Những đèn cảnh báo trên ô tô mà bạn không được phép bỏ qua!

đèn cảnh báo trên ô tô

Mỗi khi bạn khởi động xe ô tô, tất cả các đèn cảnh báo trên bảng điều khiển đều bật sáng và sau đó nó sẽ tắt sau vài giây. Nhưng cũng có lúc chúng không tắt, và lúc này xe của bạn chắc chắn đang gặp một vấn đề nào đó cần được giải quyết!

Tùy vào chiếc xe của bạn ở phân khúc nào mà nó có những trang bị cảnh báo hiện đại hay không. Nhưng có một bộ phận đèn cảnh báo trên ô tô cốt lõi phổ biến cho hầu hết các xe hiện đại. Một số là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng về những điều bạn phải để ý, một số chỉ là thông tin, nhưng có một số thì cực kỳ nghiêm trọng, có nghĩa là bạn phải dừng xe và tắt động cơ ngay khi an toàn.

Bạn có biết những thông tin trên bảng điều khiển ô tô không? Bạn có thực sự biết tất cả những thứ đó có nghĩa gì không? Các tiện ích và Gizmo khác nhau từ thương hiệu xe này sang thương hiệu khác, nhưng những ký hiệu thì hầu hết được sử dụng giống nhau. Bài viết này đề cập đến những thông tin cần thiết về các tín hiệu cảnh báo trên bảng điều khiển mà bạn có thể nắm rõ và xử lý chính xác trên các xe khác nhau.

Những đèn cảnh báo trên ô tô phổ biến

1. ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN Ô TÔ BẠN CẦN PHẢI DỪNG XE LẠI NGAY!

Những đèn cảnh báo trên ô tô này đang cho biết vấn đề nghiêm trọng trong xe của bạn. Có thể bạn hoặc chiếc xe của bạn đang gặp rủi ro nghiêm trọng đấy, và bạn nên dừng xe lại, tắt động cơ khi an toàn. Tùy thuộc vào vấn đề gặp phải, một số đèn báo này có thể cho bạn biết rằng bạn cần gọi xe cứu hộ hoặc kỹ thuật hỗ trợ ngay tại chỗ, bởi vì ngay cả khi có thể tiếp tục lái xe thì vẫn rất nguy hiểm.

Check Engine Light (CEL)/Malfunction Indicator Light (MIL) – Đèn check động cơ CEL/Đèn báo lỗi MIL

Đèn check động cơ CEL/Đèn báo lỗi MIL

Với sự ra đời của hệ thống OBDII (Hệ thống tự chẩn đoán thế hệ 2) đèn báo này xuất hiện trên mọi chiếc xe thậm chí là trên một số xe máy. Nếu nó đang nhấp nháy, điều này cho thấy một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến động cơ, và bạn nên tấp xe vào lề đường và tắt máy ngay khi thấy an toàn. Khi đèn này sáng lên, có nghĩa là bộ điều khiển điện tử ECU đã phát hiện sự cố trong hệ thống điều khiển động cơ hoặc khí thải. Vấn đề có thể là cơ học hoặc điện tử, hoặc một cảm biến nào đó bị hư hỏng; bạn sẽ không thể biết rõ nếu không có một trình đọc mã (máy chẩn đoán), nhưng bạn nên dừng xe lại càng sớm càng tốt để kiểm tra.

Brakes/ABS – Đèn báo Phanh/ABS

Đèn báo Phanh/ABS

Đèn báo này cho bết xe bạn đang có vấn đề với hệ thống phanh hoặc hệ thống chống bó cứng phanh ABS, điều này cho thấy thực sự là không an toàn khi lái xe nếu phanh bị tổn hại. Nếu đó là ABS, xe bạn vẫn có thể tiếp tục đi được, nhưng nó sẽ mất đi tính năng an toàn của ABS khi phanh gấp, mất ổn định lái và kiểm soát lực kéo. Đèn phanh sáng khi hệ thống phanh có vấn đề, một vài trường hợp nó cho thấy áp suất dầu phanh thấp, lỗi bộ phận hỗ trợ phanh khẩn cấp.

Power steering failure – Đèn báo trợ lực lái

Trên hầu hết ô tô ngày nay đều sử dụng trợ lực lái (trợ lực điện hoặc trợ lực thủy lực), giúp bạn dễ dàng điều khiển hướng ở tốc độ thấp. Hầu hết các ô tô hiện nay đều sử dụng hệ thống lái bánh răng – thanh răng, hệ thống này tuy có lợi thế về cơ học thấp hơn các hệ thống cũ, nhưng khả năng phản ứng nhanh hơn. Dù không có trợ lực lái thì một chiếc xe vẫn có thể được điều khiển an toàn, nhưng nó sẽ gây ra tốn sức lực cho bạn. Do đó, tốt nhất là bạn nên dừng xe và gọi cứu hộ, hoặc đi đến gara gần nhất một cách cẩn trọng.

Airbag/SRS warning – Đèn báo túi khí

Khi đèn này sáng cho thấy hệ thống túi khí, còn được gọi là hệ thống hạn chế bổ sung SRS đang có lỗi, tuy không ảnh hưởng đến việc điều khiển và xử lý xe, nhưng có thể rất nghiêm trọng nếu xe bạn gặp tai nạn. Lúc này, khuyên bạn nên lái xe thận trọng, sau đó hãy gọi kỹ thuật viên hoặc vào gara kiểm tra. Khi đèn này sáng, cũng có thể là do túi khí bên hành khách bị vô hiệu hoặc do bạn gắn ghế trẻ em.

Oil pressure – Áp suất dầu

Khi đèn này sáng lên, báo hiệu rằng áp suất dầu trong động cơ đang ở dưới mức tối ưu. Có nhiều kiểu đèn như có đường lượn sóng, nhiệt kế… Khi đèn này sáng lên màu đỏ nghĩa là không đủ áp suất để lưu thông dầu tốt và chống mài mòn cho động cơ. Hãy tấp xe vào và tắt máy ngay để tránh làm hỏng động cơ. Nếu đèn sáng màu hổ phách, thì nó ít nghiêm trọn hơn, nhưng bạn vẫn cần phải kiểm tra và có thể thêm dầu càng sớm càng tốt.

Cooling system – Đèn báo hệ thống làm mát

Khi đèn này sáng lên màu đỏ, cho thấy xe của bạn đang rất nóng – quá nhiệt, điều này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng nếu bạn tiếp tục lái xe. Nếu đèn này bật đỏ ngay sau khi khởi động động cơ, nó cho thấy mức làm mát thấp. Một số ô tô có đèn này màu sáng xanh lam, nó nhắc bạn nên lái xe đều hơn cho đến khi động cơ hoàn toàn đủ ấm.

Doors ajar – Đèn báo cửa hé

Đèn này sáng lên cho thấy 1 hoặc 1 số cửa đa được đóng không đúng cách, bạn nên dừng lại kiểm tra và đóng lại cửa cho đúng, vì nó mang lại sự an toàn khi xe chạy.

Trunk/Hood open – Mui xe hoặc cốp xe mở

Đèn này sáng báo hiệu rằng mui xe hoặc cốp xe của bạn đang bị mở, nó có phần nguy hiểm hơn so với việc cửa xe chưa đóng đúng. Hầu hết các ô tô hiện đại đều cảnh báo cho bạn biết trước khi có một tình huống nguy hiểm xảy ra, ở trường hợp này nó báo cho bạn biết trước tình huống tầm nhìn bị chặn khi di chuyển trên đường.

2. ĐÈN NHẮC NHỞ THƯỜNG XUYÊN

Không phải mọi chỉ số cảnh báo trên bảng điều khiển là điều gì đó nghiêm trọng mà bạn phải quan tâm. Nhiều chỉ số chỉ nhắc nhở để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì thông thường.

Nhắc nhở dịch vụ cơ bản

Các máy tính trong ô tô ngày nay theo dõi các điều kiện lái xe nói chung và quãng đường để có thể nhắc nhở bạn bảo dưỡng xe theo định kỳ. Thông thường, một chiếc cờ lê hoặc hình ô tô trên cầu nâng màu hổ phách hoặc màu đỏ sẽ xuất hiện, hoặc dòng chữ “service engine soon”, để cho bạn biết rằng đã đến lúc thay dầu hoặc dịch vụ khác. Dịch vụ nào và mức độ thường xuyên khác nhau theo nhãn hiệu và kiểu máy.

Tire Pressure Monitor System (TPMS)

Hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS)

Lốp xe sẽ hao tổn khí theo thời gian và áp suất cũng có thể bị ảnh hưởng do nhiệt độ môi trường giảm, điều này ảnh hưởng đến việc xử lý, phanh và tiết kiệm nhiên liệu. Vì những lý do này, trên những ô tô hiện đại sẽ trang bị hệ thống cảnh báo áp suất lốp, nó sẽ báo hiệu trên bảng điều khiển cho bạn biết rằng lốp xe của bạn đang có áp suất thấp hơn mức chuẩn cho phép.

Loose gas cap – Nắp xăng lỏng

Vì lý do tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt, cũng như việc hở nắp bình nhiên liệu có thể dẫn đến bốc hơi xăng,… gây ô nhiễm và có thể là nguy hiểm khi xe di chuyển, do đó trên các ô tô hiện đại sẽ có cảnh báo nếu phát hiện rò rỉ này. Đơn giản, bạn chỉ cần kiểm tra và vặn lại nắp đậy là được.

Cảnh báo nhiên liệu thấp

Ngoài mức nhiên liệu hiển thị ở đồng hồ ra, đèn báo mức nhiên liệu này rất hữu ích. Nó cảnh báo cho bạn biết rằng xe bạn sắp hết nhiên liệu, và hãy nhanh chóng tiếp thêm nhiên liệu nếu không muốn đẩy bộ về nhà.

Diesel exhaust fluid (DEF)

Ở một số xe hiện đại có thêm hệ thống xúc tác để khử NOx trong khí thải động cơ diesel. DEF là một chất lỏng màu xanh – ure có tác dụng xúc tác với khí thải để giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm. Khi chất lỏng này thấp hơn mức yêu cầu, đèn báo sẽ sáng lên, yêu cầu bạn cần đổ thêm. Ở một số xe, khi đèn này sáng thì sẽ không thể khởi động được.

Key fob missing/battery low

Đối với một số ô tô được trang bị chìa khóa thông minh, sẽ có thêm đèn cảnh báo chìa khóa. Khi mà một ai đó đem chìa khóa khỏi xe, hoặc pin của chìa khóa này yếu, đèn cảnh báo trên ô tô này sẽ sáng lên. Đặc biệt, bạn có thể không thể khởi động được xe. Đèn này cảnh báo cho bạn biết rằng bạn đừng cố gắng lái xe khi không có chìa khóa hay khóa hết pin.

Đèn pha bật

Bạn cần phải được thông báo khi đèn pha của bạn đang bật? Trên những chiếc xe có đèn chạy ban ngày (DRL), thật khó để biết đèn pha thực tế của bạn có bật hay không. Điều này có thể nguy hiểm vì đèn DRL không sáng như đèn pha thực tế.

Để khắc phục điều này, hầu hết các xe ô tô hiện nay đều có hình đèn lồng màu xanh lá cây để cho biết đèn của bạn đang bật hoặc đôi khi là một dấu hiệu cho thấy chúng đang ở chế độ “tự động”. Điều này có thể trông tương tự như chỉ báo chùm cao, nhưng là màu xanh lá cây thay vì màu xanh da trời.

Đèn báo nước rửa kính

Đèn này sáng báo hiệu cho bạn biết rằng nước rửa kính xe bạn đang gần hết. Hãy nhanh chóng đổ đầy để sử dụng khi cần thiết.

OOPS!

Đây là một số cảnh báo khác mà bạn có thể thấy, nhưng thông thường chúng có nghĩa là bạn có vấn đề, không phải xe của bạn.

Đèn báo phanh đỗ xe

Như đã đề cập ở phía trên, nếu bạn rời đi mà vẫn phanh đỗ xe bạn sẽ nhận được một cảnh báo, rất lâu trước mùi cháy phanh sẽ xuất hiện khi bạn chạy được một quãng đường. Đây có thể là một vòng tròn màu đỏ với chữ “P” ở giữa hoặc nó chỉ có thể là một chỉ báo cảnh báo phanh đa mục đích.

Dây an toàn

Điều này không cần giải thích, tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta nên thắt dây an toàn và nếu bạn không đeo chiếc xe sẽ nhắc nhở bạn bằng đèn báo và tiếng bíp.

Tất nhiên, trong một bài viết không thể đề cập đến tất cả các chỉ số, đèn cảnh báo trên xe ô tô của tất cả các mẫu xe. Nhưng đây là những chỉ số cơ bản mà bạn cần lưu ý và nắm rõ. Hãy thư giãn và lái xe an toàn nhé!

Bài viết của VATC đã cung cấp thông tin chi tiết về các đèn cảnh báo trên ô tô. Hy vọng bạn đã hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của từng loại đèn cảnh báo trong bảng điều khiển.

Có thể bạn quan tâm:

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
Profile Pic
Đội Ngũ Chuyên Gia VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *