Hướng dẫn sửa mã lỗi B0094: Lỗi cảm biến va chạm trên ô tô – VATC

Khi sửa mã lỗi B0049 là khi bạn sử dụng máy chẩn đoán và xuất hiện mã lỗi trên. Cụ thể máy chẩn đoán sẽ hiển thị mã lỗi B0049 – Crash Zone Sensor, ý nghĩa mã lỗi báo cảm biến va chạm trên xe ô tô đang gặp vấn đề. Để sửa chúng, các bạn hãy cùng trung tâm dạy nghề ô tô VATC thực hiện theo các bước sau:

#1. Mô tả mã lỗi B0049

Các bạn chú ý các mã lỗi sau:

  1. Xuất hiện mã lỗi B0094: 11: Crash zone sensor circuit short to body ground có nghĩa cảm biến va chạm ngắn mạch đến mass sườn.
  2. Xuất hiện mã lỗi B0094: 13: Crash zone sensor circuit open circuit or short to power supply có nghĩa cảm biến va chạm bị hở mạch hoặc ngắn mạch đến nguồn dương.
  3. Xuất hiện mã lỗi B0094: 87: Signal reception error from crash zone sensor có nghĩa đang có lỗi nhận tín hiệu từ cảm biến va chạm.
  4. Xuất hiện mã lỗi B0094: 96: Crash zone sensor internal malfunction có nghĩa cảm biến va chạm bị hư hỏng bên trong.

Triệu chứng khi xuất hiện mã lỗi này là đèn báo túi khí sẽ sáng lên. Nguyên nhân gây ra mã lỗi này thường là do: Cảm biến va chạm bị lỗi kết nối hoặc hư hỏng; dây điện giữa hộp điều khiển SAS và cảm biến túi khí bị hỏng/ ngắn mạch/ mass sườn; hoặc hộp SAS đã bị hỏng.

Chúng ta hãy cùng quan sát sơ đồ mạch điện và vị trí cảm biến va chạm trên xe để có thể sửa mã lỗi B0049:

 

Hướng dẫn sửa mã lỗi B0094 – Lỗi cảm biến va chạm trên ô tô
Hướng dẫn sửa mã lỗi B0094 – Lỗi cảm biến va chạm trên ô tô

#2. Quy trình sửa mã lỗi B0049

Bước 1: Kiểm tra giắc kết nối của cảm biến va chạm

Bước này bạn cần cẩn thận để không làm kích hoạt module điều khiển túi khí. Đầu tiên bạn cho chìa khóa về OFF, tháo cản trước, ngắt kết nối cọc (-) bình và chờ khoảng 1 phút. Tiếp đến bạn ngắt kết nối ở giắc cảm biến va chạm, tại đây bạn kiểm tra sự kết nối của chúng xe có bị hư hỏng, ăn mòn hay gẫy chân giắc không.

Nếu điểm kết nối bị những lỗi trên thì khắc phục hoặc thay thế chúng rồi đi đến bước thứ 5. Còn nếu không thì các bạn thực hiện tiếp bước 2 như sau:

Bước 2: Kiểm tra cảm biến va chạm ngắn mạch đến mass

  • Thực hiện tháo ốp trục vô lăng và ngắt kết nối cuộn cáp còi.
  • Tháo cốp để đồ bên phụ và ngắt kết nối với giắc hộp điều khiển túi khí bên khách và giắc kết nối điều khiển ghế trước.
  • Tháo tấm ốp phía dưới trụ B và ngắt kết nối với bộ căng dây an toàn ghế trước.
  • Tháo ốp trần và ngắt kết nối với module điều khiển túi khí rèm phía trước, đồng thời ngắt toàn bộ các giắc kết nối với hộp điều khiển SAS.

Tiếp theo thực hiện kiểm tra điện trở tại các chân (bó dây) với mass sườn, và kiểm tra chân 30 của hộp SAS và chân 3N của hộp SAS xem có thông mạch hay không?.

Nếu có sự thông mạch, hãy kiểm tra xem có kết nối chung giữa các chân giắc hộp SAS và cảm biến va chạm hay không?. Nếu có một kết nối chung thì xác định bộ phận hư hỏng bằng cách kiểm tra kết nối chung và chân giắc xem có bị ăn mòn/ hỏng và bó dây điện chung bị ngắn mạch đến mass. Nếu không có kết nối chung thì thay thế những bộ phận hư hỏng, rồi đi tới bước 5.

Nếu không có sự thông mạch các bạn tới bước 3 như sau:

Bước 3: Kiêm tra hở mạch cảm biến va chạm

Tiếp tục thực hiện ngắt kết nối giữa cảm biến va chạm và hộp SAS đồng thời kiểm tra sự thông mạch giữa các chân A của cảm biến va chạm với chân 30 của hộp SAS và chân B cam biến va chạm với chân 3N của hộp SAS (bạn rung lắc bó dây điện khi kiểm tra).

Nếu chúng không thông mạch, hãy xác nhận xem có kết nối chung giữa các chân giắc hộp SAS với cảm biến va chạm hay không?. Nếu có 1 kết nối chung thì xác định hư hỏng bằng cách kiểm tra kết nối chung và chân giắc xem có bị ăn mòn/hỏng và và bó dây điện chung bị hở mạch không. Nếu không có kết nối chung thì thay dây điện bị hở mạch rồi tới bước 5.

Nếu chúng có thông mạch thì các bạn lại tiếp tục bước 4.

Bước 4: Kiểm tra mạch cảm biến va chạm ngắn mạch đến nguồn cấp (+) dương

Thực hiện ngắt kết nối giữa cảm biến va chạm và hộp SAS, gắn lại cọc âm bình ắc quy, để công tắc ON và đo điện áp tại các chân 30 và 3N của hộp SAS(bạn rung lắc bó dây điện khi kiểm tra) xem có điện áp bằng 0V hay không?.

Nếu có điện áp bằng 0V thì các bạn thay thế cảm biến va chạm và đi đến bước 5.

Nếu không có điện áp bằng 0V thì hãy xác nhận xem có kết nối chung giữa các chân giắc hộp SAS với cảm biến va chạm hay không?. Nếu có 1 kết nối chung thì xác định hư hỏng bằng cách kiểm tra kết nối chung và chân giắc xem có bị ăn mòn/hỏng và bó dây điện chung bị ngắn mạch đến nguồn dương. Nếu không có kết nối chung thì thay dây điện ngắn mạch đến nguồn cấp dương rồi tới bước 5.

Bước 5: Kiểm tra lỗi DTC của hộp SAS

Thực hiện ngắt kết nối cọc (-) ắc quy và chờ khoảng 1 phút, kết nối lại với hộp SAS và kết nối lại tất cả các kết nối bị ngắt trước đó, kết nối cọc (-) ắc quy , để công tắc ON và sử dụng máy chẩn đoán để xóa mã lỗi DTC của hộp SAS, sau đó kiểm tra mã lỗi lại 1 lần nữa xem các mã lỗi hiện tại có giống nhau không.

Nếu có thì thay hộp SAS, nếu không thì xử lý sửa mã lỗi B0049 thành công. Chúc các bạn sửa chữa tốt mã lỗi trên theo 5 bước này.

Xem thêm: Sửa chữa mã lỗi C0049 – Lỗi mức dầu phanh quá thấp

Nguồn: obdvietnam.vn

admin_donaweb