Chẩn đoán hệ thống áp suất nhiên liệu ngày nay

Đến với bài viết kỹ thuật hôm nay của trung tâm VATC, cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề: chẩn đoán hệ thống áp suất nhiên liệu ngày nay. Đọc đến hết bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!

1. Tổng quan

Kể từ khi bơm nhiên liệu được thiết kế nằm trong bình xăng, áp suất nhiên liệu đã thay thế cho phao xăng và trở thành một yếu tố quan trọng về tình trạng và hiệu suất của hệ thống nhiên liệu. Việc kiểm tra phao xăng có thể cần phải tháo rời hoặc  sử dụng các dụng cụ đặc biệt để canh chỉnh lại cánh của phao xăng.

chẩn đoán hệ thống áp suất nhiên liệu ngày nay

Khi chuyển sang công nghệ phun xăng và bướm ga, tất cả những gì ta phải làm để chẩn đoán về hệ thống nhiên liệu là một bộ “noid lights”, đồng hồ đo áp suất nhiên liệu và đồng hồ VOM.

Đo áp suất nhiên liệu thường yêu cầu kiểm tra áp suất khi không tải và có tải. Hầu hết các đồng hồ đo này không dùng để đo áp suất phía cao áp “trong hệ thống CRDI và GDI” vì áp suất ở hệ thống cao áp này rất lớn và những thay đổi về vị trí cũng như là công nghệ kim phun.

Điện áp hoạt động của kim phun dao động từ 30-120 volt yuyf vào hệ thống và aps suất hoạt động có thể lên đến 2300 PSI. Thiết bị để hỗ trợ việc chẩn đoán những pan bệnh về hệ thống phun nhiện liệu trực tiếp này ta cần 1 máy chẩn đoán có thể xem các thông số về hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và thực hiện các tính năng kiểm tra các cơ cấu chấp hành.

Một số chức năng kiểm tra giống nhau, chẳng hạn như kiểm tra độ đồng đều của các kim phun và khả năng vận hành, nhưng để chẩn đoán hệ thống nhiên liệu ngày nay ta cần có cái nhìn sâu hơn về các chi tiết kim phun bơm nhiên liệu cao áp đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán về hệ thống này. 

2. Chẩn đoán áp suất

Ta sẽ không thể tìm thấy van hoặc các cổng nối nhanh để đo áp suất nhiên liệu trên hệ thống phun xăng trực tiếp, ngay cả ở phía áp thấp. Khi đo áp suất phía áp thấp ta thấy áp suất thay đổi dựa vào tốc độ và tải của động cơ.

Áp suất cao áp được đo bằng cảm biến và tính hiệu này được sử dụng để xác định áp suất nhiên liệu trên đường áp cao và được thể hiện trên máy chẩn đoán. Vì vậy ta cần có máy chẩn đoán để xem các thông số trên.

Hầu hết các hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp đều sử dụng cảm biến áp suất ở cả 2 phía áp cao và áp thấp của hệ thống nhiên liệu. Cảm biến thường có 3 dây trong đó có 1 dây nguồn 5v, một dây tính hiệu thay đổi điện áp tùy vào mức áp suất bên trong đường ống nhiên liệu và dây còn lại là dây mass. 

ECM sẽ biến điện áp tính hiệu thành áp suất được tính toán có độ chính xác ±2%. Việc đo đo các giá trị bằng các đồng hồ đo cơ khí sẽ không hiệu quả và mang lại thông tin gì quá quan trọng để chẩn đoán. Vì vậy hãy luôn xem giá trị bằng máy chẩn đoán 

Cảm biến áp suất ống rail có cấu tạo là 1 màng silicon và đặt cầu điện trở phía trên. Khi áp suất thay đổi dẫn đến biến dạng màng silicon làm thay đổi giá trị điện trờ trên màn silicon. Như nguyên lí cầu phân áp thì điện áp đầu ra của dây tính hiệu lúc này cũng sẽ thay đổi theo.

ECM có nhiệm vụ đảm bảo bơm nhiên liệu cung cấp áp suất chính xác cho bơm cao áp. ECM sẽ tạo xung cho bơm tiếp vận để tạo ra áp suất chính xác . hệ thống thường có bộ điều chỉnh áp suất và không có đường hồi. Một số hệ thống còn cos các cảm biến nhiệt độ tích hợp được sử dụng để tính toán chính xác mật độ nhiên liệu để có thể điều chỉnh lượng nhiên liệu theo mật độ của nhiên liệu.

chẩn đoán áp suất

3. Bơm tiếp vận/ Bơm áp thấp

Motor bơm thường được đặt bênh trong thùng nhiên liệu được điều khiển bởi ECM để có thể nhịp xung cho motor bơm để có thể tùy chỉnh chính xác áp suất nhiên liệu thấp áp để cung cấp cho bơm cao áp. Trong hệ thống này sẽ không cần đường hồi.

Bơm tiếp vận cũng có thể kích hoạt chế độ dự phòng nếu bơm cao áp bị hỏng. Nếu ECM phát hiện lỗi của bơm cao áp bằng thông tin từ cảm biến áp suất ống rail, nó sẽ tăng công suất của bơm thiếp vận và thời gian mở kim phun để động cơ có thể tiếp tục hoạt động ở chết động dự phòng (có thể không lên ga hoặc hãm tua).

4. Bơm cao áp

Bơm cao áp có cấu tạo tương tự như bơm ABS hay máy nén của hệ thống điều hòa A/C.

Tương tự như các loại máy nén ở trên, bơm cao áp cũng tạo ra áp suất nhiên liệu cao bằng piston. Bơm cao áp có nguyên lí hoạt động tương tự máy nén A/C ở cách điều chỉnh lưu lượng và áp suất của chất được nén .

Bơm cơ sử dụng các thông tin về áp suất và các thông tin khác liên quan đến động cơ để xác định áp suất đầu ra, được điều kiển bằng 1 van định lượng (SCV). Khi không có điện áp cấp vào van SCV van sẽ tự động trở về vị trí để cho áp suất trên ống rail thấp.

Bơm cao áp được gia công chính xác để tạo áp suất nhiên liệu lên đường ống rail có thể lên đến 5000 PSI ứng dụng trên một số dòng xe mới. Lúc này nhiên liệu cũng đóng vai trò bôi trơn cho các chi tiết bên trong bơm cao áp, trường hợp nếu nhiên liệu không có trong bơm mà bơm vẫn hoạt động thì bơm sẽ bị hỏng.

Những nguyên nhân chính gây ra hư hỏng củ bơm cao áp là thời gian Thay đầu bôi trơn vượt quá quy định. Sự mài mon giữa vấu trục cam và bơm cao áp khiến hành trình của piston bơm bị ngắn đi làm áp suất đầu ra của bơm không được đảm bảo. Ta luôn phảu kiểm tra các vấu trên trục cam trước khi lắp bơm cao áp mới vào. 

Xem thêm chi tiết: Bơm cao áp ô tô là gì? Phân loại các bơm cao áp phổ biến hiện nay

5. Kim phun

Với 1 bên áp suất dầu hơn 2000 PSI bên còn lại là áp suất của buồn đốt. Nên cần phải có điện áp lớn hơn 12v để tạo xung điều kiển cho kim phun. Hầu hết các hện thống phun nhiên liệu trực tiếp để sử dung tụ điện và bộ biến áp để tạo ra điện áp có thể dao động từ 40 đến 100V tùy vào hệ thống. Có thể dùng bút led để kiểm tra xung điều khiển của kim phun.

6. Chẩn đoán

Các kỹ sư đã chế tạo ra các ống trụ thử nghiệm bằng thạch anh hồng ngọc và sử dụng các camera tốc độ cao hiện đại nhất để quan sát quá trình cháy để tìm ra cách đốt cháy nhiên liệu tạo ra công suất một cách tối ưu nhất. Trong đó tất cả nhiên liệu được đốt cháy hoàng toàn để lượng khí thải sinh ra thấp nhất có thể và đưa đến bộ lục xúc tác.

Việc tạo ra sự hoàn hảo này trở thành 1 thách thức cực lớn đối với các kỹ thuật viên trong những năm tới. Khi các kỹ sư đặt mục tiêu tận dụng từng chút năng lượng từ từng giọt nhiên liêu, tất cả các bộ phân trong hệ thống sẽ hoạt động rất dễ bị sai lệch do từng tác nhân nhỏ nhất.

Ví dụ 1 chút cặn Carbon trên xúc bắp nạp có thể kiến không khí đi vào buồn đốt bị hỗn loạn và khiến một phần nhiên liệu nhưng tụ và cháy không đều. Hoặc không khí bị rò vào sau bướm ga trước cảm biến lưu lượng khí nạp làm cho có 1 phần không khí không được đo đi vào buồng đốt. Hoặc một thay đổi nhỏ như lọc gió bị nghẹt cũng sẽ làm giảm khả năng đốt cháy nhiên liệu 1 cách tối ưu nhất.

Động cơ phun nhiên liệu trên đường ống nạp không tối ưu được phần này. Chúng có ti số nén thấp hơn và bộ chuyển đổi xúc tác lớn hơn. Bây giờ, mọi chi tiết nhỏ, từ tình trạng của bugi đến loại nhiên liệu được sử dụng, đều cần thiết cho việc chẩn đoán. Các chi tiết bị mòn là không được bảo trì đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng và không được bỏ qua trong quá trình chẩn đoán.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chẩn đoán hệ thống áp suất nhiên liệu mà trung tâm VATC muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn.

Và nếu bạn có đang đam mê hoặc muốn tìm hiểu về các khóa học trong ngành ô tô thì liên hệ ngay với trung tâm VATC theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn

Hoặc để lại thông tin qua form dưới đây, bộ phận tuyển sinh tại VATC sẽ liên hệ để tư vấn miễn phí cho bạn!




    Tham khảo thêm các khoá học “hot” nhất hiện nay tại VATC:

    Đội ngũ chuyên gia VATC

    Chúng tôi là những chuyên gia Nội dung & Truyền thông tại trung tâm VATC - mang đến cho bạn những Tin tức - Sự kiện mới nhất của trung tâm cũng như cập nhật các Kiến thức - Tài liệu chuyên ngành Ô tô hay nhất.