Tổng quan các hệ thống trên xe ô tô: Điện, Dẫn động & An toàn

Một chiếc xe ô tô ngày nay được tạo thành bởi rất nhiều hệ thống điều khiển khác nhau như: hệ thống điện, hệ thống an toàn, hệ thống dẫn động xe,…

Mỗi hệ thống đều đảm nhiệm những nhiệm vụ, chức năng riêng biệt, giúp chiếc xe hoạt động một cách ổn định, hỗ trợ tối đa cho người lái, đồng thời cũng mang đến cảm giác thoải mái nhất cho toàn bộ hành khách thông qua những hệ thống tiện nghi.

Đối với các kỹ thuật viên, khi nhiều hệ thống thông minh càng xuất hiện trên xe, thì độ khó của các pan bệnh cũng dần tăng cao, khiến chúng ta phải học hỏi liên tục không ngừng. Dưới đây trung tâm VATC sẽ giới thiệu qua một số hệ thống chính trên ô tô, để các bạn có thể hiểu thêm về mỗi chiếc xe.

  1. Cơ bản về các hệ thống điện trên xe ô tô

Hệ thống điện trên xe là bộ phận không thể thiếu trên một chiếc xe ô tô ngày nay, dường như trên mọi hệ thống điều khiển và cơ cấu chấp hành, đều có sợ xuất hiện của hệ thống điện điều khiển. Nó giúp chiếc xe và toàn bộ hệ thống điều khiển khác có thể hoạt động một cách tốt nhất, chính xác nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

Nó không đơn giản chỉ là dây nối và nguồn điện, mà chúng gồm rất nhiều chi tiết liên kết chặt chẽ với nhau. Trước đây, các dòng xe ô tô đời cũ thường được trang bị máy phát điện 1 chiều, nhưng hiện nay các nhà sản xuất đã trang bị máy phát điện 2 chiều cho những dòng xe đời mới.

 

 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện trên xe ô tô:

Điện từ bình ắc-quy sẽ cung cấp cho hệ thống đánh lửa, nơi mà điện cao áp sẽ tạo ra tia lửa điện thông qua bugi để có thể khởi động động cơ.

Sau khi động cơ hoạt động, ắc quy ngừng cung cấp điện, thì máy phát điện sẽ sử dụng sức mạnh từ động cơ, để chuyến hóa động năng thành điện năng chuyển nó vào bình ắc-quy nhằm bù đắp năng lượng đã mất. Hệ thống điện sẽ cung cấp nguồn điện để các hệ thống trên xe có thể hoạt động như: điều hòa, cần gạt nước, đèn pha, cảm biến,…

Hệ thống điện và điện tử trên xe ô tô gồm có: hệ thống khởi động, hệ thống điều khiển động cơ, hệ thống nạp, hệ thống định vị GPS, hệ thống đèn và tín hiệu, hệ thống điều khiển xe,…

  1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống dẫn động trên xe ô tô

Động cơ là bộ phận sản sinh ra công suất và mô men xoắn tương ứng với sức mạnh của chiếc xe. Và để có thể truyền động sức mạnh của động cơ tới các bánh xe khiến chiếc xe di chuyển, thì chiếc xe sẽ phải cần một hệ thống dẫn động từ điểm đầu là động cơ, tới điểm đến là bánh xe.

 

 

Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của chiếc xe mang đến cho người dùng, mà các hãng xe sẽ trang bị các hệ thống dẫn động thích hợp cho chiếc xe. Trên thị trường hiện nay, hiện có 4 hệ thống dẫn động được trang bị trên các dòng xe khác nhau, cụ thể là:

  • Hệ dẫn động cầu trước FWD: nghĩa là động cơ sẽ truyền lực tới 2 bánh trước, sau đó hai bánh trước sẽ chủ động quay và kéo 2 bánh sau lăn theo.
  • Hệ dẫn động cầu sau RWD: cũng tương tự với nguyên lý hoạt động hệ dẫn động cầu trước. Nó chỉ ngược lại là động cơ sẽ truyền lực tới 2 bánh sau, sau đó sẽ chủ động chuyển động và đẩy 2 bánh trước lăn theo.
  • Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD: Nghĩa là cả 4 bánh đều nhận được lực truyền động từ động cơ.
  • Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD: Với hệ thống này, người lái có thể chủ động cài cài cầu để cả 4 bánh quay cùng một lúc, hoặc cũng có thể sử dụng 2 bánh trước hoặc sau. Tùy thuộc vào người lái.
  1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống an toàn trên ô tô

Ngày công nghiệp ô tô đang càng ngày càng phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc các hệ thống trên xe sẽ ngày càng trở nên hiện đại, kể cả các hệ thống an toàn trên ô tô cũng vậy.

Các hệ thống an toàn trên xe ngày càng trở nên thông minh hơn, qua đó giúp hạn chế tối đa tai nạn xảy ra, đồng thời cũng giảm thiểu tối đa thiệt hại về người nếu như không may xảy ra tai nạn. Một số hệ thống an toàn nổi bật trên xe ô tô có thể kể đến như:

Hệ thống phanh tự động:

Thông qua các cảm biến và camera giám sát, hệ thống này có thể phát hiện và ngăn ngừa được những tai nạn từ phía sau. Sau đó thông báo tới người lái qua âm thanh, cảm biến hoặc hình ảnh… Nếu không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu phản hồi nào từ người lái, để hạn chế tối đa những tình huống đáng tiếng xảy ra, hệ thống này sẽ tự động phanh.

Hệ thống kiểm soát hành trình:

Hầu hết các dòng xe hạng C trở lên đều được trang bị hệ thống này. Với hệ thống này, người lái sẽ được thư giãn hơn trong việc điều khiển xe trên những quãng đường dài thông qua việc điều khiển tốc độ bằng các nút bấm trên vô lăng mà không phải là ở chân ga.

Người lái có thể rút chân khỏi bàn chân gas và đặt lên chân phanh để sẵn sàng xử lý mọi tình huống bất ngờ xảy ra.

Hệ thống phanh khẩn cấp BA:

Khi gặp phải tình huống bất ngờ, người lái sẽ có những phản ứng nhanh tới bàn đạp chân ga. Lúc này cảm biến sẽ phát hiện ra những hoạt động bất thường của bàn đạp, bộ điều khiển trung tâm sẽ ngay lập tức kích hoạt điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh, qua đó giúp xe dừng lại kịp thời.

Hệ thống cảnh báo điểm mù:

Các cảm biến được bố trí trên xe sẽ phát ra sóng điện từ khi xe đang vận hành, qua đó phát hiện ra những phương tiện đang nằm trong điểm mù mà người lái không thể nhìn thấy được, sau đó đưa ra cảnh báo tới người lái.

Hệ thống cảnh báo lệch làn đường:

Nhờ các cảm biến được lắp trên xe, nếu nhận thấy chiếc xe di chuyển lệch làn, hệ thống sẽ tự động đánh lái nhẹ và đưa xe di chuyển đúng với làn đường. Hệ thống này hoạt động hiệu quả nhất khi di chuyển trên đường cao tốc.

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động:

Hệ thống này sẽ giúp việc đỗ xe của người lái trở nên dễ dàng hơn rất nhiều… khi mà chúng sẽ tự động điều chỉnh lái để đưa xe vào chỗ đậu vuông góc hay song song với lề đường một cách an toàn nhất.

 

Kết luận: Các hệ thống trên xe đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp chiếc xe hoạt động ổn định, mang lại cảm giác thoải mái nhất cho toàn bộ người ngồi trên xe, đồng thời cũng hỗ trợ tối đa cho người lái và mang đến sự an toàn khi tham gia giao thông.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn có thể hiểu thêm về tổng quan các hệ thống trên xe, để có thể nắm bắt và học sửa chữa ô tô một cách tốt nhất.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945.71.17.17
Email: info@oto.edu.vn

Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *