Đến với kiến thức ô tô hôm nay của trung tâm VATC, hãy cùng tìm hiểu về chủ đề: van điều khiển dầu trên thước lái trợ lực thuỷ lực. Đọc đến hết bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin giá trị nào nhé!
1. Thước lái có trợ lực thủy lực
Đối với thước lái dạng trục vít + thanh răng được trang bị hệ thống trợ lực dầu thủy lực thì trên thanh răng của thước lái sẽ được trang bị 1 pistong (có phớt dầu) để kết hợp với vỏ thước lái, phớt dầu tạo thành 2 khoang dầu riêng biệt như hình bên dưới.
Trục van điều khiển được nối với vô lăng. Khi vô lăng ở vị trí không đánh lái (xe chạy thẳng) thì van điều khiển cũng ở vị trí trung hoà do đó dầu từ bơm trợ lực lái không vào khoang nào mà quay trở lại bình chứa.
Tuy nhiên, khi tài xế đánh vô lăng sự ăn khớp giữa trục van điều khiển (Trục vít) sẽ làm thanh răng dịch chuyển qua lại, đồng thời van điều khiển sẽ đóng – mở đường dầu để dầu từ bơm trợ lực lái đi xuống các khoang dầu theo hướng đánh lái để trợ lực cho tài xế đánh lái một các nhẹ nhàng. Dầu trong khoang đối diện bị đẩy ra ngoài và chảy về bình chứa theo van điều khiển.
Hiện nay có 3 loại van điều khiển khác nhau để điều khiển sự chuyển đổi đường dẫn dầu đó là van cuộn cảm, van quay và van cánh. Tất cả các loại van đó đều có một thanh xoắn nằm giữa trục van điều khiển và trục vít. Van điều khiển vận hành theo mức độ xoắn của thanh xoắn.
Tham khảo thêm: Khoá học Kỹ thuật sửa chữa ô tô toàn diện
2. Phân loại
Người ta bố trí van điều khiển trong cụm thước lái. Thước lái có thể là loại có trợ lực loại trục vít + thanh răng hoặc có trợ lực loại bi tuần hoàn. Van điều khiển là một trong ba loại: loại van quay, loại van ống hoặc van cánh.
Hiện nay, van quay là loại được sử dụng trên rất nhiều kiểu xe.
3. Van điều khiển loại van quay
Van điều khiển trong thước lái quyết định đưa dầu từ bơm trợ lực lái đi vào buồng nào. Trục van điều khiển (nhận lực tác động mômen từ vô lăng) và trục vít được nối với nhau bằng một thanh xoắn.
Van quay và trục vít được cố định bằng một chốt và quay liền với nhau.
Nếu không có áp suất của bơm tác động, thanh xoắn sẽ ở trạng thái hoàn toàn xoắn và trục van điều khiển và trục vít tiếp xúc với nhau ở cữ chặn và mômen của trục van điều khiển trực tiếp tác động lên trục vít.
4. Nguyên lý hoạt động
Chuyển động quay của trục van điều khiển kiểu van quay tạo nên một giới hạn trong mạch thuỷ lực. Khi vô lăng quay sang phải lỗ X và Y đóng lại. Khi vô lăng quay sang trái trục van điều khiển đóng cửa dầu tại X’ và Y’.
Khi vô lăng xoay thì trục lái quay, làm xoay trục vít qua thanh xoắn. Ngược lại với trục vít, vì thanh xoắn xoắn tỷ lệ với lực bề mặt đường, trục van điều khiển chỉ quay theo mức độ xoắn và chuyển động sang trái hoặc sang phải. Do vậy tạo các lỗ X và Y (hoặc X’ và Y’) và tạo sự chênh lệch áp suất thuỷ lực giữa các buồng xi lanh trái và phải.
Bằng cách này, tốc độ quay của trục van điều khiển trực tiếp làm thay đổi đường đi của dầu và điều chỉnh áp suất dầu.
Dầu từ bơm trợ lực lái sẽ vào vòng ngoài của van quay và dầu chảy về bình chứa qua khoảng giữa thanh xoắn và trục van điều khiển.
- Khi không đánh lái – Xe đi thẳng
Khi trục van điều khiển không quay nó sẽ nằm ở vị tri trung gian so với van quay. Dầu do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng “D” và buồng “D”. Các buồng trái và phải của xi lanh bị nén nhẹ nhưng do không có sự chênh lệch áp suất nên không có lực trợ lái.
- Khi đánh lái sang phải
Khi vô lăng quay vòng sang phải, thanh xoắn bị xoắn và trục van điều khiển theo đó quay sang phải. Các lỗ X và Y đóng lại, ngăn dầu chảy vào các cổng “C” và cổng “D”. Kết quả là dầu chảy từ cổng “B” tới ống nối “B” và sau đó tới buồng xi lanh phải, làm thanh răng dịch chuyển sang trái và tạo lực trợ lái. Lúc này, dầu trong buồng xi lanh trái chảy về bình chứa qua ống nối “C” –> cổng “C” –> cổng “D” –> buồng “D” > Bình chứa dầu.
- Khi đánh lái sang trái
Cũng giống như khi đánh lái sang phải, khi xe đánh lái sang trái thanh xoắn bị xoắn và trục điều khiển cũng quay sang trái.
Các lỗ X’ và Y’ bị đóng lại, dầu từ bơm bị chặn vào các cổng “B” và “D”. Do vậy, dầu chảy từ cổng “C” tới ống nối “C” và sau đó tới buồng xi lanh trái làm thanh răng dịch chuyển sang phải và tạo lực trợ lái. Lúc này, dầu trong buồng xi lanh phải chảy về bình chứa qua ống nối “B” –> cổng ” B” –> cổng “D” –> buồng “D” > Bình chứa dầu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về van điều khiển dầu trên thước lái trợ lực thuỷ lực mà trung tâm VATC muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình kiến thức thú vị trong ngày. Và đừng quên theo dõi website của VATC để luôn cập nhật những kiến thức – tài liệu ô tô hay nhất nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn
Xem thêm: