Bầu trợ lực phanh ô tô: thông tin và các hư hỏng thường gặp

Bầu trợ lực phanh ô tô được biết đến với tên gọi khác là servo trợ lực phanh. Thuộc hệ thống phanh, chúng nằm ở giữa xilanh chính và bàn đạp phanh. Nhiệm vụ của chúng là khuếch đại lực đạp chân phanh, giúp người đạp phanh sử dụng nhẹ nhàng hơn.

Bầu trợ lực phanh ô tô
  1. Cấu tạo và nguyên lý của bầu trợ lực phanh ô tô

Bầu trợ lực phanh ô tô

Nguyên lý làm việc của trợ lực phanh ô tô được chia làm 3 giai đoạn: Khi không đạp phanh; khi đạp phanh và khi nhấn giữ phanh. Cụ thể như sau:

#Khi không đạp phanh

Lúc này, van không khí kết nối với cần điều khiển của van, và lò xo hồi vị kéo dãn về bên phải, van điều chỉnh sẽ bị lò xo đẩy lệch sang bên trái, do đó mà không khí sẽ được ngăn cản, không vào được buồn biến đổi áp suất.

Bầu trợ lực phanh ô tô

Xem tiếp tại hình cấu tạo của bộ trợ lực phanh ô tô, van chân không sẽ bị tách khỏi van điều chỉnh, tạo nên lỗ thông cho lỗ A và B. Lúc này chân không ở trong buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi, do đó piston sẽ bị lò xo màng ngăn đẩy sang phải.

Xem thêm: Thông tin về phanh ABS

#Khi đạp phanh

Lúc đạp phanh, van điều khiển sẽ mở ra để làm thông rãnh không khí bằng tác động của lò xo hồi vị. Trong lúc này, van không khí cũng di chuyển sang phía bên trái bằng tác động của lò xo van điều chỉnh.

Bầu trợ lực phanh ô tô

Giai đoạn này, lỗi thông giữa buồng A và B sẽ bị bịt lại, van không khí di chuyển tiếp sang bên trái, làm cho không khí đi vào buồng áp suất biến đổi và buồng áp suất không đổi sẽ tạo ra một sự khuếch đại cho lực nén lò xo, đồng thời tăng áp lực piston, giúp cho việc đạp phanh sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.

#Khi nhấn để giữ phanh

Khi phanh, chúng ta cần nhấn để giữ phanh. Nếu ở mức độ nhẹ thì van không khí và cần điều khiển van sẽ không di chuyển hẳn qua trái, nhưng piston vẫn được đẩy qua trái. Lúc này, không khí ở bên ngoài vẫn bị chặn lại không cho vào buồng áp suất biến đổi, vì vậy mà áp suất trong buồng biến đổi vẫn được ổn định nhờ van điều khiển dịch chuyển sang trái và tiếp xúc.

Nhờ những tác động trên mà người phanh có thể duy trì được một độ chênh lệch áp suất không đổi giữa áp suất ổn định và áp suất biến đổi, giúp chúng ta duy trì trợ lực phanh.

  1. 4 hư hỏng thường gặp ở bầu trợ lực phanh

#Pedal của phanh cứng và nặng

Ta có thể dễ dàng cảm nhận được khi đạp phanh, chúng sẽ cứng và nặng hơn bình thường, và phải đạp rất mạnh thì phanh mới ăn.

#Bàn đạp phanh cao hơn bình thường

Nếu bầu trợ lực phanh bị hỏng ngoài việc bị cứng và nặng thì bạn cũng sẽ thấy bàn đạp phanh bị cao hơn bình thường.

#Quãng đường phanh sẽ dài hơn

Khi bầu bị hỏng thì lực tác động lên má phanh sẽ giảm, làm không đủ lực để cho xe dừng lại ngay, nên thời gian phanh sẽ lâu hơn.

#Tốc độ động cơ không đều

Tốc độ động cơ không đều cũng là dấu hiệu của bầu đạp phanh gặp vấn đề, nguyên nhân là do mang cao su của bầu trợ lực hở làm cho động cơ chết máy, làm cho lúc đạp bạn sẽ thấy hiện tượng khựng lại.

Bầu trợ lực phanh ô tô
  1. Cách thay thế bầu trợ lực phanh

#Bước 1: tắt động cơ, đạp bàn đạp nhiều lần để bầu trợ lực giảm độ chân không. Sau đó bật động cơ để kiểm tra độ cao bàn đạp, rồi tắt động cơ lại.

#Bước 2: Tháo: ống chân không, đường dầu phanh xilanh, phanh xilanh tổng, bàn đạp phanh.

#Bước 3: Tháo: đai ốc giữ bầu trợ lực phanh với vách ngăn của động cơ và bầu trợ lực và cabin xe.

#Bước 4: Lắp bầu trợ lực phanh mới.

#Bước 5: Gắn lại các chi tiết đã tháo.

#Bước 6: Xả gió.

Trên là những thông tin cần biết về bầu trợ lực phanh ô tô cơ bản mà các bạn học nghề ô tô cần biết. Chúc các bạn có những kiến thức hay với bài viết này.

admin_donaweb