Cách kiểm tra cảm biến ô tô là điều mà khá nhiều kỹ thuật viên ô tô đang tìm hiểu. Việc biết kiểm tra các loại cảm biến trên xe ô tô giúp người thợ rút ngắn thời gian sửa chữa và chẩn đoán tốt hơn các bệnh trên xe. Hôm nay các bạn hãy cùng trung tâm dạy nghề sửa chữa ô tô VATC tìm hiểu chúng qua 4 loại cảm biến cơ bản dưới đây nhé!
1. Cách kiểm tra cảm biến ô tô vị trí bướm ga TPS
TPS thường được đặt ở phía bên trên của bộ chế hòa khí hoặc bên cạnh các kim phun nhiên liệu. Nó được gắn vào thân bướm ga, quan sát kiểm tra xem các giắc điện bị mòn, dây bị nứt, kết nối lỏng lẻo và kết nối bị gián đoạn. Ngắt kết nối cảm biến.
Với đồng hồ kỹ thuật số đo Volt ohm hay DVOM đặt ở vị trí than đo 20 Kohm; kết nối dây đo DVOM dương với giắc giữa trên cảm biến; kết nối dây đo DVOm âm vào một trong các giắc cắm còn lại của cảm biến; từ từ đạp ga cho bướm ga mở hết mức.
Cách kiểm tra cảm biến TPS tùy thuộc vào dây đo âm DVOM kết nối với chân nào mà số DVOM sẽ tăng hoặc giảm đều khi bạn nhả bàn đạp ga từ từ. Nếu đọc DVOM không tăng hay giảm đều thay vào đó di chuyển với tốc độ không đều, cảm biến bị hỏng và nên thay mới, sau đó kết nối lại cảm biến.
Xóa mã lỗi khỏi bộ nhớ ECM bằng cách ngắt kết nối cáp âm của bình trong thời gian ít nhất 10 giây.
2. Cách kiểm tra cảm biến ô tô lưu lượng khí nạp MAF
Cách đo kiểm tra sensor (Mass Air Flow Sensor) là một cảm biến quan trọng trong hệ thống phun nhiên liệu của động cơ đốt trong. Cảm biến này có nhiệm vụ xác định lưu lượng không khí đi vào động cơ, từ đó ECU sẽ tính toán lượng nhiên liệu cần phun để đảm bảo tỷ lệ hoà khí tối ưu.
Cảm biến MAF được đặt ngay giữa bộ lọc không khí và bướm ga của động cơ. Để có thể kiểm tra bạn cần phải khởi động lại động cơ, sau đó lấy tuốc nơ vít chạm nhẹ vào MAF vài lần ở phần giác cắm.
Dưới đây là cách kiểm tra cảm biến MAF ô tô:
Kiểm tra bằng máy chẩn đoán ô tô: Cách đơn giản nhất để kiểm tra cảm biến MAF là sử dụng máy chẩn đoán ô tô. Máy chẩn đoán sẽ đọc mã lỗi của xe và hiển thị thông tin về cảm biến MAF. Nếu máy chẩn đoán hiển thị mã lỗi liên quan đến cảm biến MAF, cảm biến đã bị hỏng và cần thay thế.
Kiểm tra điện áp tín hiệu của cảm biến: Bạn cũng có thể kiểm tra cảm biến MAF bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Để kiểm tra điện áp tín hiệu của cảm biến, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Tắt động cơ và ngắt kết nối dây điện của cảm biến MAF.
- Cắm que đo của đồng hồ vạn năng vào các chân của cảm biến MAF.
- Khởi động động cơ và quan sát giá trị điện áp trên đồng hồ vạn năng.
Giá trị điện áp tín hiệu của cảm biến MAF sẽ thay đổi theo lưu lượng không khí. Nếu giá trị điện áp tín hiệu không thay đổi theo lưu lượng không khí, cảm biến đã bị hỏng và cần thay thế.
Kiểm tra độ sạch của cảm biến: Cảm biến MAF có thể bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, khiến cảm biến không thể hoạt động chính xác. Để kiểm tra độ sạch của cảm biến, bạn cần tháo cảm biến ra và quan sát. Nếu cảm biến bị tắc nghẽn, bạn có thể làm sạch cảm biến bằng cách sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
Nếu động cơ nổ không êm, bỏ máy hay không hoạt động, thì cảm biến đã bị lỗi và cần được thay mới. Xóa mã lỗi khỏi bộ nhớ ECM bằng cách ngắt kết nối cáp âm của bình trong thời gian tối thiểu 10 giây.
Xem thêm: Cảm biến khối lượng khí nạp MAF: Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động
3. Cách kiểm tra cảm biến ô tô cho loại cảm biến oxy
Cảm biến oxy là một cảm biến quan trọng trong hệ thống kiểm soát khí thải của động cơ đốt trong. Cảm biến này có nhiệm vụ đo lượng oxy dư thừa trong khí thải của động cơ. Từ đó, ECU sẽ điều chỉnh tỷ lệ không khí/nhiên liệu để đảm bảo khí thải đạt tiêu chuẩn. Cách kiểm tra cảm biến oxy là đầu tiên bạn hãy tháo cảm biến oxy ra khỏi xe. Cảm biến oxy thường nằm trên các đường ống xả, quan sát bên vị trí các cảm biến xem dây dẫn, giắc kết nối có lỏng hay không?
Khởi động động cơ và cho xe hoạt động trong vòng 5 phút, sau đó tắt máy. Ngắt giắc kết nối các cảm biến và vỏ bảo vệ các giắc kết nối ra khỏi ống xả. Nếu được, hãy bọc lại để chắn bụi bẩn.
Mở đồng hồ VOM và cài đặt chế độ millivolt, kết nối que đo VOM vào chân giắc cảm biến và chân còn lại ra mass, khởi động lại động cơ, quan sát trên màn hình hiển thị trên đồng hồ VOM giao động trong khoảng từ 100 – 100mv (0.1 – 1.0 volts).
Nếu điện áp không dao động trong khoảng như trên, cảm biến oxy đã bị lỗi và cần thay mới. Sau đó, kết nối lại cảm biến, xóa mã lỗi cảm biến khỏi bộ nhớ ECM bằng cách ngắt kết nối cực âm của ắc-quy trong vòng 10 giây.
4. Cách kiểm tra cảm biến áp suất đường ống nạp (MAP)
Cảm biến MAP thường được đặt ở nơi tránh được nhiệt độ của động cơ. Dùng mắt kiểm tra đường ống chân không và giắc kết nối có bị hư hỏng hay mất kết nối hay không? Sau đó ngắt kết nối cảm biến. Dùng dây điện nối chân A cảm biến MAP với chân A giắc kết nối. Tiếp đó dùng dây điện thứ hai kết nối giống như trên.
- Chẩn đoán lỗi cảm biến map
Cách kiểm tra cảm biến MAP là bạn bật chìa khóa sang vị trí ON nhưng không khởi động động cơ. Sử dụng đồng hồ VOM để chế độ DC 20 volt, sử dụng que đo cắm vào chân B cảm biến MAP. Que đo còn lại cắm vào mass, quan sát trên mà hình VOM điện áp 4.5 – 5.0 volt. Tiếp đó khởi động động cơ và chạy ở chế độ không tải.
Để động cơ nổ ở chế độ không tải và lặp lại các bước kiểm tra trước đó. Nếu như không có thay đổi nào trong khoảng ở trên, cảm biến MAP đã bị lỗi và cần được thay mới. Sau khi thay mới, kết nối lại cảm biến, xóa mã sự cố khỏi bộ nhớ ECM bằng cách ngắt kết nối cực âm ắc-quy trong vòng 10 giây.
Trên đây là một vài cách kiểm tra cảm biến xe ô tô mà trung tâm VATC đã đúc kết, tóm tắt lại cho bạn. Có rất nhiều cảm biến trên một chiếc xe ô tô, và cũng có nhiều cách để kiểm tra chúng, tùy thuộc vào mẫu và kiểu dáng của chiếc xe. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có thêm một vài kiến thức trong việc kiểm tra các hệ thống trên xe.
Tham khảo ngay: Khóa học Kỹ thuật sửa chữa ô tô toàn diện
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn