Tất tần tật những điều bạn cần biết về Cảm biến áp suất lốp TPMS

Cảm biến áp suất lốp là trang không thể thiếu và rất hữu dụng trên xe ô tô, từ những dòng xe giá rẻ cho tới xe cao cấp.

Và để hiểu rõ hơn về chúng, trong bài viết sau đây, VIET NAM AUTOMOTIVE TRAINING CENTER sẽ cùng các bạn tìm hiểu những thông tin về TPMS, từ khái niệm, chủng loại, nguyên lý hoạt động cho đến tác dụng của nó!.

I. Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến đo  thông số áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System) hay còn gọi là TPMS, là hệ thống theo dõi áp suất lốp trên mỗi chiếc xe ô tô. TPMS đầu tiên được trang bị trên dòng xe Porsche 959 đời 1986, tiếp đó là các dòng xe hạng sang khác của BMW, Mercedes, Audi… cũng được trang bị. Và cho tới tận bây giờ, đây được xem là trang bị bắt buộc trên tất cả các dòng xe ô tô.

Cảm biến áp suất lốp là một thiết bị điện tử nhỏ gọn có thể lập trình được. Nó có nhiệm vụ liên tục đo áp suất bên trong lốp xe. Sau đó, cảm biến này truyền thông tin tới ECU thông qua radio và hiển thị đèn cảnh báo trên màn hình taplo.

Nó đọc theo đơn vị psi và nếu phát hiện áp suất lốp không đủ thì sẽ phát sáng đèn cảnh báo màu hổ phách trên bảng taplo, để cảnh báo tới người lái.

Để bổ sung thêm các kiến thức thì các bạn có thể tìm hiểu thêm về: Thông số lốp và các kiểm tra chúng.

II. Phân loại cảm biến TPMS và nguyên lý hoạt động của từng loại

Các dòng xe đời mới hiện nay, tất cả đều được trang bị cảm biến áp suất lốp. Những dòng xe hạng sang sẽ được trang bị những loại cảm biến đắt tiền với nhiều tính năng vô cùng hiện đại.

Còn đối với những dòng xe phổ thông giá rẻ, các nhà sản xuất sẽ trang bị một bộ cảm biến không đòi hỏi quá nhiều về tài chính và kỹ thuật, thậm chí là chỉ cần lắp lên chân van một đầu cảm biến nhỏ hoặc cũng có thể lắp một chiếc cảm biến bên trong van lốp để đảm bảo sự tiện dụng mỗi khi bơm. Hiện tại, cảm biến áp TPMS được chia thành 2 loại chính như sau:

  1. Cảm biến áp suất lốp gián tiếp iTPMS

iTPMS – indirect Tire Pressure Monitoring System Là loại cảm biến không đo áp suất lốp xe bằng phương pháp vật lý, mà đo dựa trên tốc độ quay của bánh xe cũng như một số thông số khác để từ đó đưa ra những thông số tới tài xế thông qua đồng hồ hiển thị thông tin.

#Nguyên lý hoạt động của loại iTPMS:

Những lốp xe non (mềm) hơi sẽ có đường kính nhỏ hơn lốp xe căng. Điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch vận tốc quay của bánh xe. Những chỉ số này được đo nhờ một bộ cảm biến được gắn bên trên hệ thống phanh ABS và hệ thống ESC.

Tuy cảm biến áp suất lốp gián tiếp rất tiện dụng, nhưng nó không mang lại những con số chính xác tuyệt đối về thông số áp suất lốp mà nó chỉ thông báo tới người dùng là lốp đã cần phải bơm áp suất hay chưa.

Ngoài ra, mỗi lần lốp xe được bơm căng thì chủ xe cần thao tác để reset lại bộ cảm biến này, sau đó sẽ cần thêm khoảng 20 – 60 phút để cảm biến tính toán lại thông số mới của lốp. Loại cảm biến này được sử dụng rộng rãi ở thị trường châu Âu, bởi một đạo luật yêu cầu tất các phương tiện cần phải được trang bị một bộ TPMS.

  1. Cảm biến áp suất lốp trực tiếp dTPMS

dTPMS – direct Tire Pressure Monitoring System là loại cảm biến đo bằng phương pháp vật lý, bằng cách gắn ở đầu van lốp xe và đo lượng khí có bên trong lốp. Thông thường, cảm biến đo trực tiếp này sẽ truyền tín hiệu giữa các đầu cảm biến tới bộ điều khiển trung tâm, hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Những loại dTPMS thường sẽ đo áp suất lốp theo thời gian thực, nghĩa là bạn có thể theo dõi áp suất lốp trực tiếp bất kỳ lúc nào thông qua bộ điều khiển trung tâm hoặc điện thoại thông minh là được.

Loại cảm biến áp suất lốp trực tiếp là loại cảm biến phù hợp với tất cả các phương tiện, kể cả xe 2 bánh. Khi muốn reset cảm biến áp suất này, nó không đòi hỏi những công đoạn cầu kỳ và bạn chỉ cần giữ nút trên bộ điều khiển hoặc vào phần cài đặt trên ứng dụng của điện thoại.

Đối với loại dTPMS, nó cũng được chia thành 2 loại:

#Cảm biến áp suất lốp gắn bên trong

Loại cảm biến này có cấu tạo giống với một chiếc van dài và đầu thôi dài nằm ở cuối, bên trong là cảm biến cùng bộ thu phát tín hiệu tới bộ xử lý trung tâm. Để lắp được bộ TPMS gắn bên trong, bạn cần phải tới các cửa hàng buôn bán phụ kiện ô tô, các garage để có thể tháo rời lốp thì mới gắn các đầu cảm biến này vào van xe của cả 4 lốp.

Loại cảm biến này khá tiện dụng và bạn không cần phải reset lại sau mỗi lần bơm áp suất lốp. Tuy nhiên, chúng cũng có một vài điểm bất lợi như:

  • Do được gắn bên trong lốp, nên mỗi lần cần kiểm tra phải tháo rời lốp ra.
  • Pin của loại cảm biến này thường có tuổi thọ từ 1.5 – 2 năm, nhưng do được gắn bên trong lốp nên việc truyền tín hiệu sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng pin hơn khiến dung lượng pin bị giảm nhanh hơn so với những bộ cảm biến gắn phía ngoài.
  • Khi muốn thay pin của loại cảm biến này, cần phải tháo phần che mạch cảm biến khiến cho cảm biến trở nên kém chuẩn xác hơn khi sử dụng lại.

#Cảm biến áp suất lốp gắn bên ngoài

Là loại cảm biến có hình giống những nắp chai và được gắn bên ngoài van xe. Cách thức hoạt động của cảm biến gắn bên ngoài và bên trong cũng tương đồng nhau, khi các đầu cảm biến sẽ truyền tín hiệu về thông số cảm biến tới bộ điều khiển trung tâm. Từ đó thông báo các chỉ số của lốp xe tới người dùng.

  • Ưu điểm của loại cảm biến này là dễ lắp đặt, có tính năng khóa cứng đầu nối cảm biến để chống trộm, hạn chế tình trạng lung rắc, chống bụi, chống nước và dễ dàng thay pin.
  • Nhược điểm của loại cảm biến áp suất lốp gắn ngoài đó là cần phải mang theo công cụ mở khoá đầu cảm biến khi bơm lốp.

III. Tác dụng của cảm biến TPMS cho chủ xe

  1. Giúp bảo vệ lốp xe một cách hiệu quả

Khi chiếc xe của bạn được trang bị cảm biến áp suất lốp, bạn có thể dễ dàng theo dõi được tình trạng lốp như áp suất, nhiệt độ của lốp. Qua đó có thể biết được chúng có đang trong tình trạng tốt nhất hay không, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo tính an toàn cũng như nâng cao tuổi thọ cho các bánh xe.

  1. Giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa

Việc di chuyển trên một chiếc xe bị thiếu áp suất lốp sẽ gia tăng sự ma sát giữa mặt đường và bánh xe, điều này khiến chiếc xe phải hoạt động với công suất lớn hơn và hao tốn nhiều nhiên liều hơn.

Nếu như chiếc xe của bạn được trang bị cảm biến TPMS sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng của lốp và giữ tình trạng áp suất lốp luôn trong tình trạng tiêu chuẩn, nên nó có thể tiết kiệm từ 2 –  3 % nhiên liệu so với lốp non hơi.

  1. Đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe

Việc sử dụng xe với một áp suất lốp tiêu chuẩn xe đảm bảo tính an toàn cho chính bạn cũng như những phương tiện lưu thông cùng.

Tìm hiểu ngay: cách xử lý khi đèn áp suất lốp nổi.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cảm biến áp suất lốp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những điều thú vị xoay quanh loại cảm biến này.

Theo: otohui.com

admin_donaweb