Cách tính lương thưởng cho thợ sửa chữa ô tô như thế nào?

Lương thưởng cho thợ sửa chữa ô tô là vấn đề được đặc biệt quan tâm vào mỗi ngày cận kề Tết. Thông thường, ngoài lương tháng, tiền thưởng Tết vào dịp cuối năm ra, thì cũng có một số trung tâm sửa chữa, gara… còn trả thêm cho các KTV của mình tiền lương tháng thứ 13 vào tháng giáp tết.

Vậy lương thưởng thứ 13 là gì? Có Luật nào do nhà nước và Bộ Lao Động ban hành về lương tháng 13 hay không? Và cách tính lương tháng 13 như thế nào? Nếu bạn chưa có câu trả lời về lương tháng thứ 13, hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây khi xây dựng gara ô tô của mình!

I. Lương thưởng tháng 13 là gì?

Đây được xem là một khoản phúc lợi của các đơn vị kinh doanh dịch vụ ô tô đề xuất dành tặng cho các kỹ thuật viên nhằm thu hút nhân lực về làm việc tại xưởng dịch vụ của mình.

Lương tháng 13 cũng được xem là một khoản tiền thưởng cuối năm dương lịch (thường thì vào tháng 12), và nó được thỏa thuận giữa đơn vị thuê và người lao động.

Có khá nhiều gara chi trả tiền lương tháng 13 vào cuối năm âm lịch, nên khiến cho nhiều thợ sửa chữa nghĩ rằng, đây là tiền thưởng dành mà bất kỳ xưởng dịch vụ nào cũng phải có cho anh/em sửa chữa. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ không đúng.

Bộ Lao Động nước nhà cũng đã ra một điều luật nằm trong Bộ Luật Lao Động về điều này, cụ thể: theo Khoản 1, Điều 104, Bộ luật số 45/2019/QH14 của Quốc hội.

Thưởng là số tiền, tài sản hoặc bằng những hình thức khác mà chủ sở hữu lao động dành tặng cho người lao động dựa trên kết quả kinh doanh sản xuất, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Cách tính lương thưởng cho thợ sửa chữa ô tô như thế nào?

II. Gara có bắt buộc phải trả tiền lương tháng 13 hay không?

Theo pháp luật thì các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sản xuất… KHÔNG BẮT BUỘC phải thanh toán tiền lương tháng thứ 13 như nhiều người lầm tưởng, mà nó dựa trên thỏa thuận của chủ xưởng và thợ sửa chữa ở tại thời điểm ký vào hợp đồng lao động, hoặc trong thỏa ước lao động tập thể.

Tuy nhiên, lương tháng thứ 13 còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh – sản xuất của trung tâm, gara … và kết quả trong suốt quá trình làm việc của thợ sửa chữa.

Nếu như trung tâm, gara ô tô kinh doanh thua lỗ, hoặc nhân viên lao động không hoàn thành các công việc được giao, thì chủ xưởng có thể không thanh toán tiền lương tháng thứ 13 này.

III. Cách tính lương thưởng cho thợ sửa chữa ô tô

Bởi vì không có quy định bắt buộc về khoản tiền lương tháng 13 này, nên tùy vào từng trung tâm, gara ô tô sẽ có cách tính riêng tùy vào cơ chế, tình hình kinh doanh cũng như số lượng thợ.

Thông thường, lương tháng thứ 13 sẽ được tính theo cách sau:

  • Nếu thợ sửa chữa làm đủ 12 tháng (kể cả thời gian thử việc), thì cuối năm dương lịch sẽ được chủ xưởng thưởng thêm một tháng lương.
  • Nếu thời sửa chữa không làm đủ 12 tháng (hoặc lương tăng/giảm trong suốt thời gian làm trong năm) thì sẽ được tính theo con tỷ lệ tương đương.

Dưới đây chúng tôi sẽ nêu lên ví dụ về cách tính lương tháng 13 của một trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa như sau:

#1. Điều kiện đủ để nhận thưởng tháng thứ 13

Lương tháng thứ 13 được thưởng cho tất cả những thợ sửa chữa nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đã trải qua thời gian thử việc và có thời gian làm việc liên tục liên tục đủ 01 tháng trở lên tới hết ngày 31/12 cuối năm Dương lịch, và vẫn còn làm việc tại xưởng vào ngày 31/12.
  • KTV chưa trải qua hết thời gian thử việc tính tới hết ngày 31/12 Dương lịch sẽ không được nhận thưởng tháng 13.

#2. Cách tính lương thưởng cho thợ sửa chữa ô tô tháng 13

  • Tính từ 01/01 Dương lịch, nếu KTV làm việc đủ 12 tháng trong năm, tính hết ngày 31/12 thì lương tháng 13 sẽ bằng số tiền lương trung bình trong tháng (không bao gồm các khoản tiền trợ cấp khác).
  • KTV làm việc không đủ 12 tháng trong năm tính tới hết ngày 31/12 Dương lịch, thì lương tháng 13 sẽ bằng Tổng lương trung bình trong tháng + Các khoản phụ cấp) chia cho 12 tháng, rồi nhân cho số tháng làm việc thực tế tại xưởng trong năm Dương lịch.

IV. Thu hút và giữ chân KTV sửa chữa bằng lương tháng thứ 13

Cách tính lương thưởng cho thợ sửa chữa ô tô như thế nào?

Theo các chuyên gia quản lý nhân sự, để tránh tình trạng các các thợ sửa chữa “nhảy” việc sau Tết, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng công việc thì việc “thưởng thêm” cho các KTV tháng lương thứ 3 là sự lựa chọn khôn ngoan.

Bởi nếu xét từ góc độ thúc đẩy năng suất làm việc thì tháng lương thứ 13 chưa hẳn đã là công cụ hữu hiệu. Nhưng nó lại rất hữu ích trong việc giữ chân nhân viên ở lại tiếp tục làm việc trong năm tiếp theo, bởi họ sẽ được nhận thêm một số tiền thưởng bằng một tháng lương.

Chính sách lương thưởng luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút và giữ chân các kỹ thuật viên sửa chữa giỏi. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của trung tâm, gara.

Xem thêm: nguyên tắc quản lý thợ tại gara

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách tính tiền lương thưởng cho thợ sửa chữa ô tô và chủ gara nên quan tâm. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã cung cấp được những thông tin mà bản thân cần!.

admin_donaweb