu, xe ben, xe quân sự… và những xe cần công suất cao đó là: các dòng xe đua, xe thể thao…

Những điều quan trọng cần lưu ý:

Công suất và momen xoắn sẽ liên tục biến thiên trong dải vòng tua hoạt động của động cơ đốt trong. Vì vậy, một động cơ được gọi là hoàn hảo khi nó đạt được những tiêu chí sau:

  • Có công suất lớn cực đại => đạt được tốc độ cao
  • Có momen xoắn lớn cực đại => tải nặng, kéo mạnh, tăng tốc nhanh
  • Momen xoắn cực đại đạt được ở vòng tua thấp => giúp tăng tốc nhanh, khả năng tải nặng tức thời và tiết kiệm nhiên liệu
  • Momen xoắn cực đại đạt được tại dải vòng tua dài => kéo dài khả năng tải nặng cũng như khả năng tăng tốc độ của xe

Tham khảo biểu đồ minh họa sự tương quan của công suất với mô-men xoắn của động cơ V8 4.0L TFSI trên chiếc Audi RS7 2014 trong dải vòng tua hoạt động. (Công suất cực đại: 560 mã lực trong 5.700 – 6.600 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại đạt 700Nm tại dải vòng tua 1.750 – 5.500 vòng/phút). Là động cơ ô tô hiện đại, mạnh mẽ và thỏa mãn khá tốt 4 tiêu chí trên.

Công suất và mô-men xoắn động cơ – động cơ Audi RS 7

Trên là những tổng hợp về việc phân biệt giữa công suất và momen xoắn động cơ cũng như những ví dụ thực tế. Trường dạy nghề sửa chữa điện ô tô VATC chúc các bạn có những kiến thức bổ ích với bài viết căn bản này.

>>> Xem thêm: Vì sao động cơ ô tô cần nhiều xy-lanh

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945711717
Email: info@oto.edu.vn

Profile Pic
VATC

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *