Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu nội dung phần 1 về hệ thống hỗ trợ tiền va chạm Camry 2018. Ngày hôm nay, để tiếp nối phần 1 thì trung tâm VATC gửi đến bạn kiến thức ô tô về Hệ thống hỗ trợ tiền va chạm Camry 2018 – Phần 2. Cùng xem nhé!
1. Chức năng chính của các bộ phận thuộc hệ thống
Bộ phận | Chức năng |
Radar (Millimeter Wave Radar) | Phát ra sóng điện từ và cảm nhận sự phản hồi của sóng để phát hiện có vật thể phía trước không (xe hơi,..), tính được khoảng cách và tốc độ tương đối của vật thể.
Tín hiệu Radar sẽ kết hợp với tín hiệu của camera để ước tính xem có khả năng xảy ra va chạm không. Nếu có hệ thống sẽ yêu cầu phanh và tín hiệu phanh sẽ được gửi đi nếu cần thiết. |
Camera | Thu thập thông tin của xe phía trước và gửi thông tin này đến bộ radar |
Cụm phanh thuỷ lực | Nhận tín hiệu hỗ trợ phanh từ bộ Radar, lúc này nếu phanh nó sẽ kích hoạt chức năng hỗ trợ phanh khân cấp BA (Brake Assits)
Nhận yêu cầu phanh từ bộ radar, cụm phanh thuỷ lực sẽ tạo ra áp lực dầu đề phanh bánh xe. Gửi tốc độ của xe đến bộ Radar. |
Cảm biến tốc độ bánh xe | Đo tốc độ quay của bánh xe để gửi đến hộp Skid ECU |
Cảm biến Yaw | Phát hiện góc quay Yaw và gia tốc theo phương dọc và phương ngang và gửi tín hiệu đến bộ radar |
Cảm biến góc lái | Phát hiện góc và hướng xoay của vô lăng, Skid ECU và Camera |
Công tắc chân phanh, Relay đèn phanh | Báo trạng thái bàn đạp chân phanh và gửi tín hiệu đến hộpc ECU.
Sáng đèn phanh dựa vào tín hiệu gửi từ hộp Skid ECU. |
VSC OFF Switch | Ngắt kích hoạt hệ thống PCS khi hệ thống VSC ngắt |
PCS Warning Light | Chớp hoặc sáng liên tục để cảnh báo người lái dựa vào tín hiệu của bộ radar
Chớp khi hệ thống PCS bị lỗi Sáng khi hệ thống PCS tạm thời bị ngắt kích hoạt, hoặc hệ thống đang không hoạt động. Sáng khi hệ thống PCS bị huỷ kích hoạt khi hệ thống VSC bị tắt. |
Màng hình hiển thị thông tin | Hiển thị các thông tin để thông báo hoặc cảnh báo đến tài xế dựa trên tín hiệu gửi từ bộ radar.
Tắt hệ thống PCS bằng cách chọn chức năng PCS OFF mode trong phần cài đặt của Màng hình hiển thị thông tin. Có thể tuỳ chọn mức độ cảnh báo Far/Middle/Near ở màng hình hiển thị. |
Master Warning light | Đèn cảnh báo cho tài xê dựa vào thông tin gửi từ bộ radar. |
Đèn báo VSC OFF | Để báo hệ thống VSC đang không hoạt động. |
ECM | Nhận biết vị trí của cần số và độ mở của bàn đạp chân ga và gửi tín hiệu này đến bộ Radar
Kiểm soát công suất của động cơ dựa trên tín hiệu của bộ radar |
Xe điện Hybrid | Nhận biết vị trí của cần số và độ mở của bàn đạp chân ga và gửi tín hiệu này đến bộ Radar
Hiệu chỉnh công suất đầu ra dựa vào tín hiệu của bộ Radar. |
Bộ HUD | Thông báo các cảnh báo đến tài xế thông qua HUD (Chiếu lên kính) |
Nút nhấn trên Vô lăng | Để điều hướng menu trên màng hình hiển thị |
Main Body ECU (Multiplex Network Body ECU) | Xuất các tín hiệu thông số liên quan đến bộ Radar |
Hộp Getway | Nhận và chuyển đổi dữ liệu của tín hiệu mạng CAN |
2. Chức năng
2.1 Cảnh báo tiền va chạm
Khi hệ thống phát hiện có khả năng xảy ra va chạm ở phía trước cao, hệ thống sẽ cảnh báo bằng âm thanh (buzzer), cảnh báo bằng tin nhắn hiển thị trên màng hình để nhắc người lái thực hiện việc né tránh.
2.2 Hỗ trợ lực phanh của PCS
Lúc này dựa vào tín hiệu bàn đạp phanh và PCS sẽ gửi tín hiệu đến cụm thuỷ lực để kích hoạt hệ thống phanh BA (Brake Assist) tạo ra một lực phanh lớn hơn.
2.3 Chủ động phanh PCS
Nếu hệ thống đã cảnh báo bằng âm báo và tin nhắn để cảnh báo nhưng người lái vẫn không đạp phanh, hệ thống nhận khả năng xảy ra va chạm cực cao, thì hệ thống sẽ yêu cầu bộ thuỷ lực tự động phanh để tránh va chạm xảy ra.
3. Điều kiện hoạt động
Hệ thống PCS khi được kích hoạt và phát hiện ra khả năng xảy ra va chạm cao thì các chức năng của hệ thống sẽ hoạt động dựa vào tốc độ của tốc độ xe:
Cảnh báo tiền va chạm
- Tốc độ xe khoảng từ 15 đến 180 km/h.
- Tốc độ tương đối giữa xe của mình và xe phía trước là 10 km/h hoặc hơn.
Yêu cầu hỗ trợ lực phanh BA
- Tốc độ xe khoảng từ 30 đến 180 km/h.
- Tốc độ tương đối giữ xe của mình và xe phía trước là 30km/h hoặc hơn.
Yêu cầu chủ động phanh
- Tốc độ xe khoảng từ 15 đến 180 km/h.
- Tốc độ tương đối giữa xe của mình và xe phía trước là 10 km/h hoặc hơn.
Tham khảo ngay: Học nghề sửa chữa ô tô toàn diện, chất lượng nhất hiện nay
3.1 Hệ thống có thể không hoạt động trong một số tình huống sau
Động cơ xăng: Nếu ngắt cọc bình ac-quy và kết nối lại sau đó xe không được lái trong một khoảng thời gian nhất định.
- Xe HV: Bình điện phụ bị ngắt cọc kết nối sau đó được kết nối lại và xe không được lái trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cần số đang ở vị trí R.
- Nếu hệ thống VSC bị tắt (chỉ có chức năng cảnh báo hoạt động).
3.2 Huỷ chức năng phanh tự động
Nếu một trong những điều sau đây xảy ra trong quá trình chức năng của hệ thống hoạt động thì chức năng bị bị huỷ bỏ:
- Nếu đạp mạnh bàn đạp chân ga.
- Đánh vô lăng mạnh hoặc đánh đột ngột.
3.3 Những trường hợp hệ thống có thể hoạt động ngay cả khi không có khả năng xảy ra va chạm
Trong một số tình huống như sau, hệ thống có thể xác định rằng có khả năng xảy ra va chạm trực diện và vận hành.
- Khi vượt qua một chiếc xe.
- Khi chuyển làn đường trong khi vượt xe phía trước.
- Khi vượt xe phía trước đang chuyển làn đường.
- Khi vượt xe phía trước đang rẽ trái/phải.
- Khi vượt một phương tiện ở làn đường sắp tới sẽ dừng lại để rẽ phải/trái.
- Khi lái xe trên đường mà vị trí tương đối với xe phía trước ở làn đường liền kề có thể thay đổi, chẳng hạn như trên đường quanh co.
- Khi nhanh chóng áp sát xe phía trước.
- Nếu phần đầu xe được nâng lên hoặc hạ xuống, chẳng hạn như khi mặt đường không bằng phẳng hoặc nhấp nhô.
- Khi tiếp cận các vật thể bên đường như lan can, cột điện, cây cối hoặc tường.
- Khi có một phương tiện hoặc vật thể bên đường ở lối vào của khúc cua.
- Khi lái xe trên đường hẹp có công trình bao quanh, chẳng hạn như trong đường hầm hoặc trên cầu sắt.
- Khi có vật kim loại (nắp hố ga, tấm thép…), bậc thang, hoặc vật nhô ra trên mặt đường, ven đường.
- Khi đi qua nơi có kết cấu thấp phía trên mặt đường (trần thấp, biển báo giao thông, v.v.).
- Khi vượt qua một vật thể (biển quảng cáo, v.v.) ở đầu đường lên dốc.
- Khi chạy nhanh vào rào chắn cổng thu phí điện, rào chắn khu vực đỗ xe hoặc rào chắn khác mở và đóng.
- Khi sử dụng máy rửa xe tự động.
- Khi lái xe qua hoặc dưới các vật thể có thể tiếp xúc với xe, chẳng hạn như cỏ dày, cành cây hoặc biểu ngữ.
- Khi xe bị nước, tuyết, bụi v.v. từ xe phía trước đâm vào.
- Khi lái xe qua hơi nước hoặc khói.
- Khi có hoa văn hoặc sơn trên đường hoặc trên tường có thể nhầm lẫn với xe.
- Khi lái xe gần vật thể phản xạ sóng vô tuyến, chẳng hạn như xe tải lớn hoặc lan can.
- Khi lái xe gần tháp truyền hình, trạm phát sóng, nhà máy điện hoặc vị trí khác có thể xuất hiện sóng vô tuyến mạnh hoặc nhiễu điện.
3.4 Một số tình huống hệ thống có thể hạot động không bình thường
Trong một số trường hợp như sau, cảm biến radar và cảm biến camera có thể không phát hiện được xe, khiến hệ thống không thể hoạt động bình thường:
- Nếu một chiếc xe đang tới gần xe của bạn.
- Nếu phương tiện phía trước là xe máy hoặc xe đạp.
- Khi đến gần bên hông hoặc phía trước xe.
- Nếu xe đi trước có phần đuôi xe nhỏ, chẳng hạn như xe tải không tải.
- Nếu xe đi trước có phần đuôi xe thấp, chẳng hạn như xe moóc giường thấp.
- Nếu xe phía trước đang chở một vật nặng nhô ra khỏi cản sau.
- Nếu xe phía trước có khoảng sáng gầm xe cực cao.
- Nếu xe phía trước có hình dạng bất thường, chẳng hạn như xe đầu kéo hoặc xe phụ.
- Nếu mặt trời hoặc ánh sáng khác chiếu thẳng vào xe phía trước.
- Nếu một chiếc xe cắt ngang phía trước xe của bạn hoặc lao ra từ bên cạnh một chiếc xe.
- Nếu xe phía trước thực hiện thao tác đột ngột (chẳng hạn như chuyển hướng đột ngột, tăng tốc hoặc giảm tốc độ).
- Khi đột ngột cắt ngang phía sau xe phía trước.
- Khi xe phía trước không ở ngay phía trước xe của bạn.
- Khi lái xe trong thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn, sương mù, tuyết hoặc bão cát.
- Khi xe bị nước, tuyết, bụi v.v. từ xe phía trước đâm vào.
- Khi lái xe qua hơi nước hoặc khói.
- Khi lái xe ở nơi có độ sáng xung quanh thay đổi đột ngột, chẳng hạn như ở lối vào hoặc lối ra của đường hầm.
- Khi có ánh sáng rất chói, chẳng hạn như mặt trời hoặc đèn pha của xe cộ đang chạy tới, chiếu thẳng vào cảm biến camera.
- Khi khu vực xung quanh mờ, chẳng hạn như lúc bình minh hoặc hoàng hôn, hoặc vào ban đêm hoặc trong đường hầm.
- Động cơ xăng: Sau khi động cơ đã khởi động, xe không được lái trong một khoảng thời gian nhất định.
- Xe HV: Sau khi hệ thống hybrid khởi động, xe không được lái trong một khoảng thời gian nhất định.
- Trong khi rẽ trái/phải và trong vài giây sau khi rẽ trái/phải.
- Khi lái xe trên đường cong và trong vài giây sau khi lái xe trên đường cong.
- Nếu xe của bạn bị trượt.
- Nếu phần đầu xe được nâng lên hoặc hạ xuống.
- Nếu bánh xe bị lệch.
- Nếu lưỡi gạt nước đang chặn cảm biến camera.
- Xe đang lắc lư.
- Chiếc xe đang được lái ở tốc độ cực cao.
- Khi lái xe trên đồi.
- Nếu cảm biến radar hoặc cảm biến camera bị lệch.
Trong một số tình huống như sau, có thể không đạt đủ lực phanh, khiến hệ thống không thể hoạt động bình thường:
- Nếu các chức năng phanh không thể hoạt động hết công suất, chẳng hạn như khi các bộ phận phanh quá lạnh, quá nóng hoặc ướt.
- Nếu xe không được bảo dưỡng đúng cách (phanh hoặc lốp bị mòn quá mức, áp suất lốp không đúng, v.v.).
- Khi xe đang chạy trên đường trải sỏi hoặc bề mặt trơn trượt khác.
Nếu đèn cảnh báo PCS nhấp nháy hoặc sáng và thông báo cảnh báo hiển thị trên màn hình đa thông tin.
Hệ thống PCS có thể tạm thời không hoạt động hoặc có thể có trục trặc trong hệ thống.
Trong các trường hợp sau, đèn cảnh báo sẽ tắt, thông báo sẽ biến mất và hệ thống sẽ hoạt động trở lại khi điều kiện hoạt động bình thường trở lại:
- Khi cảm biến radar hoặc cảm biến camera hoặc khu vực xung quanh cảm biến nóng, chẳng hạn như dưới ánh nắng mặt trời.
- Khi cảm biến radar hoặc cảm biến camera hoặc khu vực xung quanh cảm biến lạnh, chẳng hạn như trong môi trường cực lạnh.
- Khi cảm biến phía trước bị bẩn hoặc bị tuyết bao phủ, v.v.
- Khi phần kính chắn gió phía trước cảm biến camera bị mờ hoặc bị bao phủ bởi nước ngưng tụ hoặc băng.
- Nếu cảm biến camera bị cản trở, chẳng hạn như khi mui xe mở hoặc nhãn dán được dán vào kính chắn gió gần cảm biến camera.
Nếu đèn cảnh báo PCS tiếp tục nhấp nháy hoặc vẫn sáng hoặc thông báo cảnh báo không biến mất ngay cả khi xe đã trở lại bình thường thì hệ thống có thể bị trục trặc.
Đừng bỏ qua: Các khoá đào tạo nghề ô tô chất lượng nhất tại VATC
3.5 Nếu tắt hệ thống VSC
- Nếu VSC bị tắt, chức năng hỗ trợ phanh trước va chạm và chủ động phanh trước va chạm cũng bị tắt.
- Đèn cảnh báo PCS sẽ bật sáng và hiển thị dòng chữ “VSC Turned Off Pre-Collision Brake System Unavailable” trên màn hình đa thông tin.
4. Hệ thống điều khiển
4.1 Chức năng hỗ trợ lực phanh
Khi người lái xe đạp bàn đạp phanh sau khi hệ thống tiền va chạm xác định có khả năng xảy ra va chạm, áp suất dầu phanh sẽ tăng lên. Nếu khả năng va chạm vẫn cao, áp suất dầu phanh sẽ tăng thêm.
4.2 Chức năng chủ động phanh
Khi hệ thống cảnh báo trước va chạm phát hiện có vật thể như xe phía trước và xác định khả năng xảy ra va chạm cao, hệ thống sẽ hiển thị thông báo cảnh báo trên màn hình đa thông tin, đồng thời phát còi cảnh báo cho người lái xe.
Khi hệ thống PCS xác định sắp xảy ra va chạm, hệ thống sẽ thực hiện kiểm soát phanh trước va chạm.
5. Chẩn đoán
5.1 Kiểm tra ban đầu
Hệ thống tự thực hiện kiểm tra ban đầu trong khoảng 3s sau khi bật IG ON.
5.2 Hệ thông tự giám sát
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra ban đầu, hệ thống tiền va chạm sẽ sẵn sàng hoạt động. Trong thời gian này, Hệ thống sẽ giám sát định kỳ hệ thống xem có bất kỳ trục trặc nào không.
5.3 Mã lỗi
Nếu phát hiện ra mã lỗi hệ thống sẽ lưu trữ mã lỗi DTC gồm 5 chữ số.
Bài viết trên đây của trung tâm VATC cũng đã kết thúc phần 2 của chủ đề Hệ thống hỗ trợ tiền va chạm Camry 2018. Hy vọng bạn đã có những kiến thức thú vị trong ngày hôm nay.
Và đừng quên theo dõi website của VATC để luôn cập nhật những kiến thức – tài liệu ô tô hay nhất nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn