Tiêu chuẩn khí thải Euro 7 có phải là dấu chấm hết với động cơ đốt trong?

Các đề xuất mới về tiêu chuẩn khí thải Euro 7 do Liên minh châu Âu đề ra thời gian gần đây, có thể sẽ khiến động cơ đốt trong “biến mất” vào năm 2026.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) cho hay, các đề xuất do Liên minh châu Âu đưa ra gần đây về tiêu chuẩn khí thải Euro 7 – dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2025 tới đây có thể sẽ khiến các dòng xe chạy động cơ đốt trong, vào năm 2026 sẽ không thể sử dụng được. Thông tin này cụ thể ra sao? Hãy cùng trung tâm VATC tìm hiểu ngay dưới đây.

Ảnh hưởng của đề xuất tiêu chuẩn khí thải Euro 7
Tiêu chuẩn khí thải Euro 7 có phải là dấu chấm hết với động cơ đốt trong?

Ảnh hưởng của đề xuất tiêu chuẩn khí thải Euro 7

Theo tạp chí Autocar, các đề xuất quan trọng đầu tiên cho các tiêu chuẩn Euro 7 đã được đưa ra vào tháng 10/2020 bởi Hiệp hội các nhà tư vấn của Ủy ban châu Âu về phát thải phương tiện cực thấp (Clove) và các nhà tư vấn kỹ thuật.

“ACEA tin rằng, các tiêu chuẩn giới hạn khí thải do Clove đưa ra, cùng với những điều kiện thử nghiệm mới vừa được đề xuất, trên thực tế sẽ dẫn tới một trường hợp rất giống như là lệnh cấm các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, bao gồm cả xe điện Hybrid”, ACEA chia sẻ vào tháng 12/2020.

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các mẫu xe chạy bằng động cơ đốt trong tại châu Âu. Tiêu chuẩn khí thải Euro 7 đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn, nếu như nó được thực hiện, có thể nhiều mẫu xe ICE (động cơ đốt trong) cỡ nhỏ có mức giá vừa phải sẽ không đủ khả năng về kinh tế để sản xuất.

Các mẫu xe hiệu suất cao cũng có thể bị ảnh hưởng do yêu cầu về lượng khí thải ngày càng thấp, ngay cả khi xe di chuyển ở tốc độ cao. Và việc tuân thủ khí thải Euro 7 có thể sẽ khiến những chiếc xe tải hạng nặng gặp rất nhiều khó khăn, tạp chí xe Autocar lưu ý.

Đề xuất cho những ảnh hưởng về tiêu chuẩn này

Đề xuất cho những ảnh hưởng về tiêu chuẩn này

Theo Autocar, các đề xuất đưa ra bởi Clove cho thấy! các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong trong tương lai, có thể cần được trang bị thiết lập “siêu xúc tác” nhiều giai đoạn. Tạp chí này viết: “Thiết lập này sẽ bao gồm một chất xúc tác điện được nung nóng, một cặp chất tác ba chiều thông thường 1 lít, một bộ lọc hạt 2 lít và một chất xúc tác trượt amoniac”.

Clove tuyên bố rằng, đây là một bước tiến lớn trong việc xử lý khỉ thải. Tuy nhiên, ACEA lập luận rằng, việc bắt buộc sử dụng một bộ phận lớn và đắt tiền như vậy sẽ rất khó có thể làm được đối với những chiếc xe nhỏ và khó tích hợp vào cấu trúc phương tiện hiện có. Đồng thời, sự phức tạp gia tăng sẽ khiến xe tăng giá lên rất nhiều, Hiệp hội các nhà sản xuất cho biết thêm.

Một đề xuất khác dành cho những chiếc ô tô tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Euro 7 là lắp đặt thêm một hệ thống chẩn đoán phức tạp để giám sát động cơ của xe, nhằm đảm bảo rằng xe vẫn luôn tuân thủ các tiêu chuẩn khi thải sắp tới trong 240.000 km, Autocar viết.

Những phán đoán về việc đề xuất tiêu chuẩn khí thải Euro 7

Những phán đoán về việc đề xuất tiêu chuẩn khí thải Euro 7

“Một số chuyên gia trong lĩnh vực ô tô cũng tin rằng, các đề xuất này nhằm mục đích thúc đẩy người tiêu dùng tại Liên minh châu Âu sử dụng xe điện, bằng cách khiến cho xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong đắt hơn nhiều lần, hoặc không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về khí thải”.

Theo Autocar: “Có hai yêu cầu về lượng khí thải được ban hành bởi đề xuất của Clove có thể sẽ xảy ra, mức cao hơn trong hai con số bắt buộc này thậm chí còn thấp hơn cả yêu cầu cho các phương tiện tuân thủ tiêu chuẩn Euro 6d và tiêu chuẩn khí thải lái xe thực tế (RDE)”. Theo tính toán của Clove, trong điều kiện lái xe bình thường, lượng khí thải từ các phương tiện tuân thủ Euro 6d nằm trong giới hạn RDE.

Clove đặt mục tiêu giới hạn cho tất cả các chất ô nhiễm môi trường, trong đó bao gồm: nitric, carbon monoxide, oxide, vật chất dạng hạt, metan, amoniac và nito dioxit – dành cho các phương tiện tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Euro 7 đến mức thấp nhất trên thế giới, và các giới hạn khí thải mới của tiêu chuẩn Euro 7 được áp dụng trong tất cả các tình huống lái xe, bao gồm ngay sau khi xe xuất phát, dừng xe, tăng tốc, xe lên/xuống dốc và khi kéo rơ moóc.

Sự phản đối của hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu

Sự phản đối của ACEA là hướng tới đề xuất của Clove nhằm giảm bớt lượng khí thải của xe sử dụng động cơ đốt trong trong tất cả các tình huống; theo hiệp hội các nhà sản xuất lập luận, đề xuất này có nghĩa là “các phương tiện sẽ được thử nghiệm theo cách hoàn toàn không mang tính đại diện đúng nhất, sẽ cần phải kết hợp tất cả các trường hợp xấu nhất như lên dốc ở độ cao lớn trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp với cách lái xe quyết liệt”.

ACEA cũng tuyên bố phản đối các đề xuất giới hạn mới. Hiệp hội này cho rằng, các hệ thống đo khí thải di động (PEMS) được gắn trên ô tô nhằm thử nghiệm trong thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thu được các phép đo chính xác. Vì điều này, PEMS sẽ cần hiển thị các kết quả đọc thậm chí chính xác hơn so với các kết quả từ các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Trong khi đó, thành viên Jon Andersson của Clove – chuyên gia kỹ thuật, đo lường và tiêu chuẩn khí thải toàn cầu tại công ty tư vấn kỹ thuật Ricardo nói với Autocar rằng, vấn đề đo khí thải vẫn đang được xem xét.

“Về phía PEMS, tôi nghĩ hợp lý khi nói rằng các giới hạn cuối cùng của tiêu chuẩn khí thải Euro 7 sẽ được thiết lập sau khi xem xét khả năng của các hệ thống đo lường chứ không phải độc lập” – Andersson nói.

Tìm hiểu về: Tiêu chuẩn khí thải Euro 1 đến 6

Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *