Kiến thức ô tô hôm nay, cùng trung tâm VATC tìm hiểu chi tiết về van điều hoà lực phanh theo tải trọng của xe (Load Sensing Proportioning Valve). Đọc đến hết bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào nhé!
1. Chức năng của van LSPV – Load Sensing Proportioning Valve
Van điều hòa lực phanh LSPV thường được sử dụng ở các dòng xe thương mại, nó đóng vai trò như một van điều hòa lực phanh loại van P. Ngoài ra, nó có thể điều chỉnh áp suất phanh tác dụng lên bánh sau dựa trên sự thay đổi tải trọng của xe.
2. Sự cần thiết của việc phải thay đổi áp suất phanh tác dụng lên banh sau theo tải trọng của xe
Khi xe không trở nặng, chỉ có một mức tải nhẹ tác dụng lên hai bánh sau nên nó có xu hướng dễ bị bó cứng. Vì vậy phải giảm áp suất dầu cấp cho 2 xy-lanh phanh bánh sau.
Khi chất tải, một tải trọng lớn sẽ tác dụng lên hai bánh sau, nên khả năng bị bó cứng của hai bánh sau sẽ giảm đi. Chính vì vậy, việc giảm áp suất dầu cấp tới xy-lanh bánh sau sẽ làm cho hệ thống phanh làm việc không chính xác – Cần phải tăng áp suất dầu phanh cho bánh sau khi xe chất tải.
Tham khảo ngay: Khoá học Kỹ thuật sửa chữa ô tô toàn diện, chất lượng nhất hiện nay
3. Cách để van nhận biết tải của xe
Tải của xe được nhận biết thông qua lò xo cảm biến tải gắn giữa cầu xe và van LSPV (Được gắn trên khung xe).
Khi xe không có tải: Nhíp của xe chỉ bị cong một đoạn nhỏ và khe hở tạo ra tại A rất nhỏ.
Khi xe có tải: Nhíp của xe bị cong nhiều, khe hở tạo ra tại A không còn nữa. Kết quả là Piston của Van điều hòa lực phanh bị dồn lên phía trên do tác động của lò xo.
4. Cấu tạo của van điều hoà lực phanh
Trong LSPV, thân Piston được thiết kế lồi ra khỏi thân van và tiếp xúc với lò xo cảm biến tải, nếu xe có tải nặng thì lò xo cảm biến tải sẽ đẩy thân piston di chuyển lên trên. Và nếu xe không có tải, giữa thân Piston và lò xo cảm biến tải sẽ có một khe hở nhỏ, lúc này thân Piston bị đẩy xuống dưới do lực lò xo bên trong thân van.
5. Hoạt động của LSPV
5.1. Xe không có tải
Lò xo cảm biến tải và thân Piston không tiếp xúc với nhau nên lúc này LSPV hoạt động như một loại van P. Vì lúc này lực F1 = 0 (Lực tác dụng của lò xo cảm biến tải để đẩy Piston lên trên).
5.2. Xe có tải
Khi xe tải nặng, khung xe bị đè xuống và lò xo cảm biến tải sẽ tiếp xúc và đẩy Piston đi lên với 1 lực là F1.
- Khi áp suất từ xy-lanh phanh chính (Pr) thấp, Piston số 1 bị đẩy lên trên với lực lò xo trong thân van (F2) và lực của lò xo cảm biến tải (F1) – đường dầu đi tới xy-lanh phanh bánh sau sẽ được mở ra nhiều, nên áp suất dầu đi qua thân van đến xy-lanh phanh bánh sau sẽ không bị giảm xuống.
- Khi áp suất từ xy-lanh phanh chính (Pr) tăng, áp suất dầu tác dụng lên vị trí A1 của Piston số 1 sẽ tăng lên thắng lực lò xo => Piston số 1 bị đẩy xuống đóng cửa dầu. Như vậy, áp suất dầu cấp cho xy-lanh phanh bánh sau sẽ không tăng lên nữa.
- Lực của lò xo cảm biến tải (F1) sẽ thay đổi theo tải trọng của xe, cho nên áp suất dầu cấp cho hai banh sau thông qua LSPV cũng sẽ được thay đổi theo tải trọng của xe.
5.3. Nếu đường ống dầu tới bánh xe phía trước bị hỏng
- Khi mạch dầu phanh phía trước hoạt động bình thường, áp suất từ xy-lanh phanh chính (Pr) và áp suất xy lanh phanh phía trước (Pf) sẽ bằng nhau. Piston số 2 (Piston van nhánh) bị đẩy và giữ ở dưới bởi lò xo.
- Nếu mạch dầu phanh phía trước bị hư, áp suất dầu Pf = 0 thì Pr > Pf nên piston số 2 sẽ bị đẩy lên phía trên tại vị trí A2. Lúc này Piston số 2 sẽ tác động lên Piston số 1 cũng bị đẩy lên phía trên và mở cửa dầu để áp suất dầu tới các banh sau được tăng lên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về van điều hoà lực phanh theo tải trọng của xe (Load Sensing Proportioning Valve) mà trung tâm VATC gửi đến bạn. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để luôn cập nhật những kiến thức – tài liệu ô tô hay nhất nhé!
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức ô tô hay nhất
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn