1. Giới thiệu về loa ô tô
Loa ô tô là thiết bị tái tạo âm thanh trong hệ thống âm thanh xe hơi. Đầu phát đọc file nhạc, chuyển tín hiệu qua ampli. Ampli xử lý, khuếch đại tín hiệu và truyền đến các loa trên xe. Loa biến đổi điện năng từ ampli thành cơ năng, tạo ra dao động của màng loa, cấu thành sóng âm và tạo ra âm thanh đến tai người nghe.
Loa ô tô được đặc trưng bởi 4 thông số gồm:
- Độ nhạy: phản ánh độ lớn của âm thanh mà loa phát ra. Độ nhạy của loa lớn thì chỉ cần ampli công suất nhỏ để đáp ứng và ngược lại.
- Công suất loa (W): cho biết độ lớn âm lượng của loa.
- Tần số: thể hiện khả năng tái tạo âm thanh của loa thuộc dải tần tương ứng.
- Trở kháng: thể hiện giá trị điện trở của loa. Điện trở càng lớn thì loa vận hành sẽ ổn định và kết hợp được ampli hiệu quả hơn.
2. Các loại độ loa ô tô thường tập trung vào các loại sau:
– Độ loa treble ô tô cải thiện các dải âm ở tần số cao
– Độ loa cánh cửa ô tô (loa mid) cải thiện các dải âm ở tần số trung
– Độ loa bass ô tô cải thiện các dải âm ở tần số thấp
2.1. Phân loại loa ô tô theo tần số âm thanh
Nếu phân loại theo tần số âm thanh , loa ô tô có 3 loại:
- Loa bass, tương ứng với dải tần số từ 20 Hz – 500 Hz.
- Loa mid, tương ứng với dải tần số từ 500 Hz – 6.000 Hz.
- Loa treble, tương ứng với dản tần số từ 6.000 Hz – 20.000 Hz.
Trong đó, âm bass được thể hiện với các nhạc cụ như trống, guitar bass….Tiếng bass tiêu chuẩn được đánh giá là sâu, căng, tròn và có lực. Ngược lại, bass dở sẽ ù, nặng nề, mỏng, ngắn và thiếu lực.
Âm mid là dải âm phổ biến nhất trong tự nhiên (giọng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng kêu của đa số loài động vật…), đôi tai chúng ta nhạy cảm nhất và cũng đánh giá chính xác nhất ở dải tần số này. Âm Mid được coi là tốt khi có sự rõ ràng, chi tiết và trong trẻo.
Âm treble là tiếng leng keng, tí tách của nhạc cụ kim loại phối khí trong bản nhạc. Nếu như âm bass là xương sống dẫn nhịp cho 1 bản nhạc, âm trung là cái hồn thì âm treble tốt sẽ tạo nên độ chi tiết, sinh động và tạo điểm nhấn quyết định đến chất lượng âm thanh.
Tần số càng cao thì cần màng loa dao động càng nhanh. Muốn màng loa dao động càng nhanh thì kích thước của màng loa phải càng nhỏ. Vì vậy, loa treble đáp ứng dải tần cao nhất nên có kích thước nhỏ nhất. Loa bass có dải tần thấp nhất nên kích thước lớn nhất.
3. Hệ thống loa ô tô nguyên bản có gì?
Hệ thống loa nguyên bản sẽ tùy thuộc vào từng phân khúc xe, từ phổ thông đến cao cấp.
Cụ thể, với các dòng xe phổ thông dưới 1,3 tỷ:
- Phân khúc hạng B, C như Toyota Vios, Hyundai Accent, Honda Civic, Hyundai Elantra trang bị 4 – 6 loa, gồm 4 loa cánh cửa và 2 loa treble.
- Phân khúc hạng A như Kia Morning, Hyundai i10 hay Vinfast Fadil thường trang bị 2 loa cánh cửa trước, hoặc 4 loa cánh cửa.
- Phân khúc hạng D như Mazda 6, Vinfast LUX A…trang bị 8 loa, gồm 4 loa cánh cửa và 4 loa trelbe.
Loa cánh cửa trên các xe phổ thông thường có đường kính 6,5-inch, nam châm mỏng, công suất RMS 25W. Loa treble có kích thước nhỏ hơn, đường kính khoảng 2-inch, bố trí ở cột A hoặc trên táp-lô xe. Nhìn chung, xe ô tô giá dưới 1,3 tỷ đồng thì hệ thống âm thanh trên ô tô chỉ ở mức trung bình, đủ nghe. Nếu muốn trải nghiệm âm thanh loa ô tô hay, các dải tần rõ ràng, nhất là dải Bass trầm hay Treble cao thì khó có thể đạt được.
3.1. Độ loa treble ô tô
Các dòng xe phổ thông thường có 2 loa treble lắp ở cột A, ốp chân gương hoặc phía trên taplo xe. Loa treble phụ trách dải tần số cao, là tiếng leng keng, tí tách của nhạc cụ kim loại phối khí trong bản nhạc. Đây là dải tần số quyết định độ chi tiết, đặc sắc của bài nhạc. Vì vậy, những người chơi với mức đầu tư tiết kiệm, muốn cải thiện âm thanh thường thay cặp loa treble.
3.2. Độ loa bass ô tô
Loa sub cho xe hơi nên chọn loại nào cho âm trầm tốt mà giá hợp lý? Hiện có rất nhiều loại loa sub xe hơi, kể cả những loại sub ô tô giá rẻ. Tuy nhiên mọi người thường lắp thêm loa sub điện ô tô lắp gầm ghế cho các cấu hình độ âm thanh cơ bản.
Lắp thêm loa sub điện là cách cơ bản nhất được nhiều người áp dụng để nâng cấp âm thanh xe hơi. Loa sub điện bổ sung dải âm trầm (bass).
3.3. Độ loa cánh ô tô
Nâng cấp loa cánh cửa phù hợp với gu nghe nhạc đa dạng, từ nhạc pop, ballad đến bolero. Loa độ được các thương hiệu âm thanh sản xuất có nam châm lớn hơn, chất liệu màng loa tốt hơn để cải thiện khả năng dao động, từ đó tạo nên chất âm khác biệt. Ngoài ra, loa độ còn có thiết bị phân tần, chia các dải tần số ra các vị trí loa tương ứng. Dải treble cho loa treble. Dải bass cho loa bass..
Một lưu ý nhỏ là khi độ loa cánh cửa ô tô có công suất lớn hơn nhiều loa nguyên bản, bạn cần thêm ampli để kéo công suất. Ví dụ, loa nguyên bản công suất 25W, loa độ công suất 100W. Bạn cần có 1 ampli công suất tối thiểu 75W/kênh để kéo loa cánh. Nếu không có ampli kéo, âm thanh sẽ bị méo, rè khi nghe ở mức âm lượng cao.
Bài viết của VATC đã cung cấp thông tin tổng quan về hệ thống loa ô tô. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các loại loa, cách bố trí và tầm quan trọng của chúng trong trải nghiệm âm thanh trên xe.
Có thể bạn quan tâm:
- Khí động học xe ô tô? Thiết kế và giải pháp cải thiện chúng
- Hệ thống treo trên ô tô là gì? Cấu tạo, phân loại và công dụng
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn