Bảo dưỡng điều hòa không khí ô tô là công việc mà anh em sửa chữa ô tô cần phải biết để thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa ô tô cho khách hàng. Vậy quy trình bảo dưỡng điều hòa không khí ô tô như thế nào? Những công việc cần thực hiện trong quá trình bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa ra sao? Cùng Trung tâm VATC tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Khi nào cần bảo dưỡng điều hòa ô tô?
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô cần theo khuyến cáo định định kỳ từ nhà sản xuất đưa ra. Theo nhà sản xuất thì khi số Ki lô mét thường từ 40.000 đến 80.000 Km sẽ phải thực hiện quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô.
- Vì sao phải bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô? Vì khi bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp hệ thống điều hoà xe vận hành trơn tru, êm ái, hiệu quả và tiết kiệm hơn, kéo dài tuổi thọ các chi tiết, đồng thời hạn chế được các trục trặc khi vận hành.
Quy trình kiểm tra bảo dưỡng điều hòa không khí trên ô tô.
Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô sẽ có 7 bước như sau:
- Kiểm tra cơ bản
- Kiểm tra tính năng hệ thống trước bảo dưỡng, sửa chữa
- Kiểm tra thử xì gas hệ thống điều hòa không khí
- Thu hồi – Hút chân không – nạp gas cho hệ thống điều hòa
- Vệ sinh chi tiết
- Kiểm tra vận hành hệ thống sau bảo dưỡng, sửa chữa
- Bàn giao xe cho khách hàng
Chi tiết các bước bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí ô tô như sau:
Bước 1: Kiểm tra cơ bản hệ thống ĐHKK trên ô tô:
- Kiểm tra thông tin kỹ thuật trên nhãn dán trên tấm che két nước trong khoang máy. kiểm tra các chỉ số và chi tiết như: Hệ thống sử dụng loại gas gì, Lượng gas bao nhiêu, Loại dầu lạnh gì…
- Kiểm tra bằng mắt tất cả các bộ phận, đường ống, dàn nóng, sự ăn mòn,…..
Bước 2: Kiểm tra tính năng hệ thống ĐHKK ô tô trước bảo dưỡng, sửa chữa:
- Khởi động động cơ, bật A/C, cho hệ thống hoạt động trong 10 phút tại 1500 vòng/phút, đặt chế độ làm mát tối đa (max cool) và tốc độ quạt gió cao nhất, đặt đầu dò nhiệt kế vào cửa sổ gió trung tâm và kết nối bộ đồng hồ đo áp suất vào cổng thấp áp và cao áp trên hệ thống.
- Đọc thông số trên đồng hồ đo: áp suất bên cao áp và áp suất bên thấp áp, chỉ số nhiệt độ tại của gió trung tâm và so sánh với thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Nếu cần, thêm đủ môi chất làm lạnh vào hệ thống và đọc lại các chỉ số áp suất và nhiệt độ.
- Vận hành hệ thống 5 phút trước khi kiểm tra thông số nhằm đảm bảo dầu lạnh không bị tắc nghẽn rong lốc và hệ thống trong chế độ hoạt động ổn định.
Bước 3: Kiểm tra thử xì gas hệ thống điều hòa không khí ô tô:
Để kiểm tra thử xì gas hệ thống ĐHKK trên ô tô các thợ có thể dùng các cách sau: Dùng dung dịch xà phòng, thiết bị kiểm tra rò gas hoặc hóa chất tạo màu để kiểm tra các vị trí khớp nối trên hệ thống có bị rò rỉ gas hay không.
Bước 4: Thu hồi – Hút chân không – Nạp gas cho hệ thống điều hòa:
- Vì vấn đề an toàn môi trường, chúng ta nên sử dụng thiết bị thu hồi gas chuyên dụng, thiết bị này gần như tự động hoàn toàn giúp kỹ thuật viên giảm thiểu sai sót trong quá trình thao tác công việc và có độ an toàn cao.
- Khi thu hồi gas từ xe, thiết bị sẽ tách dầu bẩn, tạp chất và giữ lại phần gas còn sử dụng được giúp giảm chi phí dịch vụ, tăng hiệu suất sử dụng giờ công và tạo ưu thế cạnh tranh trong kinh doanh.
- Quá trình hút chân không nên thực hiện khoảng 40 phút, đảm bảo làm sạch không khí trong hệ thống và chắc chắn hệ thống không bị rò rỉ.
- Khi nạp gas phải nạp đúng loại và đúng lượng gas, không thừa cũng không thiếu vì lượng gas thừa hay thiếu đều ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh của hệ thống
Bước 5: Vệ sinh chi tiết:
- Khi các chi tiết đã tháo rời khỏi hệ thống như giàn nóng, giàn lạnh, đường ống,….. Cần được làm sạch bên trong bằng khí nén, trường hợp hệ thống quá bẩn nên sử dụng hóa chất chuyên dụng kết hợp khí nén để làm sạch.
- Các chi tiết sau khi được làm sạch cần nút kín lại tránh bụi, bẩn tạp chất đi vào trong và để trên kệ tránh va đập có thể làm hỏng.
Bước 6: Kiểm tra vận hành hệ thống sau bảo dưỡng, sửa chữa:
- Sau khi hoàn thành công việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa, kỹ thuật viên cần kiểm tra lại các tính năng, các chế độ phân phối gió, điều chỉnh nhiệt độ,..của hệ thống điều hòa và các thiết bị liên quan trên taplo (trường hợp thay dàn lạnh)
- Trong một vài trường hợp sửa chữa, cần tiến hành “Road test” theo điều kiện xảy ra pan bệnh nhằm đảm bảo đã sửa chữa đúng và dứt điểm
Bước 7: Bàn giao xe cho khách hàng.
- Chuẩn bị các phụ tùng cũ để trả khách hàng và giải thích các công việc đã làm và chính sách bảo hành cho những phụ tùng được thay mới.
Bài viết trên của Trung tâm VATC đã gửi đến anh em thợ sửa chữa quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. Hy vọng các bạn sẽ theo dõi trang VATC để tìm đọc những bài viết hay từ trung tâm.
Hiện nay trung tâm đang có khóa học về điều hòa không khí đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về điều hòa không khí trên ô tô.
Xem thêm:
- 11 Nguyên nhân khiến điều hoà ô tô không mát và 4 cách khắc phục
- Tham khảo các cấp bảo dưỡng xe ô tô một số hãng xe tại Việt Nam
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn