Tiếp nối phần 1, phần 2 và phần 3 của chủ đề Hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS), bài viết sau đây sẽ là phần cuối (phần 4) với chủ đề này. Cùng xem nhé!
Bạn có thể đọc lại phần 2 tại đây: Hệ thống giám sát áp suất lốp (Phần 3).
13. Quy trình bảo dưỡng (khuyến cáo)

13.1. Thay bộ thu của hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS)
Sử dụng bộ kích thích hoặc máy Scan nên đăng ký số VIN dòng xe và ID của cảm biến.
Bộ thu của hệ thống theo dõi áp suất lốp sau khi được bán dưới dạng phụ tùng, nó có chế độ còn mới để đèn cảnh báo nhấp nháy trước khi ID cảm biến được ghi.
Ngay sau khi thực hiện thành công việc ghi, chế độ của bộ thu sẽ chuyển từ còn mới nguyên sang bình thường và đèn cảnh báo sẽ tắt sau khi ngắt kết nối bộ kích thích TPMS hoặc máy SCAN khỏi đầu nối chẩn đoán trong xe.
13.2. Thay thế cảm biến điện tử của bánh xe
Sử dụng bộ kích thích hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS) để ghi ID của cảm biến. Cảm biến được thay thế của hệ thống theo dõi áp suất lốp (TPMS) có một chế độ thử nghiệm. Chế độ “thử nghiệm” của cảm biến ban đầu sẽ được đổi thành chế độ dừng đậu xe, sau 4 phút lái xe với tốc độ xe 20kph hoặc nhiều hơn.
Thay bộ kích LF: Không có gì để làm trong trường hợp này.
Thay phụ tùng | (VIN NO)/ ghi ID của bộ cảm biến | Kiểm tra | ||
Thay bộ thu | Hoạt động | 1. Ngắt kết nối bình điện xe 2. Thay bộ thu 3. Kết nối bình điện4. Kiểm tra tình trạng còn mới nguyên- INDkiểm tra khoảng thời gian nhấp nháy | 1. Kết nối bộ kích thích hệ thống theo dõi áp suất lốp (TPMS) hoặc máy Hi-Scan 2. Ghi platform/ VIN 3. Ghi ID của 4 cảm biến 4. Tháo bộ kích thích Hệ thống theo dõi áp suất lốp (TPMS) hoặc máy Hi-Scan | 1. Điều kiện bình thường Kiểm tra IND 2. Kiểm tra lại nếu đèn báo bật |
Công cụ | – Bộ kích thích Hệ thống theo dõi áp suất lốp (TPMS) hay scan/ Hi-scan | |||
Ghi chú | Điều kiện bộ thu ban đầu Chế độ còn mới nguyên | Chuyển tiếp chế độ bộ thu (tự động) Chế độ còn mới nguyên -> chế độ bình thường | ||
Thay bộ cảm biến | Hoạt động | 1. Tháo bỏ lốp 2. Thay thế bộ cảm biến 3. Lắp lốp xe | Không cần thiết ghi platfrom / VIN No. 1. Kết nối bộ kích thích 2. Ghi ID của Bộ cảm biến3. Tháo bỏ bộ kích thích | |
Công cụ | – Bộ kích thích Hệ thống theo dõi áp suất lốp (TPMS) | – | ||
Ghi chú | Điều kiện cảm biến ban đầu Chế độ thử nghiệm | Chuyển tiếp chế độ cảm biến sau 4 phút (VSS> 20kph) Chế độ thử nghiệm> chế độ dừng đậu xe |
Bảng 10: Thay cảm biến và bộ thu.
14. Lưu ý (thay lốp xe)
14.1. Tháo lốp

Trong quá trình lốp xe hoạt động, cảm biến phải được cố định một cách chính xác và do đó không được phép tháo các đai ốc cảm biến bánh xe. Điều này có thể gây tổn hại cho cảm biến.
- Bước 1: Tháo mặt đầu tiên của lốp xe. Dụng cụ này không nên được sử dụng gần van (>=30 cm).
- Bước 2: Tháo mặt thứ hai của lốp. Công cụ này không nên được sử dụng gần van (>= 30 cm).
- Bước 3: Tháo mặt đầu tiên của lốp: Đặt đế của công cụ cách cảm biến từ 5 – 15 cm và sử dụng đòn bẩy lốp xe như thể hiện trong hình ảnh.
- Bước 4: Bằng cách sử dụng đòn bẩy lốp xe, tháo vách bên của lốp và tì vào miếng bịt của máy. Đòn bẩy và lốp xe không được tiếp xúc với bộ cảm biến. Sau đó, loại bỏ đòn bẩy.
- Bước 5: Quay bánh xe để tháo hoàn toàn mặt đầu tiên của lốp.

- Bước 6: Nâng cao lốp xe để đưa đòn bẩy lốp xe vào để giúp tháo hoàn toàn vách bên thứ hai, các khuyến nghị tương tự như đối với các vách ở mặt đầu tiên sẽ áp dụng.
- Bước 7: Bằng cách sử dụng đòn bẩy lốp xe, tháo vách bên phía bên ngoài của lốp và tì vào miếng bịt của máy. Đòn bẩy và lốp xe không được tiếp xúc với bộ cảm biến. Sau đó, loại bỏ đòn bẩy.
- Bước 8: Tháo toàn bộ vách ở mặt thứ hai của lốp.
14.2. Gắn lốp
Trước khi gắn lốp xe, hãy chắc chắn rằng cảm biến được gắn kết một cách chính xác và siết chặt vào vành.
Không có sản phẩm chất bôi trơn hoặc vật liệu nào khác có thể bao một phần hoặc hoàn toàn các lỗ khí của cảm biến.
Các công cụ lắp ráp không được va chạm với bộ cảm biến.
Lốp xe không thể tiếp xúc với bộ cảm biến chỉ sau khi được lắp vào trong vành và sau khi vượt quá đỉnh lực kéo
- Bước 1: Chuẩn bị lốp xe và điều chỉnh vành như bình thường.
- Bước 2: Đặt lốp xe trên vành, sao cho điểm chéo của vành lốp xe và vành cách xa van một khoảng từ 15 và 20cm.
- Bước 3: Tì miếng bịt của máy vào và chắc chắn rằng khoảng cách 20cm được duy trì giữa điểm chéo và van. Mũi tên chỉ hướng quay của bánh xe.
- Bước 4: Quay bánh xe để ép mặt đầu tiên của lốp vào trong vành bánh xe.
Lưu ý: Những miếng bịt tiêu chuẩn có thể đi qua bộ cảm biến mà không làm tổn hại nó.

Bước 5: Đặt mặt thứ hai của lốp xe vào vị trí, sao cho điểm chéo của vành lốp với vành cách xa van khoảng 20cm. Mũi tên cong cho thấy hướng của chuyển động quay của bánh xe.
Bước 6: Quay bánh xe để ép tất cả các mặt thứ hai của lốp vào trong vành.
Lưu ý: Những miếng bịt tiêu chuẩn có thể đi qua bộ cảm biến mà không làm tổn hại nó.
15. Tháo lắp và kiểm tra bộ cảm biến

15.1. Tháo bộ cảm biến
- Bước 1: Trong khi đỡ bộ cảm biến, hãy tháo các đai ốc.
- Bước 2: Tháo bộ cảm biến.
15.2. Gắn bộ cảm biến
- Bước 1: Lắp van vào lỗ trên vành bánh xe không cần phải điều chỉnh góc của thân van. Quay mặt cảm biến có đánh dấu laser ra ngoài.
- Bước 2: Khi van được đưa vào hoàn toàn, giữ cho bộ cảm biến tiếp xúc với vành, sau đó siết đai ốc bằng tay cho đến khi nó tiếp xúc với bánh xe (không có lực).
- Bước 3: Trong khi giữ cho bộ cảm biến tiếp xúc với vành bằng cách ép vào phía sau của van, ấn nhẹ đầu van để thân van kín khít với lỗ trên vành bánh xe. Đó là điều bắt buộc để đảm bảo tiếp xúc của vỏ van va vành bánh xe.
- Bước 4: Trong khi giữ cho bộ cảm biến và van đúng vị trí, sử dụng chìa khóa vặn đai ốc vào với lực xiết thích hợp.
Lực xiết vào khoảng 8Nm ± 0.5Nm.

15.3. Kiểm tra bộ cảm biến
*Các bộ phận bên ngoài của cảm biến:
- Sin.
- Vòng đệm.
- Đai ốc.
- Lõi van.
Mỗi lần thay lốp xe và tháo bộ cảm biến, cần thay các bộ phận bị mòn. Các thành phần này nên được thay thế nguyên cụm trong đó bao gồm cả nắp.
Làm sạch bộ cảm biến và van bằng cách sử dụng một miếng vải khô như hiển thị trên hình. Phải đỡ phía sau của van bằng ngón tay cái để không làm thân van chuyển động
Khi tháo bộ cảm biến, phải sử dụng một vòng đệm và sin mới. Chèn những vật này lên nền của bộ cảm biến, phải giữ chặt nền van bằng ngón tay cái như trong hình. Lau cọng sin và ren định ốc
Bình thường thì vòng đệm bị cong trong khi siết chặt đai ốc.
Kiểm tra xem phần nhìn thấy được của ăng-ten không bị hư hỏng hoặc bị vỡ
Mặt nhựa không bị nứt cũng không bị vỡ.
Tham khảo các khoá học chất lượng nhất tại VATC:
16. Tham khảo
MỘT SỐ LỖI CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT ÁP SUẤT LỐP (HYUNDAI VERACRUZ)
Điện áp pin của cảm biến thấp:
- Mã DTC: FL (C1121), FR (C1122), RL (C1123), RR (C1124), SP (C1125).
- Điều kiện thiết lập: Khi điện áp pin thấp (2.2Vdc hoặc ít hơn) được phát hiện liên tục hai lần.
- Điều kiện mất lỗi: Khi điện áp pin bình thường (2.2Vdc hoặc) được phát hiện.
Cảm biến không truyền tín hiệu:
- Mã DTC: FL (C1312), FR (C1313), RL (C1314), RR (C1315), SP (C1316).
- Điều kiện thiết lập: Tín hiệu cảm biến không được nhận trong giai đoạn thời gian chờ sau khi bật chìa khóa.
(Timeout period: High Line = 4 phút, Low Line = 9 phút)
- Điều kiện mất lỗi: Khi một tín hiệu cảm biến nhận được.
Cảm biến quá nhiệt:
- Mã DTC: FL (C1322), FR (C1323), RL (C1324), RR (C1325), SP (C1326).
- Điều kiện thiết lập: Nhiệt độ vươt quá mức (120 ℃ hoặc nhiều hơn).
- Điều kiện mất lỗi: hiện tượng quá nhiệt được khắc phục.
Cảm biến bị hỏng:
- Mã DTC: FL (C1332), FR (C1333), RL (C1334), RR (C1335), SP (C1336).
- Điều kiện thiết lập: Khi nhận được sự sai lệch về tín hiệu hoặc lỗi phần cứng.
- Điều kiện mất lỗi: Khi không nhận được sự sai lệch về tín hiệu hoặc lỗi phần cứng.
Loại cảm biến được lắp đặt:
- Mã DTC: FL (C1317), FR (C1318), RL (C1319), RR (C1320), SP (C1321).
- Điều kiện thiết lập: Khi một bộ cảm biến tín hiệu của dòng cao được lắp trên dòng thấp (hoặc bộ cảm biến dòng thấp lắp cho dòng cao).
- Điều kiện mất lỗi: Khi nhận được tín hiệu của cảm biến cùng loại tương ứng.
LFI bi hở mạch hoặc ngắn mạch: (Chỉ có ở cao dòng cấp)
- DTC: FL (C1351), FR (C1352), RL (C1353), RR (C1354).
- Thiết lập điều kiện: Khi ECU không thể nhận được tín hiệu của “PASS” hoặc “FAIL” từ LFI, hay LFI bi ngắn mạch tới B + hoặc mas hoặc mở mạch được phát hiện.
- Điều kiện mất lỗi: Khi ECU nhận được tín hiệu của “PASS” hoặc “FAIL” từ LFI và LFI không bi ngắn mạch B + hoặc mass hoặc không bị hở mạch.
Lỗi xung LFI: (Chỉ có ở cao dòng cấp)
- DTC: FL (C1337), FR (C1338), RL (C1339), RR (C1340), SP (C1321).
- Thiết lập điều kiện: Khi ECU nhận được tín hiệu “Fail” từ LFI mô-đun.
- Điều kiện mất lỗi: Khi ECU nhận được tín hiệu từ ‘pass’ LFI mô-đun.
Lỗi kênh LFI – cảm biến:
- Mã DTC: FL (C1341), FR (C1342), RL (C1343), RR (C1344).
- Thiết lập điều kiện: thời gian tự động vị trí được hoàn thành và ECU không thể nhận được các tín hiệu cảm biến từ bộ kích LFI.
- Điều kiện mất lỗi: thời gian tự động vị trí được hoàn thành và ECU có thể nhận được tín hiệu cảm biến từ bộ kích LFI.
Điện áp bình điện thấp:
- DTC Mã: C1126.
- Điều kiện thiết lập: Điện áp bình điện dưới 9.0V được đo bởi ECU trong 2 giây hoặc nhiều hơn.
- Điều kiện mất lỗi: Điện áp bình điện cao hơn 9,5V trong 2 giây hoặc nhiều hơn, hoặc công tắc off/on.
Điện áp bình điện cao:
- DTC Mã: C1127.
- Điều kiện thiết lập: Điện áp bình điện cao hơn 17,5V được đo bởi ECU trong 2 giây hoặc cao hơn.
- Điều kiện mất lỗi: Điện áp bình điện cao hơn 16,5V được đo bởi ECU trong 3 giây hoặc nhiều hơn, hoặc công tắc off/on.
Lỗi mạch đèn báo:
- Mã DTC: Đèn Tread (C2510)
Bóng đèn TPMS (C2511)
Đèn trước trái (2512) (Chỉ có cao dòng)
Đèn trước phải (C2513) (Chỉ có cao dòng)
Đèn sau trái (C2514) (Chỉ có cao dòng)
Đèn sau phải (C2515) (Chỉ có cao dòng)
- Điều kiện thiết lập: Mạch điều khiển đèn ngắn mạch tới B+ dẫn đến đèn sáng. Đèn không sáng khi mạch điều khiển đèn ngắn mạch tới mass hoặc hở mạch.
- Điều kiện mất lỗi: Dòng điều khiển đèn không ngắn mạch tới B+, mass hoặc không hở mạch khi IG Off/On.
Vậy là chủ đề hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS) đến đây là kết thúc. Hy vọng rằng qua các phần 1, 2, 3 và 4, các bạn đã hiểu được chi tiết về hệ thống này.
Nếu bạn có đang đam mê hoặc muốn tìm hiểu về các khóa học trong ngành ô tô thì liên hệ ngay với trung tâm VATC theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn
Hoặc để lại thông tin qua form dưới đây, bộ phận tuyển sinh tại VATC sẽ liên hệ để tư vấn miễn phí cho bạn!