Những hư hỏng của máy khởi động thường gặp và quy trình sửa chữa

Những hư hỏng của máy khởi động là không hiếm gặp tại các gara sửa chữa ô tô. Và để các bạn có được cho mình những thông tin về vấn đề này, các bạn hãy cùng trung tâm VATC chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

Trước khi tiếp tục, các bạn lưu ý! Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về hệ thống khởi động ô tô chi tiết về nguyên lý, cấu tạo và phân loại chúng một cách rõ ràng. Nếu bạn nào chưa hiểu về hệ thống khởi động, hãy đọc lại bài viết: Hệ thống khởi động ô tô.

Những hư hỏng của máy khởi động phổ biến

  • Hư hỏng ở phần mạch điện bao gồm: cháy nổ các tiếp điểm khởi động, chổi than mòn, cổ góp cháy bẩn, kẹt, các cuộn dây chập đứt, hỏng rơ le đóng mạch khởi động.
  • Hư hỏng phần cơ khí: kẹt khớp 1 chiều hoặc trượt quay, mòn bạc hay ổ bi, mòn bánh rang…

Quy trình sửa chữa hư hỏng của máy khởi động

Quy trình sửa chữa máy khởi động gồm 6 bước: tháo – tháo rời – kiểm tra – lắp ráp – thử – lắp.

Những hư hỏng của máy khởi động thường gặp

#1. Tháo

Những hư hỏng của máy khởi động thường gặp
  • Tháo cực âm của bình ắc-quy.
  • Tháo đế máy gồm: tháo nắp bảo vệ và ngăn mạch, tháo đai ốc bắt cáp đến máy, tháo giắc nối của đế máu và tháo đế máy.

#2. Tháo rời

Những hư hỏng của máy khởi động thường gặp
  • Tháo cụm công tắc từ gồm: tháo công tắc từ và cần dẫn động.
  • Tháo cụm stato gồm: tháo stato, lắp sau và vỏ nắp máy.
  • Tháo lò xo chổi than.
  • Tháo cụm roto.
  • Tháo cụm ly hợp máy đề gồm: ly hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm.

#3. Kiểm tra

  • Kiểm tra cụm roto máy đề: quan sát bằng mắt xem cuộn dây roto và cổ góp xem có bị bẩn hay không. Nếu bẩn và cháy sẽ khiến máy đề hoạt động không đúng. Nếu bẩn, hãy vệ sinh cụm roto bằng chổi và khăn lau.
  • Kiểm tra thông mạch và cách điện của roto: dùng đồng hồ điện để kiểm tra cách điện giữa cổ góp, lõi roto và thông mạch giữa các thanh dẫn điện của cổ góp.
  • Kiểm tra độ bảo hướng kính, đường kính ngoài và độ sâu của rãnh cổ góp.
  • Kiểm tra cuộc cảm: dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra thông mạch giữa các dây dẫn chổi than và dây dẫn, cách điện giữa chổi than và phần cảm.
  • Kiểm tra chổi than: vệ sinh sạch và kiểm tra bằng thước kẹp.
  • Kiểm tra cụm ly hợp máy đề bằng tay và kiểm tra khớp nối một chiều có ở trạng thái hãm hay không.
  • Kiểm tra cụm công tắc từ.
  • Kiểm tra thông mạch của công tắc từ: dùng đồng hồ đo

#4. Lắp ráp

Những hư hỏng của máy khởi động thường gặp
  • Lắp cụm ly hợp máy đề gồm: ly hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm.
  • Lắp cụm rô to máy đề.
  • Lắp lò xo chổi than máy đề.
  • Lắp cụm stato máy đề gồm vỏ máy đề, nắp sau và stato máy đề.
  • Lắp cụm công tắc từ máy đề gồm công tắc từ máy đề và cần dẫn động.

#5. Thử

Cấp điện trực tiếp từ ắc quy vào để kiểm tra các chức năng: chức năng kéo và giữ. Kiểm tra khe hở bánh răng chủ động, chức năng đàn hồi bánh răng chủ động và thử không tải.

#6. Lắp

Những hư hỏng của máy khởi động thường gặp
  • Lắp máy đề.
  • Nối cáp âm của ắc quy.

Xem thêm: Tìm hiểu bộ làm mát khí nạp Intercooler

Trên là những thông tin cần biết về những hư hỏng của máy khởi động thường gặp và cách để sửa chữa chúng. Chúc các bạn có những kiến thức thú vị, và đừng quên theo dõi VATC để có thêm thật nhiều những kiến thức khác.

admin_donaweb