Hệ thống điều khiển dẫn động EDS – VF e34

1. Mô tả

EDS – Electronic Drive System: Hệ thống điều khiển dẫn động EDS bao gồm ba phần chính mô tơ điện, hộp số giảm tốc và Hộp điều khiển mô tơ điện. EDS nhận năng lượng từ hệ thống PIN để làm quay mô tơ điện từ đó tạo ra mô-men và lực kéo để giúp xe VF e34 có thể di chuyển bằng cách dẫn động 2 bánh phía trước.

2. Hệ thống điều khiển dẫn động EDSBộ phận của hệ thống điều khiển dẫn động EDS

Tổng quan

  1. Dây cao áp kết nối đến bộ PDU.
  2. Hộp điều khiển mô tơ điện.
  3. Mô tơ điện, vỏ bên ngoài của Stator.
  4. Mô tơ điện, nắp phía sau của stator.
  5. Đầu ra của ông nước làm mát
  6. Cụm gài số P
  7. Vỏ của hộp số giảm tốc
  8. Đầu ra của vi-sai

Chi tiết bên trong

0-1. Cụm EDS

0-2. Cụm INV (Inverter)

9. Vỉ mạch điều khiaarn

10. Vỏ/nắp phía sau của stator

11. Khung Stator (nhiều lá thép ép lại)

12. Cuộn dây Stator

13. Rotor (Nhiều lá thép ép lại)

14. Nam châm

15. Vỏ bên ngoài của Stator

16. Vỏ của của Stator

17. Vỏ hộp số giảm tốc

18. Bánh răng 

19. Vỏ bên dưới bộ Inverter

20. Nắp của bộ Inverter

1. Dây cao áp 3 pha AC kết nối với bộ điều khiển mô tơ 2. Cảm biến góc quay mô tơ
3. Nắp đậy của rotor 4. Đường vào ống làm mát

1. Ống làm mát kết nối giữ bộ điều khiển và bộ Pin 2. Cần khóa số P (PAWL)
3. Trục đầu ra Motor 4. Đầu ra ống làm mát
5. Nam châm

Nam châm Vĩnh cữu.

Thông tin kỹ thuật:

Mô tơ điện có rotor sử dụng nam châm vĩnh cữu, là động cơ điện đồng bộ.

Động cơ điện động bộ là động cơ điện AC với trạng thái hoạt động ổng định, tốc độ quay của rotor sẽ đồng bộ so với tần số của điện 3 pha AC vào motor.

Nếu có hư hỏng xảy ra đối với motor điện thì yêu cầu phải thay thế. Nhà sản xuất không cho phép tháo lắp hoặc sửa chữa.

Chuyển đổi mô-men

Mô tơ điện chuyển đổi mô-men thông qua hộp số sau đó đến trục láp, Hộp số này chúng ta có thể xem như là một hộp giảm tốc.

Các bộ phận:

  1. Mô tơ điện bên trong vỏ EDS
  2. Đường dẫn chất làm mát.
  3. Bạc đạn 
  4. Trục đầu ra của motor điện
  5. 6. Trục bánh răng trung gian
  1. Trục láp bên trái
  2. Bánh răng giảm tốc của bộ visai 
  3. Bộ visai, cho phép bánh xe bên phải và bên trái quay khác tốc độ với nhau
  4. Trục láp bên phải

Các bộ phận của hộp số:

1. Vỏ hộp số – nhôm đúc
2. Bộ khóa số P
3. Cần dẫn khóa số P
4. Trục đầu ra của Motor
5. Bánh răng khóa số P
6. 7. Trục bánh răng trung gian
8. Bạc đạn
9. Bộ visai.

Tỷ số truyền 10.418 : 1

Hộp điều khiển MCU.

  1. Nắp phía trên của bộ MCU, làm từ nhôm đúc.
  2. Mạch điều khiển mô tơ điện PCB
  3. Cụm IGBT (Transistor điều khiển có cực cách ly) và tấm giải nhiệt.
  4. Đầu ra điện 3 pha 
  5. Đầu vào ống làm mát
  6. Tụ điện
  7. Vỏ phía dưới bộ MCU, làm từ nhôm đúc
  8. Nam châm, xuang quanh dây  cao áp đến PDU

Công suất và Mô-men của Mô tơ điện so với tốc độ.

  • Mô-men cực đại luôn đạt được ở dải tốc độ từ 0 đến 4000 rpm.
  • Công suất cực đại bằng Mô men x Vận tốc góc, sẽ đạt được từ dải tốc độ 4500 rpm trở đi
  • Tại tốc độ trên 4000 rpm thì mô men của mô tơ điện sẽ giảm, tuy nhiên công suất sẽ được ổn định.

4. Một số hệ thống liên quan đến EDS

CGW: Hộp Gateway là một bộ phận quan trọng của một hệ thống điện trên xe có sử dụng nhiều mạng giao tiếp. CGW có thể đọc dữ liệu và chuyển đổi thông tin từ các mạng giao tiếp khác nhau như CAN, LIN, K-line,…

BMS: Giám sát điện áp, dòng điện, nhiệt độ của bộ pin cao áp, thu thập thông tin dòng cao áp từ VCU, trạng thái cách điện (HVIL) và các thông tin cần thiết khác. Hộp BMS cũng có thể điều khiển các Relay cao áp theo yêu cầu của VCU.

VCU: Là hộp điều khiển chính của hệ thống truyền lực trên xe điện. Hộp VCU nhận tín hiệu từ chân phanh và tín hiệu từ chân ga, đồng thời nó cũng điều khiển an toàn của hệ thống nguồn trên xe.

DCDC: Chuyển đổi điện áp: Đầu ra của điện áp bình điện được chuyển đổi nhờ bộ DC/DC sau đó cấp điện cho mô tơ điện. Điều chỉnh điện áp ổn định: Điện áp cao từ bình điện không ổn định, vậy nên nó được hiệu chỉnh bởi bộ DC/DC.

OBC:  Có hai kiểu sạc chính đối với xe điện này. Một là cổng sạc DC, đây là công sạc chính được sử dụng nhiều nhất, Cổng còn lại là AC bộ OBC sẽ chuyển đổi sang DC để sạc cho pin cao áp của xe.

PDU: Là bộ phận kết nối giữa các bộ phận cao áp trên xe, cho phép sạc điện hoặc sử dụng điện từ Pin cao áp, cho phép điện cao áp đến các bộ phận cao áp, có mạch bảo vệ nếu quá dòng, cho phép điện thấp áp đến cho bộ phận khác trên xe và giám sát hoạt động của điện cao áp.

MCU: Mạch điều khiển motor điện để chuyển từ điện năng thành lực kéo. Một số chức năng chính như điều khiển tốc độ cầm chừng, điều khiển tăng tốc, điều khiển xe chạy lùi, DC/AC. …

BCM: Hộp điều khiển thân xe nó quản lý các chứng năng chính liên quan đến thân xe (Body) của xe, thực hiện chức năng từ gateway gửi đến.

ACM: Hệ thống bảo vệ an toàn thụ động của xe khi xe xảy ra tai nạn nó sẽ bảo vệ người dùng bằng cách điều khiển dây đai an toàn.

EAC: Lin node và điều khiển tốc độ của máy nén điều hòa bằng điện với yêu cầu từ VCU.

5. Sơ đồ khối tổng quát

Sơ đồ khối của hệ thống MCU

Mạch điện của bộ MCU

Thông tin chân giắc điện.

Hy vọng bài viết về hệ thống điều khiển dẫn động DS của VATC đã cung cấp những thông tin hữu ích và giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công nghệ quan trọng này. Chúc bạn áp dụng thành công trong công việc và nghiên cứu của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
Profile Pic
Đội Ngũ Chuyên Gia VATC

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *