IC số là gì? Các loại IC số thông dụng

1. IC số là gì?

IC ѕố (IC digital) là gì? IC ѕố haу còn được gọi là IC kỹ thuật ѕố chỉ hoạt động ở một ᴠài mức hoặc trạng thái хác định, thaу ᴠì trên một phạm ᴠi biên độ tín hiệu liên tục. Cấu tạo cơ bản của IC kỹ thuật ѕố là các cổng logic, hoạt động ᴠới dữ liệu nhị phân, nghĩa là các tín hiệu chỉ có hai trạng thái khác nhau, được gọi là thấp (logic 0) ᴠà cao (logic 1).

Trong hệ thống logic, một trong hai mức điện áp nói trên được gọi là một bit. Nếu chúng ta quy ước một trong hai mức trên mức nào dương hơn là 1 và mức kia là 0, ta có hệ thống logic dương ngược lại là logic âm.

IC logic được phân ra thành nhiều họ: RTL, DTL, TTL, ECL, CMOS. Trong đó họ TTL được dùng khá phổ biến.

2. Những đặc trưng và một số lưu ý khi sử dụng IC số

Những đặc trưng của IC số:

a/ Hệ số chịu tải: Đó là số cổng cực đại có thể mắc đồng thời ở lối ra của cổng đã cho. Hệ số này càng lớn thì khả năng logic của mạch càng cao.

b/ Hệ số ghép mạch lối vào: Lối vào cực đại của cổng đã cho.

c/ Thời gian trễ là thời gian cần thiết để truyền xung qua mạch

d/ Tốc độ chuyển mạch hay còn gọi là độ tác động nhanh của vi mạch:

Loại tốc độ cực nhanh: ttb ≤ 5 nsec

Loại nhanh: ttb = 5 ÷ 10 nsec

Loại trung bình: ttb = 10 ÷ 100 nsec

Loại chậm: ttb ≥ 100 nsec

e/ Thời gian đóng mạch là thời gian kể từ lúc lối vào đạt một giá trị nào đó trên mức 0 đến lúc lối ra đạt một giá trị nào đó dưới mức 1.

f/ Thời gian ngắt mạch là khoảng thời gian kể từ lúc lối vào đạt một giá trị nào đó dưới mức 1, đến lúc lối ra đạt giá trị nào đó trên mức 0.

g/ Công suất tiêu thụ: phụ thuộc vào tín hiệu đặt lên nó.

h/ Tốc độ hoạt động phụ thuộc vào thời gian trễ truyền đạt:

Một số lưu ý khi sử dụng:

Một thiết bị sẽ sử dụng nhiều loại, nhiều họ IC số khác nhau, các tham số của các IC này cũng rất khác nhau. Để thiết bị được sử dụng lâu bền, hoạt động ổn định ta cần phải lưu ý khi cần phối ghép các IC số với nhau. Trong thực tế sử dụng, một số cổng logic trong IC số không được sử dụng đến, việc dư thừa này lại hay xảy ra.

Ví dụ: một mạch số cần 3 cổng NAND hai lối vào. Không có IC số loại 3 cổng NAND, ta phải dùng loại 4 cổng NAND hai lối vào. Như vậy, dư một cổng. Cổng dư thừa này do không sử dụng lại gây trở ngại cho hoạt động của toàn hệ thống. Ta phải xử lý việc dư thừa này. Theo các cách sau:

Nối đầu vào thừa đến +VCC, VDD, hoặc -VCC, VSS sao cho chức năng logic ban đầu của cổng vẫn không thay đổi.

Nối các đầu vào của các cổng thừa đến +VCC, VDD, hoặc -VCC, VSS sao cho đầu ra của nó luôn ở trở thành logic cao H, nghĩa là làm cho nó tiêu thụ công suất ít đi. Làm như trên, ngoài việc giảm công suất tiêu thụ của IC số, ta còn thực hiện được việc chống nhiễu cho toàn hệ thống.

3. Phân loại IC số và một số IC số thông dụng

Bài viết của VATC đã cung cấp thông tin chi tiết về IC số và các loại IC số thông dụng trong lĩnh vực điện tử ô tô. Hy vọng những kiến thức này giúp bạn nắm bắt được vai trò quan trọng của IC số trong việc điều khiển và tối ưu hóa hiệu suất của các hệ thống trên xe.

Có thể bạn quan tâm:

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
Profile Pic
Đội Ngũ Chuyên Gia VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *