Xóa bỏ văn hóa đổ lỗi trong nghề ô tô – Khi thói xấu làm hại cả đời

Thợ đổi lỗi cho chủ, chủ đổ lỗi trách mắng thợ dường như đã là một thói quen hàng ngày trong môi trường sửa chữa ô tô tại Việt Nam. Những việc như vậy không chỉ xảy ra ở các gara nhỏ, mà kể cả ở các garage lớn và chuyên nghiệp cũng vẫn còn rất nhiều.

Khi nóng nảy dường như là văn hóa trong nghề

Khi công việc sửa chữa ô tô không được trôi chảy, xảy ra phát sinh hoặc dẫn tới những hư hỏng nghiêm trọng phải đền bù để khắc phục. Tất nhiên lúc này chúng ta phải quy trách nhiệm về một ai đó trong xưởng đứng ra nhận đầu việc.

Tuy nhiên việc đổ lỗi vô tội vạ, sự nóng giận tức thời không những làm cho công việc càng trở nên đi vào bế tắc, mà mức độ còn có thể nghiêm trọng hơn của việc này đó là chủ đi đường chủ, thợ đi đường thợ, khiến cho công việc càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt sẽ làm mất đi sự chuyên nghiệp của gara dẫn tới mất luôn khách hàng.

Hãy thưởng và phạt đúng lúc

Tất cả công việc đều nên có thưởng có phạt, tuy nhiên phải thưởng việc, phạt đúng lúc, đừng để câu chuyện đi quá xa và không thể kiểm soát được.

Văn hóa đổ lỗi bắt nguồn từ sự nóng nảy, thiếu kiềm chế, điều mà hầu hết tất cả các anh em làm nghề kỹ thuật sửa chữa ô tô đều mắc phải. Với cái tôi cao, sự kiêu hãnh quá lớn, khiến cho không ai chịu nhận lỗi về mình.

Bỏ văn hóa đổ lỗi trong nghề ô tô

Ở đây không phải chúng ta không được phép quy lỗi về cho ai, mà là phải biết cách giải quyết sao cho chính xác và đúng đắn, để từ đó người sai có thể nể phục và người đúng cũng có thể chấp nhận được các lỗi lầm.

Đối với môi trường làm việc tại Garage, thì thông thường người làm thợ là người mắc lỗi và luôn phải ở “chiếu dưới”, mọi sai lầm người gánh chịu đầu tiên là thợ, nhưng suy cho cùng tất cả các hậu quả để lại đều là người chủ phải gánh chịu. Vậy làm sao để bớt lỗi hơn trong sửa chữa.

Tham khảo: Khóa huấn luyện quản lý xưởng dịch vụ ô tô.

Bớt lỗi hơn trong sửa chữa ô tô

Đối với thợ sửa chữa ô tô

  • Hãy hỏi han kỹ càng trước khi sửa chữa một hạng mục nào đó.
  • Đừng tự ý làm, tự ý thử nghiệm khi chưa biết cách giải quyết
  • Cố gắng cản thận và tỉ mỉ hơn trong từng khâu
  • Không làm việc hời hợt, mong tới giờ là nghỉ
  • Khi làm mà mắc lỗi nhỏ, hãy báo ngay, đừng để quá lâu hoặc dấu diễm sẽ làm cho sự cố càng trở nên nghiêm trọng
  • Biết nhận lỗi và sửa sai, nếu bạn đã biết nhận lỗi và sửa sai nhưng chủ vẫn trách mắng, cằn nhằn, chứng tỏ đây không phải là nơi dành cho bạn học hỏi.

Đối với chủ gara sửa chữa ô tô

  • Không nên quá nóng mà mất đi bản lĩnh của một người làm chủ
  • Bình tĩnh để giải quyết sự cố chứ không phải là la mắng, làm mất hình ảnh với khác hàng và thợ của mình
  • Hãy nói chuyện riêng với người mắc lỗi và chỉ ra những sai lầm của họ trong sự bình tĩnh, như vậy thợ mới nể phục và trung thành với mình.
  • Loại bỏ ngay những trường hợp vô trách nhiệm, tự ý làm việc và không biết nhận lỗi.

Văn hóa đổ lỗi trong nghề ô tô

Đối với tất cả chúng ta – những người thợ sửa chữa ô tô thường rất hay nóng nảy. Vì vậy mà chúng ta rất ít cân nhắc và suy nghĩ được kỹ càng trong lời nói, khiến cho mọi việc càng trở nên xấu hơn.

Vì vậy hãy đừng vội đổ lỗi cho ai, nếu cảm thấy đã không còn phù hợp với nhau, hay buông bỏ đúng như chất của các anh em mang dòng máu nhiễm nhớt, không so đo, ganh ghét và thù hằn. Làm sao để sau này, khi không còn hợp tác được với nhau, nhưng khi gặp nhau vẫn còn có thể chào hỏi và hỏi thăm sức khỏe, công việc của nhau.

Chúc anh em bình tĩnh, xử lý chính xác, có tâm trong công việc và cùng nhau xây dựng gara phát triển!.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945711717
Email: info@oto.edu.vn

Profile Pic
VATC

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *