Cần phải kiểm tra cảm biến trục khuỷu sau một thời gian dài sử dụng của ô tô, bởi bộ phận này dần bị xuống cấp và hư hỏng. Điều này khiến việc khởi động trở nên khó hơn, máy rung, tốc độ không đều, tăng tốc khó và tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Nếu để lâu thì động cơ ô tô có thể dần bị hủy hoại. Cảm biến trục khuỷu là bộ phận có chức năng xác định vị trí của piston và tốc độ của động cơ. Thông thường, cảm biến này làm việc cùng lúc với cảm biến trục cam, giúp máy tính nhận biết được vị trí của pittong đồng thời nhận biết vị trí của xupap. Từ đó tính toán ra thời điểm đánh lửa chính xác và lượng nhiên liệu được bơm vào động cơ một cách hợp lý nhất. Cùng tìm hiểu với trung tâm VATC ngay dưới đây nhé!
Cảm biến vị trí trục khuỷu là gì?
Cảm biến trục khuỷu (viết tắt là CPS – Cranksharft Position Sensor) là một trong những cảm biến quan trọng của động cơ ô tô. CPS được thiết kế để do tín hiệu vị trí và tốc độ quay của trục khuỷu, cảm biến gửi thông tin về ECU phân tích, sau đó truyền lại và tính toán góc đánh lửa, hiệu chỉnh thời gian phun xăng dầu.
Cấu tạo của cảm biến trục khuỷu
Để kiểm tra cảm biến trục khuỷu, bạn nên hiểu cơ bản về chúng với cấu tạo bởi 3 bộ phận chính gồm: nam châm vĩnh cửu, rotor và cuộn cảm ứng. Trong đó, rotor đảm nhiệm nhiệm vụ khép mạch từ thông khi nam châm quay trong cuộn dây cảm ứng. Bộ phận này được thiết kế có bánh răng với sô răng tương ứng với từng loại động cơ.
- Kiểm tra cảm biến trục khuỷu: Cách xem chúng còn sống hay chết
Khi trục khuỷu quay, cuộc cảm ứng sinh ra từ thông nhờ các chân thép tạo thành một tín hiệu dòng xoay chiều. Sau đó, tín hiệu này được chuyển tới bộ điều khiển động cơ và tính toán để xác định tốc độ quay và thời điểm đánh lửa cho bugi.
Ở bài trước, trung tâm VATC đã gửi đến các bạn bài viết về cảm biến vị trí trục khuỷu rất chi tiết, các bạn có thể đọc lại tại: Tìm hiểu cảm biến vị trí trục khuỷu.
Hướng dẫn kiểm tra cảm biến trục khuỷu còn “sống” hay đã “chết”
Cảm biến trục khuỷu thường có hai loại là cảm biến từ và cảm biến hall. Mỗi loại sẽ có cách kiểm tra khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với cảm biến từ:
– Đầu tiên bạn hãy kiểm tra điện trở cuộn dây
– Sau đó, hãy kiểm tra khe hở đầu cảm biến tới vành tạo xung: Đối với loại trong denco sẽ có kẽ hở trong khoảng 0.3 – 0.5 mm. Còn loại cb bắt đầu Puly hay đuôi bánh đà sẽ có kẽ hở trong khoảng 0.5 – 1.5 mm.
– Cuối cùng kiểm tra xung tín hiệu đầu ra. Để biết cảm biến trục khuỷu còn hoạt động có tốt hay không, hãy so sánh thông số kỹ thuật của hãng xe để kiểm cảm biến trục khuỷu kỹ nhất.
Đối với loại cảm biến hall:
– Trước tiên hãy bật chìa khóa sang vị trí On
– Tiếp đến hãy sử dụng đồng hồ osiloscope đo chân Signal khi đề máy, tín hiệu như trong phần thông số kỹ thuật (chân dương 12V, mát 0V và signal là 5V).
– Cuối cùng, hãy phân tích tín hiệu cảm biến trục khuỷu bằng cách thực hiện phân tích dữ liệu Engine Speed.
Khi kiểm tra cảm biến trục khuỷu, nếu nó chết sẽ có những biểu hiện sau:
– Trên bảng taplo, đồng hồ tốc độ vòng tua không báo.
– Động cơ khó khởi động.
– Điện trở của 2 chân: Lúc nóng (50 – 100oC) sẽ báo từ 1.200 – 1.900 Ω. Lúc nguội (10 – 50oC) sẽ là 900 – 1.600 Ω.
Những dấu nhận biết cảm biến trục khuỷu bị hư hỏng
Để động cơ có thể hoạt động trơn tru và êm ái, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra các bộ phận trên xe. Nếu các bộ phận không được chăm sóc và bảo dưỡng thường xuyên thì rất nhanh xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng.
Đối với cảm biến trục khuỷu, khi nó xảy ra vấn đề bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau khi xe đang vận hành.
- Khi cảm biến trục khuỷu hư hỏng, tín hiệu từ cảm biến tới ECU không còn chính xác. Vậy nên không thể có sự điều chỉnh tốc độ động cơ thích hợp khiến xe gặp vấn đề về tốc độ, xe tăng tốc chậm hoặc không đều.
- Thời điểm đánh lửa không chính xác khiến một hoặc nhiều xylanh bị mất lửa. Điều này khiến động cơ bị rung giật ở chế độ không tải.
- Bộ phận đánh lửa mất thông tin khiến bộ phận phun nhiên liệu không tối ưu, nên hiệu quả không đạt đúng yêu cầu. Điều này dẫn đến xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường.
- Đèn check engine sẽ báo sáng khi cảm biến hỏng.
- Khi kiểm tra cảm biến trục khuỷu mà nó hỏng, sẽ không thể gửi tín hiệu về ECU, khiến ECU làm không điều khiển phun nhiên liệu và đánh lửa dẫn tới không thể nổ máy.
Kinh nghiệm sửa chữa cảm biến trục khuỷu
Khi sửa chữa trục khuỷu, bạn cần chú ý tới 4 điều sau để chắc chắn rằng cảm biến trục khuỷu hoạt động hiệu quả nhất:
- Không nên sử dụng tua vít để bẩy vành răng, bởi có thể sẽ làm gãy răng tạo xung.
- Nếu lắp “cảm biến từ” khi đảo lộn 2 dây tín hiệu cho nhau, động cơ nổ không tốt hoặc không nổ.
- 10% xe còn lại khi mất tín hiệu cảm biến trục khuỷu vẫn dùng tín hiệu cảm biến trục cam để nổ được máy.
- 90% các dòng xe mất cảm biến trục khuỷu không nổ được máy.
Như vậy, cảm biến vị trí trục khuỷu có nhiệm vụ quan trọng giúp tính toán góc đánh lửa sớm cơ bản và thời gian phun nhiên liệu cơ bản cho động cơ hoạt động tốt nhất. Khi động cơ gặp những vấn đề đã nói trên, hãy kiểm tra cảm biến trục khuỷu như một giải pháp trong sửa chữa. Nếu còn thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm lỗi cảm biến trục cơ vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
Xem thêm:
- Học online cảm biến tạo xung ô tô
- Cảm biến vị trí trục cam: Cấu tạo, Công dụng & Nguyên lý hoạt động
VATC – Học Để Làm Được!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn