Cùng VATC tìm hiểu quy trình 5 bước sửa mã lỗi B1241 – Evaporator Sensor Short (Low) lỗi cảm biến dàn lạnh trên xe ô tô, được các ktv sửa chữa thường xuyên tại gara, với đầy đủ các thông tin, thông số và từng bước khắc phục trên xe Hyundai như sau:
Thông tin về mã lỗi B1241
Cảm biến dàn lạnh là một điện trở nhiệt âm, có điện trở tỷ lệ nghịch lại với nhiệt độ. Nằm trên bộ gia nhiệt phát hiện nhiệt độ lõi, cảm biến dàn lạnh sẽ chuyển đổi nhiệt độ đo thành giá trị điện áp rồi phản hồi đến module điều khiển A/C. Module điều khiển A/C sẽ ngắt nguồn rơle lốc điều hòa, khi nhiệt độ lõi ở giá trị ngưỡng thấp, nhằm ngăn dàn lạnh đóng băng.
Lỗi B1241 sẽ được thiết lập, nếu cảm biến dàn lạnh có điện áp tín hiệu dưới 0.1 trong 0.3s. Và chúng ta sẽ nhận thấy triệu chứng dễ nhận biết là bật điều hòa rất lạnh. Những nguyên nhân dẫn đến mã lỗi này nằm ở những nguyên nhân sau:
- Lỗi trực tiếp từ cảm biến dàn lạnh.
- Do chạm mass thân xe mạch tín hiệu cảm biến.
- Lỗi hộp điều khiển A/C.
Quy trình khắc phục sửa mã lỗi B1241
Trước khi đến với quy trình khắc phục sửa chữa, các bạn học chẩn đoán ô tô hãy tham khảo vị trí có thể xuất hiện hư hỏng, sơ đồ mạch điện và những thông số có liên quan đến lỗi cảm biến dàn lạnh B1241 dưới đây:
#Bước 1: Kiểm tra thông tin bằng máy chẩn đoán
Thực hiện bật ON chìa, kết nối mcđ với xe > chọn mã lỗi chẩn đoán DTC > DTC status để kiểm tra thông tin mã lỗi từ menu này. Các bạn xem thông số Evaporator Sensor như hình dưới.
Xem tham số này có hiển thị lỗi hiện tại hay không? Nếu không hiển thị thì đây là lỗi chập chờn do tiếp xúc kém trong giắc nối cảm biến, hoặc do ECM không được xóa lỗi sau sửa chữa, các bạn kiểm tra giắc xem có vấn đề cần thay thế và sửa chữa hay không, rồi tới bước kiểm tra sau sửa chữa; Nếu hiển thị, thì các bạn tới bước tiếp theo dưới đây:
#Bước 2: Kiểm tra mạch chạm mass
Thực hiện Off chìa, ngắt kết nối giắc cảm biến dàn lạnh với hộp A/C, rồi đo điện trở ở chân (+) cảm biến dàn lạnh với mass xe (tiêu chuẩn của điện trở là Ω vô cùng). Nếu điện trở không nằm trong tiêu chuẩn thì sửa chữa/ thay thế chúng rồi tới bước kiểm tra sau sửa chữa; Nếu điện trở nằm trong tiêu chuẩn thì tới bước tiếp theo:
#Bước 3: Kiểm tra cảm biến dàn lạnh
Tiếp tục Off chìa và ngắt kết nối giắc cảm biến dàn lạnh với hộp A/C, rồi đo điện trở chân tín hiệu (+) cảm biến với chân mass cảm biến (tham khảo bảng thông số tiêu chuẩn dưới đây), xem có nằm trong vùng giá trị hay không:
Nếu không năm trong vùng giá trị, bạn hãy thử thay thế một con cảm biến đang hoạt động tốt vào; nếu sự cố được khắc phục thì thay cảm biến mới rồi tới bước kiểm tra sau sửa chữa. Nếu nằm trong vùng trị giá cho phép thì các bạn tới bước tiếp theo:
#Bước 4: Kiểm tra hộp điều khiển A/C
Tiếp tục Off chìa và ngắt kết nối giắc cảm biến dàn lạnh với hộp A/C, bật chìa khóa (nhưng tắt động cơ), rồi đo điện áp ở chân tín hiệu (+) cảm biến dàn lạnh với chân mass cảm biến (tiêu chuẩn của điện áp nằm ở mức khoảng 5V) xem chúng có nằm trong mức giá trị hay không?:
- Nếu có: Kiểm tra lại giắc kết nối 1 lần nữa xem có cần phải sửa chữa hay thay thế không? Rồi tới bước cuối.
- Nếu không: Hãy thử thay 1 hộp điều khiển A/C mới để kiểm tra sự hoạt động. Nếu vấn đề này được khắc phục thì thay hộp mới rồi tới bước cuối.
#Bước 5: Kiểm tra sau sửa chữa
Thực hiện kết nối xe với máy chẩn đoán để kiểm tra mã lỗi > vào DTC status để xác nhận có hiển thị completed ở DTC Readiness Flag. Tiếp theo đọc lại mã lỗi xem chúng có hiển thị đây là mã lỗi lịch sử không? Nếu không thì thực hiện lại quy trình sửa chữa; Nếu có thì đã hoàn thành công việc.
Bài viết tương tự: Hướng dẫn sửa mã lỗi B1234 – Lỗi hở mạch cảm biến nhiệt độ trong xe
Trên là quy trình hướng dẫn sửa mã lỗi B1241, chúc các bạn có thể áp dụng và sửa chữa được lỗi cảm biến dàn lạnh trên ô tô này vào thực tế.