Hôm nay, cùng trung tâm VATC tìm hiểu chi tiết về chủ đề: vận hành động cơ đốt trong trên ô tô qua bài viết kỹ thuật ngay sau đây. Đọc đến hết bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!
1. Về linh kiện vận hành trên động cơ đốt trong
a. Linh kiện động cơ chính:
Nói về động cơ đốt trong thì động cơ được tạo thành từ bốn hệ thống – bốn bộ phận chính:
- Cửa nạp – hệ thống nạp dẫn không khí đến phía nạp đầu xi lanh.
- Khí thải – khí xả dẫn hỗn hợp không khí và nhiên liệu cháy ra khỏi buồng đốt.
- Đầu xi lanh – đầu xi lanh làm kín phần trên của buồng đốt và kiểm soát hỗn hợp nhiên liệu không khí đi vào và khí thải đi ra.
- Khối xi lanh – chứa cụm piston và trục khuỷu, hai bộ phận này chuyển đổi chuyển động tuyến tính lên xuống thành chuyển động quay.
b. Các hệ thống khác:
- Hệ thống bôi trơn – sử dụng máy bơm nhớt để cung cấp dầu, giúp bôi trơn cho các bộ phần cần thiết của động cơ.
- Hệ thống làm mát động cơ – trong quá trình đốt nhiên liệu thì động cơ sinh ra nhiệt độ cao, nên hệ thống làm mát giúp động cơ giữ nhiệt độ bên trong động cơ được điều chỉnh với nhiệt độ hợp lý.
Tham khảo ngay: Khoá học Kỹ thuật sửa chữa ô tô toàn diện, chất lượng nhất hiện nay
2. Các thành phần cơ bản của đầu xi lanh
a. Linh kiện của đầu xi lanh:
- Đầu quy lát được bắt bulong cố định vào thân máy và tạo đường cho hỗn hợp nhiên liệu và không khí đi vào xi lanh và đường cho khí thải thoát ra khỏi xi lanh. Nó cũng giúp kiểm soát thời gian đóng mở của các xupap, đồng thời là nơi chứa kim phun nhiên liệu và bugi đánh lửa.
b. Các thành phần đầu xi lanh và chức năng của các thành phần đó:
- Đường nạp – đường dẫn nhiên liệu và không khí vào lòng xi lanh.
- Đường xả – đường cho khí thải thoát ra khỏi xi lanh khi đã thực hiện xong quá trình đốt.
- Xupap nạp và xupap đóng – xupap nạp sẽ giúp làm kín lối đi của cổng nạp và xi lanh, khi được mở bằng trục cam quay, không khí và nhiên liệu có thể đi vào lòng xi lanh để tiến hành quá trình đốt.
- Xupap xả khi đóng – làm kín lối đi giữa cổng xả và lòng xi lanh, khi nó được mở bằng trục cam quay thì khí thải thoát ra khỏi lòng xi lanh khi đã thực hiện xong quá trình đốt.
- Kim phun nhiên liệu – ngay trước kì nạp, kim phun áp suất cao này mở ra và tiến hành phun nhiên liệu vào đường ống nạp.
- Bugi – vào thời điểm đánh lửa bugi tiến hành phóng tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu tạo ra sự giãn nở của không khí nóng cung cấp năng lượng cho động cơ.
- Trục cam và vấu cam – các cam quay trên động cơ giúp điều khiển thời điểm đóng mở của xupap nạp và xupap xả trong thiết kế của động cơ (DOHC) thì một trục cam điều khiển các xupap nạp và trục cam xả điều khiển các xupap xả.
3. Khối xi lanh và các thành phần cơ bản
Linh kiện khối xi lanh:
Khối xi lanh chứa các xi lanh cụm piston và trục khuỷu.
- Xi lanh – là một lỗ tương đối lớn được khoan vào khối động cơ một buồng rỗng cho piston hoạt động.
- Piston – các bạc xecmang và piston vừa khít bên trong lòng xi lanh tạo ra độ kín trong lòng xi lanh một cách hiệu quả nhất, piston có thể lên xuống trong lòng xi lanh cho phép hỗn hợp nhiên liệu và không khí đi vào xi lanh khi piston di chuyển xuống và cho phép khí thải ra ngoài đường xả khi đã đốt xong hỗn hợp.
- Buồng đốt – dùng để chỉ phần làm kín của đầu qui lát và xi lanh phía trên piston nơi để diễn ra quá trình đốt cháy.
- Tay dên – dùng để kết nối giữa đầu piston và trục khuỷu.
- Trục khuỷu – biến chuyển động lên xuống của pitton thành chuyển động quay.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề vận hành động cơ đốt trong trên ô tô mà trung tâm VATC muốn gửi đến bạn.
Và nếu bạn có đang đam mê hoặc muốn tìm hiểu về các khóa học trong ngành ô tô thì liên hệ ngay với VATC theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn
Xem thêm: