Chẩn đoán hệ thống phanh ABS: Các vấn đề thường gặp

Chẩn đoán hệ thống phanh ABS/ hệ thống chống bó cứng khi phanh, hay còn gọi là hệ thống phanh ABS (Anti-lock Braking System), một trong những hệ thống vô cùng quan trọng, được trang bị trên hầu hết tất cả các dòng xe hơi đời mới ngày nay. Với sự góp mặt của hệ thống phanh ABS, sự an toàn trong quá trình sử dụng xe ngày càng được đảm bảo.

Phanh ABS giúp bánh xe không bị khóa cứng khi phanh gấp, đặc biệt là khi di chuyển trên những đoạn đường trơn trượt, ẩm ướt… Qua đó giúp tài xế dễ dàng điều khiển theo ý của mình, đưa xe vào vị trí an toàn trong những tình huống khẩn cấp. Dưới đây, các bạn hãy cùng trường dạy nghề điện ô tô VATC tìm hiểu:

Chẩn đoán hệ thống phanh ABS: Cấu tạo

Để chẩn đoán hệ thống phanh ABS, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo tiêu chuẩn của chúng sẽ bao gồm các bộ phận sau:

  • Hydraulic Control Unit (HCU): Bộ điều khiển thủy lực.
  • Anti-lock Brake Control Module: Hộp điều khiển điện tử ABS.
  • Front Anti-lock Brake Sensors/Rear Anti-lock Brake Sensors: Cụm cảm biến tốc độ bánh xe trước/sau.
Chẩn đoán hệ thống phanh ABS: Các vấn đề thường gặp

Do hệ thống phanh xe được điều khiển bởi hộp điều khiển điện tử ABS Control Module, vậy nên khi hệ thống ABS gặp sự cố, đèn báo check (ABS) sẽ hiển thị màu vàng trên bảng taplo. Qua đó giúp các kỹ thuật viên nhận biết và tiến hành chẩn đoán hệ thống phanh ABS để đưa ra biện pháp sửa chữa.

Những vấn đề thường xảy ra trên hệ thống phanh ABS

Về nguyên lý hoạt động, hệ thống phanh ABS hoạt động dựa trên tín hiệu tốc độ của 4 bánh xe, được giám sát bởi các cảm biến tốc độ và gửi về hộp điều khiển. Từ đó, hộp điều khiển sẽ so sánh những tín hiệu này với dữ liệu chương trình được lập trình sẵn bên trong hộp.

Khi phát hiện được các bánh xe đang gặp tình trạng khóa cứng, hệ thống ABS sẽ điều khiển thủy lực đóng/mở các solenoid, để giảm áp suất dầu phanh đưa tới bánh xe đang gặp phải tình trạng khóa và mở van khi cần thiết để dầu thắng lưu thông trở lại, đảm bảo cho bánh xe lăn đều trong khi giảm tốc độ, loại bỏ tình trạng bánh bị bó cứng.

Dựa trên nguyên lý làm việc và sơ đồ cấu tạo của hệ thống phanh ABS, chúng ta có thể suy luận ra một số vấn đề thường gặp và chẩn đoán hệ thống phanh ABS như sau:

  1. Hệ thống phanh ABS không hoạt động

Khi hệ thống phanh ABS không hoạt động, xe vẫn di chuyển và quá trình phanh của xe sẽ được thực hiện theo hệ thống phanh tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nó sẽ không đảm bảo được tính an toàn trong quá trình phanh của người lái.

Chẩn đoán hệ thống phanh ABS: Các vấn đề thường gặp

 

Và khi hệ thống phanh ABS bị lỗi, đèn cảnh báo sẽ báo sáng trên bảng taplo, kỹ thuật viên học chẩn đoán ô tô sẽ tiến hành kiểm tra các bước cơ bản theo trình tự nhất định như sau:

Kiểm tra/ chẩn đoán hệ thống phanh ABS khi không hoạt động

  • Sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra mã DTC trong hệ thống phanh, qua đó khoanh vùng sự cố. Tiến hành xóa mã lỗi để loại bỏ những lỗi lịch sử đang tồn tại trong hệ thống khiến cho đèn check sáng.
  • Mạch nguồn cấp IG: sử dụng VOM để kiểm tra dựa theo sơ đồ mạch điện hệ thống để kiểm tra cầu chì – đường dây – nguồn từ ắc quy cho tới nguồn cấp vào chân hộp.
  • Mạch cảm biến tốc độ phía trước: dựa trên tín hiệu Data live – dữ liệu động để đọc các thông số tốc độ bánh xe = 0 khi xe di chuyển.
  • Mạch cảm biến tốc độ phía sau: dựa trên tín hiệu Data live – dữ liệu động để đọc sơ bộ thông số tốc độ bánh xe = 0 khi xe di chuyển.
  • Kiểm tra bộ chấp hành bằng máy thiết bị chẩn đoán (Kiểm tra sự hoạt động của bộ chấp hành bằng cách sử dụng chức năng Active Test). Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, hãy kiểm tra xem mạch thủy lực xem có xuất hiện tình trạng rò rỉ hay không.
  • Nếu các triệu chứng chẩn đoán hệ thống phanh ABS trên vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra tất cả mạch trong các khu vực trên và đưa ra kết luận bình thường, hãy kiểm tra và có thể thay thế bộ chấp hành.
  1. Hệ thống phanh ABS hoạt động không hiệu quả

Việc tiến hành kiểm tra hệ thống phanh ABS hoạt động không hiệu quả, cũng gần như tương tự với quá trình kiểm tra hệ thống phanh ABS không hoạt động. Tuy nhiên, sẽ có thêm bước kiểm tra công tắc đèn phanh “brake light switch”, bởi tín hiệu phanh từ chân tài xế được đưa tới hộp thông qua công tắc này.

Chẩn đoán hệ thống phanh ABS: Các vấn đề thường gặp

 

Các bước tiến hành kiểm tra theo trình tự cơ bản như sau:

  • Kiểm tra mã DTC (mã chẩn đoán hệ thống phanh ABS) để chắc chắn rằng mã lỗi hệ thống bình thường được phát ra.
  • Mạch cảm biến tốc độ phía trước: dựa trên tín hiệu ở dữ liệu động để đọc sơ bộ – tốc độ bánh xe chập chờn hay không đồng đều khi xe chạy thẳng.
  • Mạch cảm biến tốc độ phía sau: dựa trên tín hiệu ở dữ liệu động để đọc sơ bộ – tốc độ bánh xe chập chờn hay không đồng đều khi xe chạy thẳng.
  • Mạch công tắc đèn phanh: dựa trên tín hiệu đèn phanh sáng/tắt khi đạp phanh, hay xem dữ liệu động để đọc sơ bộ, tín hiệu sẽ thay đổi giá giá OPEN/CLOSED hoặc ON/OFF khi thực hiện giả lập đạp/nhả phanh.
  • Kiểm tra bộ chấp hành bằng thiết bị chẩn đoán: Kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ chấp hành bằng cách sử dụng chức năng Active Test. Nếu xuất hiện hiện tượng bất thường, hãy kiểm tra mạch thủy lực xem có tình trạng rò rỉ hay không.
  • Nếu triệu chứng chẩn đoán hệ thống phanh ABS trên vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch trong các khu vực nói trên và đã kết luận là bình thường, hãy thay thế bộ chấp hành (ECU điều khiển trượt).

Kết thúc quá trình chẩn đoán hệ thống phanh ABS

Trên đây là một số bước cơ bản nói chung để kỹ thuật viên có thể dựa vào chẩn đoán hệ thống phanh ABS sơ bộ. Tuy nhiên để thực hiện sửa chữa một cách chính xác, thì kỹ thuật viên cần dựa trên mã lỗi DTC cụ thể đọc được từ thiết bị chẩn đoán và cẩm nang sửa chữa kèm theo của từng model xe để có quy trình chẩn đoán và sửa chữa một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Thông tin cơ bản về phanh ABS

Trường dạy nghề sửa chữa ô tô đời mới VATC

Địa chỉ: Số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945711717

Theo: obdvietnam.vn

admin_donaweb