Kiến thức ô tô hôm nay của trung tâm VATC có gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về chủ đề: Cảm biến tốc độ bánh xe ô tô qua bài viết sau đây. Đọc đến hết bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!
1. Giới thiệu chức năng
Wheel Speed Sensor (WSS): Cảm biến được dùng để nhận biết tốc độ của bánh xe từ đó gửi tín hiệu về hộp điều khiển. Hộp điều khiển dựa vào tín hiệu này để tính toán các giá trị như: tốc độ của xe, phát hiện bánh xe có bị trượt hay không, phát hiện xem bánh xe có bị non không (đối với xe có hệ thống TPMS gián tiếp).

2. Vị trí của cảm biến trên xe
Cảm biến tốc độ bánh xe sẽ được đặt gần vành tạo xung (có thể là vành từ hoặc vành răng sắt) vị trí này thường được đặt gần bánh xe. Có nhiều loại cảm biến tốc độ bánh xe sẽ được đặt chung với lại Moay-ơ bánh xe.

3. Phân loại cảm biến tốc độ bánh xe
Hiện nay cảm biến tốc độ bánh xe được chia làm hai loại chính: Passive WSS và Active WSS.
Đối với loại Passive WSS là loại cảm biến loại điện từ cảm biến này nó tự phát ra tín hiệu gửi về hộp mà không cần phải cấp nguồn cho nó. Tín hiệu mà cảm biến này gửi về là dạng xung Sin. Có một nhược điểm đối với loại WSS này là nếu tốc độ qua thấp cảm biến sẽ không nhận biết được.
Đối với loại Active WSS là loại cảm biến cần cấp nguồn để hoạt động. Nguồn của cảm biến thường là 12V, một số ít trường hợp sẽ dùng nguồn thấp hơn. Tín hiệu gửi về hộp điều khiển là xung Vuông (Loại Active WSS này có hai loại nhỏ là dùng nguyên lý Hall hoặc MRE để nhận biết tốc độ quay). Mức điện áp của xung này khác thấp chỉ khoảng từ 0.3V đến 2V tùy vào loại xe. Loại này thông thường sẽ dùng vành từ để tạo tín hiệu (Có thể dùng vành răng nếu trong cảm biến có nam châm vĩnh cửu).
4. Ưu và nhược điểm của hai loại cảm biến tốc độ
Phân loại và sự khác nhau cơ bản của 2 loại cảm biến (thực thế đối với loại Active Sensor lại có 2 loại nữa là Hall và MRE – nhưng để kiểm tra và sửa chữa thì gần như là giống nhau).
Đối với trường hợp tốc độ quay của bánh xe thấp thì cảm biến Pasive nó sẽ phát ra tín hiệu xung với điện áp nhỏ nên hộp điều khiển sẽ không nhận biết được tốc độ của bánh xe (thường phải trên từ 5 km/h – 7 km/h mới biết được). Còn đối với cảm biến loại Active nó nhạy hơn và dạng xung là xung vuông chỉ có mức 0 – 1 nên dù là tốc độ thấp. Cảm biến cũng đo được.
Một ưu điểm nữa là thông thường con cảm biến loại Active sẽ đo được tín hiệu nếu bánh xe quay ngược (nếu là Active loại Hall thì sẽ có hai phần tử Hall, và MRE cũng vậy) nên nó sẽ biết được hướng quay của bánh xe.
Đối với cảm biến Passive Sensor tùy không không ưu điểm bằng Active nhưng giá thành thấp và độ bền cao nên vẫn được dùng rất nhiều. Trên một xe có thể vừa dùng loại Passive vừa dùng loại Active (lưu ý: trên xe 2 cảm biến tốc độ phía trước và 2 cảm biến tốc độ phía sau có thể khác loại nhau).
Trên đây là toàn bộ thông tin về cảm biến tốc độ bánh xe ô tô mà trung tâm VATC gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình kiến thức hay trong ngày.