Sử dụng công cụ sửa chữa ô tô tại gara – Cần lưu ý những gì?

Sử dụng công cụ sửa chữa ô tô là một kỹ năng mà bất kỳ kỹ thuật viên nào mới vào nghề cũng cần phải nắm bắt. Thậm chí, đối với những người hành nghề lâu năm cũng cần phải lưu tâm về vấn đề bảo quản và cất giữ.

Ở bài viết cơ bản khi dạy nghề sửa chữa ô tô này, các bạn hãy cùng trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC tìm hiểu ngay nhé!

I. Kỹ năng sử dụng dụng cụ tại gara sửa chữa ô tô

1. Tìm hiểu công năng và cách sử dụng

Trước khi sử dụng, hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng của từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng không đúng với mục đích thiết kế trước đó, dụng cụ và thiết bị đo đó rất dễ bị hỏng hay cũng có thể các chi tiết được điều chỉnh hoặc chất lượng công việc sẽ bị ảnh hưởng.

Trên từng thiết bị và dụng cụ đều có một quy trình và thao tác sử dụng. Mỗi thiết bị và dụng cụ đều được áp dụng cho mỗi công việc cụ thể. Ví dụ: Có rất nhiều dụng cụ để tháo bu lông, tùy vào vị trí, kích thước và các tiêu chí khác. Hãy chú ý chọn đúng dụng cụ vừa với hình dạng của chi tiết và vị trí mà công việc được tiến hành ở đó.

 

2. Quản lý và bảo quản dụng cụ cẩn thận

Khi sử dụng, hãy đặt các dụng cụ và thiết bị đo sao cho gọn gàng và ngăn nắp để bạn có thể dễ dàng lấy được khi cần sử dụng. Cũng đừng quên đặt chúng lại vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng xong.

Sau khi sử dụng dụng cụ, chúng cần được làm sạch và bảo quản, nếu cần thiết hãy bôi thêm dầu. Phải thực hiện ngay mọi công việc sửa chữa cần thiết, làm sao cho dụng cụ luôn trong trạng thái tốt nhất.

II. Loại dụng cụ cầm tay cơ bản

1. Lựa chọn dụng cụ phù hợp

Ví dụ: Trong trường hợp tháo lắp bulong/ đai ốc, thông thường sẽ sử dụng bộ đầu khẩu. Nếu hạn chế về không gian để thao tác và không thể sử dụng bộ đầu khẩu, hãy chọn chòng hoặc cờ lê theo thứ tự sau:

  1. Bộ đầu khẩu.
  2. Bộ chòng.
  3. Cờ lê.

 

2. Chọn dụng cụ tùy thuộc vào tiến độ hoàn thành công việc

– Bộ đầu khẩu thích hợp dùng trong các trường hợp bulong/đai ốc không cần định vị lại mà vẫn có thể quay được. Trong trường hợp này đầu khẩu sẽ cho phép quay bulong/đai ốc nhanh hơn.

– Có thể sử dụng đầu khẩu theo nhiều cách, tùy vào từng loại tay nối lắp vào nó.

Chú ý

  1. Tay quay trượt: nó cho phép thao tác nhanh nhất nhưng cần một không gian lớn.
  2. Tay quay cóc: Với những nơi chật hẹp, đây là dụng cụ thích hợp nhất. Tuy nhiên, do cấu tạo của cơ cấu cóc, nó có thể đạt được mo-men rất lớn.
  3. Tay quay nhanh: Cho phép thao tác nhanh khi lắp thanh nối. Tuy nhiên chúng thường dài nên chỉ thích hợp ở những không gian lớn.

 

3. Chọn dụng cụ tùy thuộc vào độ lớn của mo-men quay

– Nếu cần mo-men lớn để nới lỏng bulong/đai ốc hay xiết lần cuối, hãy sử dụng dụng cụ vặn có tác dụng lực lớn.

*** Chú ý:

  1. Chiều dài của dụng có sẽ ảnh hưởng đến độ lớn của lực có thể tác dụng. Dụng cụ càng dài, thì mo-men xoắn đạt được càng lớn chỉ với một lực nhỏ.
  2. Nếu sử dụng dụng cụ quá dài, hãy chú ý lực xiết không được quá mạnh có thể bulong/đai ốc bị đứt gãy.

 

III. Các dụng cụ đo

Những thiết bị đo có tác dụng chuẩn đoán tình trạng của xe thông qua việc kiểm tra trạng thái và kích thước của các chi tiết có phù hợp với tiêu chuẩn đề ra hay không, và xem động cơ và các chi tiết có hoạt động chính xác hay không.

1. Cần kiểm tra những điều này trước khi đo

  • Lau sạch dụng cụ đo và chi tiết được đo: Dầu nhớt hay chất bẩn có thể khiến sai số về giá trị đo. Trước khi đo phải làm sạch bề mặt chi tiết được đo.
  • Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp: Hãy chọn dụng cụ đo tương thích với yêu cầu về độ chuẩn xác. Ví dụ: Nếu đo đường kính ngoài của piston, hãy sử dụng thước kẹp.
  • Chỉnh điểm 0 (calip): Để có thể đo chính xác, hãy chắc chắn rằng điểm 0 đúng ở vị trí của nó.
  • Bảo dưỡng dụng cụ đo: Phải thường xuyên điều chỉnh và bảo dưỡng dụng cụ đo.

 

2. Để đạt được thông số đo chính xác

Những điểm cần tuân thủ khi đo:

  • Đặt dụng cụ đo với chi tiết đo tạo thành một góc vuông. Đạt được góc vuông bằng cách ép dụng cụ đo trong lúc di chuyển nó so với chi tiết cần đo (tham khảo thêm sách hướng dẫn để biết thêm chi tiết cho từng dụng cụ đo).
  • Giữ phạm vi đo thích hợp: Hãy bắt đầu từ phạm vi đo lớn khi đo dòng điện hay điện áp, sau đó giảm xuống dần. Giá trị đó được độc ở đồng hồ phải phù hợp với phạm vi đo.
  • Khi đọc giá trị đo: Hãy đảm bảo rằng tầm mắt của bạn vuông góc với kim chỉ và đồng hồ.

*** Chú ý

  1. Không gõ hay đánh rơi, nếu không có thể sẽ bị chấn động. Những dụng cụ này đòi hỏi độ chính xác, và có thể khiến các chi tiết cấu tạo bên trong bị hỏng.
  2. Tránh lưu kho hay sử dụng khi ở độ ẩm cao hay nhiệt độ cao. Khi sử dụng ở độ ẩm cao hay nhiệt độ cao có thể dẫn tới sai số giá trị đo. Ngoài ra, bản thân dụng cụ có thể sẽ bị biến dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao.
  3. Sau khi sử dụng dụng cụ, hãy làm sạch chúng và đặt nó vào vị trí ban đầu. Chỉ cất dụng cụ đi sau khi đã thực hiện làm sạch chất bẩn hay dầu nhớt. Tất cả dụng cụ sau khi sử dụng phải đưa nó trở về vị trí ban đầu của nó, và bất kể dụng cụ nào có hộp đựng chuyên dụng thì phải đặt chúng vào hộp. Nếu dụng cụ được cất giữ một khoảng thời gian dài mà không được sử dụng, hãy tháo pin và bôi dầu chống rỉ.

 

3. Thiết bị đo

Hiểu được cách vận hành và những thông tin trên thiết bị đo điện, giúp bạn có thể thao tác nhiều công việc một cách tốt nhất.

 

Đồng hồ đo điện

 

Công tắc chọn đồng hồ đo điện

>> Hướng dẫn sử dụng chi tiết đồng hồ vạn năng vom

Chúc các bạn muốn học sửa chữa ô tô, và đang có ước mơ trở thành một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô chuyên nghiệp có được những kiến thức tốt nhất. Hãy nhớ đi từng bước từ cơ bản đến nâng cao nhé các bạn.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

  • Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
Đội ngũ chuyên gia VATC

Chúng tôi là những chuyên gia Nội dung & Truyền thông tại trung tâm VATC - mang đến cho bạn những Tin tức - Sự kiện mới nhất của trung tâm cũng như cập nhật các Kiến thức - Tài liệu chuyên ngành Ô tô hay nhất.