Có thể bạn có kỹ năng, có năng lực, có thái độ nhã nhặn nhưng sau khi ra trường vẫn bị thất nghiệp. Vậy hãy tìm hiểu những lý do vì sao sau khi ra trường lại dễ bị thất nghiệp, để xem bạn thân mình có nằm trong số những trường hợp sau hay không?
Tham khảo:
“Ảo tưởng” về tấm bằng
Cho dù bạn có là sinh viên của một trường đại học có tiếng, cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi/ưu, trong khi đó bạn lại luôn quan niệm rằng “phải trả mức lương cao thì bản thân mới làm”, mình xứng đáng được như vậy.
Thực sự thì sinh viên mới ra trường không có quá nhiều kinh nghiệm về thực tế, vốn liếng của bản thân chẳng có gì ngoài những kiến thức “xuông” được đào tạo từ trường học thì dù bạn có là thủ khóa của một trường đại học danh tiếng, hay cho dù là đi du học từ nước ngoài về thì bạn cũng không thể nào vượt qua được vòng phỏng vấn.
Các doanh nghiệp không trả lương dựa theo kiến thức hay bằng cấp mà bạn có được, mà họ trả lương theo những gì mà bạn đóng góp cho họ. Sống ở thời đại kinh tế nước nhà đang trong giai đoạn phát triển, tấm bằng của bạn đơn giản chỉ là thủ tục cơ bản để bạn đi xin việc, còn chúng sẽ chẳng có mấy giá trị với các công ty tư nhân cả, họ chỉ nhận bạn nếu cảm thấy bạn sẽ đóng góp được điều gì đó cho doanh nghiệp của họ.
Tôi chỉ làm việc lớn
“Mình mất 4-5 ăn học, giờ chẳng lẽ phải làm những việc tay chân giống như những người không có ăn học sao?” Đó là những suy nghĩ của những người “nhận thức kém” và họ luôn tin tưởng rằng, với tấm bằng cử nhân trong tay thì họ phải nhận được công việc “xứng tầm”.
Hãy tạo thói quen từ siêng năng, chăm chỉ cho bản thân từ những công việc nhỏ nhặt nhất, đừng xem đó là công việc tầm thường. Thành công sẽ không đến với những người chỉ thích sống an phận với những công việc nhỏ nhặt, nhưng chắc chắn họ sẽ vượt xa những kẻ không biết làm gì.
Thích ổn định
Sống trong thời đại mà mọi thứ dường như đang thay đổi từng ngày, từng giờ thì thật sự quá khó để kiếm được một công việc ổn định. Kể cả làm việc trong cơ quan nhà nước thì cũng thường xuyên bị cắt giảm biên chế.
Thế nhưng nhóm đối tượng “thích sự ổn định” luôn khát khao có được những công việc như vậy. Đó là lý do vì sao có những bạn sinh viên đã tốt nghiệp được 2 – 3 năm, những vẫn xin trợ cấp từ gia đình để tìm kiếm những “công việc ổn định”. Nhưng thực tế cho thấy, chẳng có công việc nào được gọi là ổn định phù hợp với những tiêu chí của các bạn cả!.
Thích biện minh
Để biện minh cho sự thiếu năng lực, thiếu quyết đoán của bản thân thì nhóm này thường có câu cửa miệng: “Em đã làm nhưng mà…”, “Bởi vì… nên em không làm được”, “ Em không làm được là do…”. Nhóm này thường có thói quen sử dụng những từ như: “Bởi vì”, “Vậy nên”…, và họ thường là những người không có được chính kiến của riêng mình, họ thường đổ lỗi của bản thân cho hoàn cảnh.
Doanh nghiệp cần những người “Dám làm” và “Dám nhận trách nhiệm”, chứ họ không tuyển những người chỉ giỏi giải thích cho những thiếu sót của bản thân.
Lười biếng
Nhóm này thường là những người trẻ tuổi, chưa từng trải và chẳng có mấy kinh nghiệm, nhưng lại luôn đòi hỏi những công việc có tiêu chí như : “việc nhẹ – lương cao”. Nếu bảo họ ở lại làm thêm giờ hay tăng ca vào những ngày cuối tuần, ngày lễ, thì chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng bản thân đang bị bóc lột.
Những kẻ lười biếng không thể tồn tại trong thế giới này. Thế nhưng rất nhiều bạn trẻ hiện nay thường có quan niệm rằng: “không làm chỗ này thì làm chỗ khác”. Nhưng chỗ nào cũng giống chỗ nào cả, và cuối cùng chỉ sau một thời gian ngắn đi làm, cuối cùng họ vẫn “bỏ của chạy lấy người”.
Nếu bạn hội tụ đầy đủ các kỹ năng mà người ta cần thì có thể họ sẽ miễn cưỡng châm chước cho bạn. Nhưng nếu bạn không có điều gì nổi trội hay là họ chẳng cần gì quá đặc biệt ở bạn, thì yêu cầu đầu tiên mà họ đặt ra đó chính là “siêng năng – chăm chỉ”.
Hay chém gió
Nhóm này thường nói rất hay, lập luận phân tích ở mức siêu việt, dù là kinh tế vĩ mô hay chính trị thế giới đều tỏ ra “rất gì và này nọ”, nhưng khi bắt tay vào công việc của mình thì lại chẳng làm gì ra hồn.
Thông thường, những kẻ giỏi “ba hoa” thì chỉ có số ít có thể thực hiện được hoàn hảo những công việc đó. Nếu không muốn trở thành kẻ bị mọi người xem thường, thì tốt nhất nên tập trung vào đôi tay và não bộ thay cho cái miệng.
Bảo thủ
Đây có thể xem là kiểu người bị ghét nhất nơi công sở bởi vì họ ít khi biết lắng nghe, tiếp thu và thay đổi.
Nhóm người này luôn có những lập luận để chứng minh rằng mình đúng, thậm chí họ còn tự hào về điều đó. Nên nhớ rằng “quá tam ba bận”, nếu như lúc này bạn vẫn không chịu lắng nghe, tiếp thu và vẫn muốn “bật lại”, không phải nói thì bạn cũng đã tự biết câu chuyện sau đó rồi đấy.
Quá thụ động
Nhóm đối tượng này có thể là những người có năng lực, nhưng lại có phần sống “hướng nội” nên bạn phải giao việc rõ ràng cho họ, bạn chỉ đâu là họ đánh đó.
Bởi vì họ là những người rất thụ động, nên họ cũng được xem là những người không có chí tiến thủ. Nhóm người này cũng rất khó có thể tồn tại được lâu tại một nơi nếu như không có người dìu dắt.
Quá nhạy cảm
Nhóm này thường là những người rất cảm tính trong lời nói, có tâm hồn “vô cùng nhạy cảm”, dễ xúc động và nổi giận. Hãy nhớ rằng, ở trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, bạn phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân, đừng bao giờ cư xử kiểu “tay mơ” nếu không muốn bị ăn thiệt thòi.
Không có chí tiến thủ
Kiểu người này có thể có cả kỹ năng lẫn kinh nghiệm thực tế, nhưng họ lại là những người không biết định hướng và quản trị tương lại sự nghiệp của bản thân. Các doanh nghiệp thường thích những người có chí tiến thủ, qua đó tự biết cách cố gắng để nâng cao kỹ năng của bản thân, họ không thích những người dễ dàng đồng ý làm mãi ở một vị trí mà không có một kế hoạch phát triển riêng cho bản thân.
Nếu bạn làm việc tại một vị trí từ 1 – 2 năm, thì bạn sẽ trở thành người có kinh nghiệm. Thế nhưng, nếu bạn làm một công việc với thời gian 6 – 7 năm, thì bạn sẽ trở thành người trì trệ. Không phải cứ làm việc lâu năm tại một công ty thì sẽ được họ ưu ái hơn. Trong thời đại trẻ hóa như hiện nay, thì những người càng “thâm niên” thì càng dễ bị “hất cẳng”.
Khi bạn đang còn trẻ thì kiến thức là thứ có thể học hỏi được, kỹ năng là thứ có thể trau đồi thêm, nhưng tinh thần và tính cách thì bạn cần phải trải qua một quá trình rèn luyện ý chí của bản thân. Thái độ đóng một phần rất quan trọng trong việc thăng tiến của bạn trong công việc.
Nếu bạn cảm thấy mình nằm đâu đó trong những nhóm trên, hãy tôi luyện bản thân để vượt qua những điều đó. Chúc bạn thành công trên con đường mà bạn lựa chọn!
Trung dạy nghề sửa chữa ô tô tại TPHCM – VATC
Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945711717
Email: info@oto.edu.vn