Đến với bài viết kỹ thuật ngày hôm nay của trung tâm VATC, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề: các loại mạch điện. Đọc đến hết bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!
1. Các loại mạch điện
Trong kỹ thuật điện nói chung, năng lượng điện phải được đưa đến nơi tiêu thụ một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Để làm được việc này trên thực tế người ta sẽ phát minh ra những mạch điện khác nhau.
Hiện nay có một số mạch điện chính như: mạch điện một chiều, mạch điện xoay chiều một pha (mạch điện xoay chiều), mạch điện xoay chiều 3 pha (mạch điện 3 pha).

2. Mạch điện 1 chiều
Dòng điện một chiều được ký hiệu là là DC (Direct Current). Khái niệm dòng điện một chiều được định nghĩa là dòng chuyển động của các hạt electron mang điện theo một chiều nhất định từ cực dương sang cực âm mà không đổi hướng.

Hiểu một cách đơn giản thì dòng điện một chiều là dòng điện không đổi, nó là dòng điện tích chạy theo một chiều cố định. Nó khác với dòng chuyển động của điện xoay chiều (AC) nơi mà dòng điện có thể chảy theo cả hai hướng.

Dòng điện DC có thể chạy qua được các vật dẫn điện như dây dẫn, chất bán dẫn, chất cách điện hay thậm chí là qua chân không. Nó có một số tính chất cơ bản như: dòng điện sẽ chạy từ cực dương của nguồn điện qua các thiết bị điện đến cực âm của nguồn điện; điện một chiều có thể tăng hoặc giảm cường độ nhưng không hề đổi chiều; nguồn cấp thường là pin, năng lượng mặt trời.
Dòng điện một chiều thì tần số bằng bao nhiêu là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Dòng điện một chiều có tần số bằng 0 hz.
Có thể bạn quan tâm: Khoá học Kỹ thuật sửa chữa điện – điện tử ô tô chuyên nghiệp
3. Mạch điện xoay chiều một pha (mạch điện xoay chiều)
3.1. Mạch điện xoay chiều là gì
AC là viết tắt của từ tiếng Anh – Alternating Current, hay còn được gọi với tên là dòng điện xoay chiều.
Chiều và cường độ của dòng điện AC sẽ có sự biến đổi theo một chu kỳ tuần hoàn (T) nhất định. Nghĩa là chiều của dòng điện sẽ đi từ dương (+) sang âm (-). Sau đó sẽ đi theo chiều ngược lại là âm (-) sang dương (+) rồi tiếp tục đổi chiều.

Một trong những ưu điểm của dòng điện xoay chiều là nó có thể được truyền qua khoảng cách xa hơn và hiệu quả hơn so với dòng điện một chiều.
Ngoài ra, dòng điện xoay chiều cũng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và điện tử, chẳng hạn như trong các máy công cụ, máy chủ, hệ thống điều hòa không khí, và các hệ thống điện tử phức tạp khác.
Để chuyển đổi dòng điện xoay chiều sang dòng điện một chiều, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị chuyển đổi mạch như bộ biến đổi mạch hoặc cầu chuyển đổi. Trong các hệ thống điện tử, các bộ biến đổi mạch cũng được sử dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để cấp nguồn cho các thiết bị điện tử.
Tóm lại, dòng điện xoay chiều là một loại dòng điện trong đó chiều dòng điện thay đổi liên tục theo thời gian.

3.2. Một số thông số chính của dòng điện xoay chiều
- Công thức tính điện áp dòng điện xoay chiều:
u= U0Cos(ωt+φ)
Trong đó:
+ u: Điện áp tức thời (V).
+ U0: Điện áp cực đại (V).
+ : Tần số góc (rad/s).
- Công thức tính cường độ dòng điện xoay chiều
i= I0Cos(ωt+φ)
Trong đó:
+ i: Điện áp tức thời (V).
+ I0: Điện áp cực đaại (V).
+ : Tần số góc (rad/s).
- Công thức tính công suất dòng điện xoay chiều.
P=U.I.Cos
Trong đó:
+ U: điện áp dòng điện xoay chiều.
+ I: Cường độ dòng điênh xoay chiều.
+ Cos: góc lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện. Độ lệch pha (φ) thường được đo bằng đơn vị góc độ (radian hoặc độ), và cho biết sự khác biệt về thời gian giữa chuyển động của điện áp và dòng điện. Nếu độ lệch pha là 0 độ, thì điện áp và dòng điện hoàn toàn đồng pha và công suất sẽ đạt giá trị tối đa. Ngược lại, nếu độ lệch pha bằng 90 độ, thì công suất bằng 0.
3.3. Sự khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và một chiều
Dòng điện xoay chiều được tạo ra từ các nhà máy phát điện mà hằng ngày chúng ta dùng để sinh hoạt. Có thể truyền tải đi xa ở một số nơi rất xa hay những vùng quê đều có thể sử dụng được.
Trong khi đó dòng điện một chiều được tạo ra từ các ắc quy, pin hay năng lượng mặt trời rất nhiều năng lượng nên rất khó vận chuyển đi xa vì vậy những nơi rất xa hoặc vùng quê rất hiếm có điện để sử dụng.
Tần số trực tiếp bằng 0 là dòng điện một chiểu chảy theo hướng nhất định. Nguồn phát dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz hoặc 60Hz.
Dòng điện xoay chiều ở dạng hình Sin, tam giác, hình vuông, hình thang trong khi dòng điện một chiều là đường thẳng.

4. Mạch điện xoay chiều 3 pha (mạch điện xoay chiều)
4.1. Mạch điện xoay chiều 3 pha là gì
Điện xoay chiều 3 pha là dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng máy phát điện xoay chiều 3 pha dựa vào nguyên lý biến thiên của từ trường trong cuộn dây.
Hệ thống điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và nối hình tam giác. Đường điện 3 pha tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, chung 1 dây trung tính. Điện năng sử dụng trong công nghiệp dưới dạng dòng điện sin ba pha vì những lý do sau:
- Động cơ điện ba pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ một pha.
- Truyền tải điện năng bằng mạch điện ba pha tiết kiệm được dây dẫn hơn việc truyền tải điện năng bằng dòng điện một pha.
- Mạch điện ba pha bao gồm nguồn điện ba pha, đường dây truyền tải và các phụ tải ba pha.


4.2. Tác dụng của mạch điện xoay chiều 3 pha
Dòng điện ba pha mang lại cho người tiêu dùng nhiều quyền lợi và ưu thế hơn so với dòng điện 1 pha. Cụ thể:
- Dòng điện 3 pha giúp tiết kiệm dây dẫn nhờ quyên lý truyền tải điện năng bằng mạch điện.
- Dòng điện 3 pha có cấu tạo không phức tạp và đặc tính bền hơn dòng điện 1 pha.
- Dòng điện 3 pha ứng dụng cho mạng lưới điện công nghiệp và gia đình. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng trong gia đình thì cần có thêm ổn áp.
4.3. Cách mắc dòng điện xoay chiều 3 pha
Dòng điện xoay chiều 3 pha thường được sử dụng trong hệ thống điện công nghiệp. Giúp các thiết bị điện công suất lớn hạn chế tối đa lãng phí điện năng.
Dòng điện 3 pha gồm hệ thống 4 dây dẫn trong đó có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, được sử dụng với điện áp chuẩn là 380V.Nếu sử dụng mạch điện 3 pha 4 dây trong sinh hoạt, nhờ vào dây trung tính giúp tạo nên những ưu điểm khi sử dụng là: Tạo ra 2 trị số điện áp khác nhau là điện áp dây và điện áp pha. Để có thể đấu nối được điện 3 pha 4 dây 380V cần lưu ý kiểm tra đâu là dây mát và dây nóng.
4.4. Một số công thức tính dòng điện xoay chiều 3 pha
Dòng điện xoay chiều 3 pha được tính theo công thức:
P = 3 × pf × I × V
Trong đó:
+ P: Công suất dòng điện, đơn vị đo là Watt.
+ I: Dòng điện, đơn vị đo là Ampe.
+ V: Điện áp, đơn vị đo là Von.
+ pf: hệ số công suất, thường khoảng từ 0.85 – 1.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại mạch điện mà trung tâm VATC muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình kiến thức hay trong ngày.
Nếu bạn có đang đam mê hoặc muốn tìm hiểu về các khóa học trong ngành ô tô thì liên hệ ngay với trung tâm VATC theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn
Xem thêm: