Đọc datasheet của một linh kiện điện tử bất kì là một kỹ năng quan trọng. Và đến với kiến thức ô tô hôm nay, trung tâm VATC gửi đến bạn chủ đề: hướng dẫn đọc datasheet cách chi tiết và dễ hiểu nhất. Đọc đến hết bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!
1. Datasheet là gì?
Datasheet (hoặc data-sheet, spec sheet) là loại tài liệu mô tả tổng quan hiệu năng và các thông số kỹ thuật của sản phẩm một cách chi tiết để khách hàng hiểu rõ công năng của sản phẩm trước khi mua.
2. Định dạng chung của Datasheet
Mô tả chung – Overview and Description
Đây là phần nói khái quát về con linh kiện đó, dùng làm gì, tính năng gì nổi trội. Phù hợp với ứng dụng như thế nào.
Tính năng chính – Main feature
Mô tả chi tiết các tính năng của linh kiện đó. Đi kèm ngay sau thường sẽ có Bảng định nghĩa về điện áp, dòng diện, công suất… và các thông số quan trọng của linh kiện.
Sơ đồ khối – Block Diagram
Mô tả tổng quan về kiến trúc của IC đó, nếu là các linh kiện công suất thì phần này có thể bỏ qua.
Định nghĩa chân – Pin Descriptions
Định nghĩa các chân, mô tả chức năng và điện áp cấp vào chân đó.
Giao thức điều khiển – Interface
Mô tả cách thức giao tiếp với vi điều khiển, phần này chỉ có các IC hay linh kiện có thể giao tiếp mới có nhé.
Có 2 mục rất quan trọng khi giao tiếp với bất kì linh kiện đó chính là:
- Timing Sequence: hay dạng sóng, bất kì giao tiếp nào cũng đều là sự dao động 0 – 1 trên các dây dẫn, vậy nên các bạn phải dựa vào dạng sóng nó tạo ra để lập trình cho đúng thời gian. Thông thường mỗi một dạng sóng sẽ đi kèm với một bảng Timing cho các khoảng thời gian cần duy trì mức 0 và 1. Nhưng trong ví dụ này, chuẩn giao tiếp là I2C nên không có.
- Frame: hay khung truyền, cấu trúc gói tin, chính là định nghĩa việc chúng ta truyền cái gì sang cho linh kiện đó.
Cách tổ chức bộ nhớ, thanh ghi – Register
Mô tả bản đồ bộ nhớ của linh kiện, vị trí các thanh ghi. Phần này cũng chỉ có các IC có thể giao tiếp mới có.
Sau khi học được cách truyền như thế nào, thì phải học cách truyền vào đâu. Truyền sai địa chỉ thì chắc chắn là linh kiện đó không chạy hoặc chạy sai.
Cách đóng chân và Kích thước – Package and Dimension
Mô tả cách đóng chân (package) theo chuẩn nào SOIC, SSOP, DIP, SMA….. Sau đó là khoảng cách giữa các chân, kích thước thực tế của linh kiện.
Mạch nguyên lý – Typiacal Application
Phần này sẽ có các mạch nguyên lý liên quan tới từng ứng dụng cụ thể cho linh kiện đó, nếu linh kiện đó chỉ có 1 công dụng thì chỉ có một mạch. Khi làm mạch nguyên lý đó, chắc chắn linh kiện đó sẽ hoạt động.
Mạch in – Layout Recommend
Phần này có thể có hoặc không, thường sẽ có tại các chip driver công suất động cơ, tải công suất lớn… Sẽ giúp các bạn không mắc các lỗi khi layout linh kiện này trên mạch giúp chúng hoạt động tốt hơn.
Trên đây là những hạng mục cơ bản trong một Datasheet, có thể tùy linh kiện sẽ có thêm hoặc bớt các phần khác nhau. Nhưng về cơ bản các phần chính sẽ không khác biệt nhau là mấy.
3. Cách tìm Datasheet trên mạng
Các bạn có thể vào các trang như alldatasheet, datasheetcataloge …. để search hoặc đơn giản lên google search theo cú pháp: Tên linh kiên + Datasheet + type:pdf.
Lúc này google sẽ hiển thị tất cả các kết quả dạng pdf. Nếu linh kiện đó có thể giao tiếp với MCU các bạn có thể cho thêm từ manual để ra kết quả chính xác nhất nhé.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hướng dẫn đọc Datasheet mà trung tâm VATC gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hay trong ngày. Nếu bạn có đang đam mê hoặc muốn tìm hiểu về các khóa học trong ngành ô tô thì liên hệ ngay với VATC theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn
Xem thêm: