Phương pháp cân cam động cơ ô tô: 3 cơ cấu OHD, OHV, OHC

Cân cam động cơ ô tô là gì? Trong quá trình động cơ vận hành, trục cam điều khiển sự đóng/mở của các xupap. Trục khuỷu điều khiển sự chuyển động lên xuống của các pittong. Vậy nên, khi lắp ráp phải đảm bảo chuyển động của pittong phải trùng với chuyển động của xupap, vị trí lắp đúng này được gọi là cân cam. Chi tiết cùng VATC tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Cân cam động cơ ô tô là gì?

Cân cam ô tô là cân chỉnh vị trí trục cam để điều khiển các xupap nạp và xả đúng thời điểm đầu kỳ nổ của buồng đốt khi piston đạt đỉnh chết trên. Các động cơ xăng và dầu thông dụng hiện nay sử dụng loại động cơ 4 thì hoặc gọi là (4 chu kỳ) nạp + nén + nổ + xả.

  • Trong kỳ nạp – xupap nạp sẽ được mở để đưa lượng không khí và nhiên liệu cần sử dụng vào buồng đốt.
  • Trong kỳ nén và nổ – xupap nạp và xả sẽ được đóng kín để piston nén được áp suất cao nhất.
  • Trong kỳ xả – xupap xả sẽ được mở để piston đẩy lượng hổn hợp không khí đã được đốt cháy ra khỏi buồng đốt.

Thời điểm chuyển động của trục cam sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào 4 chu kỳ của động cơ. Để cho động cơ hoạt động đạt hiệu suất cao nhất thì: Trục cam phải điều khiển 2 xupap nạp và xả được đóng kín đúng ngay chu kỳ nén của động cơ. Piston phải di chuyển đến đỉnh cao nhất. Khi đó piston sẽ tạo ra áp suất nén cao nhất ở chu kỳ nổ và đạt công suất lớn nhất của động cơ.

 

Cách cân cam động cơ ô tô cho 3 cơ cấu OHD, OHV, OHC

Tùy theo động cơ của từng hãng xe mà các dấu lắp ráp cơ cấu phân phối khí sẽ được bố trí ở những vị trí khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số trường hợp thường gặp phải nhất.

Cơ cấu OHC – Truyền động đai

Phương pháp tháo dây đai

  • B1. Tháo nắp đậy máy và nắp mặt trước của bộ truyền động đai.
  • B2. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao chõ rãnh khuyến trên puli trùng với điểm 0 trên vạch chia độ (Pittoong số 1 ở ĐCT).

  • B3. Kiểm tra dấu của bánh đai cam. Bạn có thể đánh dấu trên dây đai để khi lắp ráp lại được diễn ra thuận lợi hơn.

  • B4. Nới lỏng bánh căng đai khoảng ½ vòng, sử dụng tuốc nơ vít bẩy bánh căng đai theo chiều nới lỏng dây đai và xiết chặt bánh căng đai.
  • B5. Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam.

  • B6. Dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo đai ốc đầu trục khuỷu.
  • B7. Dùng cảo tháo puli dẫn động đầu trục khuỷu và tháo nắp đậy mặt dưới.
  • B8. Tháo miếng chặn đai cam.

  • B9. Đánh dấu dây đai với bánh răng trục khuỷu. Tháo dây đai ra ngoài.
  • B10. Tháo bánh căng đai và thay mới.
  • B11. Lắp bánh căng đai mới và lò xo. Đẩy bánh căng theo hướng chùng đai và xiết chặt nó lại.

Tham khảo ngay group “Hướng nghiệp – Học nghề ô tô” để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về định hướng nghề nghiệp chi tiết nhất nhé!

Phương pháp cân cam động cơ

  • B1. Kiểm tra lại vị trí điểm chết trên trục khuỷu và dấu trên bánh răng trục cam.
  • B2. Lắp đai cam vào động cơ đúng với vị trí ban đầu của nó.

  • B3. Nới lỏng bánh căng đai khoảng ½ vòng. Quay trục khuỷu 2 vòng và kiểm tra lại dấu cân cam.
  • B4. Xiết chặt vị trí giữ bánh căng đai.
  • B5. Lắp miếng chặn đai cam và chú ý mặt cong hướng ra ngoài.
  • B6. Lắp trở lại các miếng che đầu động cơ.
  • B7. Lắp puli đầu trục khuỷu và xiết đúng lực.

Cơ cấu OHV – Truyền động xích

Phương pháp tháo bộ truyền động

  • B1. Tách các bộ phận có liên quan ra ngoài.
  • B2. Tháo nắp đậy cò mổ và trục cò mổ.

  • B3. Nới lỏng đều từ ngoài vào trong, tháo cò mổ và trục cò mổ ra khỏi nắp máy.
  • B4. Lấy các đũa đẩy và các con đội ra ngoài.
  • B5. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tháo đai ốc đầu trục khuỷu. Lấy Puli đầu trục khuỷu ra ngoài.
  • B6. Tháo nắp đậy xích cam ở mặt trước của động cơ.

  • B7. Tháo bộ căng xích và lấy nó ra ngoài.
  • B8. Kiểm tra dấu cân cam: xoay trục khuỷu cho pittong số 1 ở điểm chết trên. Kiểm tra dấu trên trục cam và dấu trên trục khuỷu phải trùng tương ứng với dấu trên xích cam. Nếu cần thiết, đánh dấu trước khi tháo.

  • B9. Dùng cảo tháo bánh răng xích và lấy cả bộ truyền động xích ra ngoài.

  • B10. Tháo bộ đỡ xích.
  • B11. Tháo các con vít lắp ghép tấm chận dọc trục cam, nâng nhẹ trục cam và rút nó ra khỏi các ổ đỡ.

  • B12. Vệ sinh các sạch sẽ các chi tiết và sắp xếp chúng theo thứ tự.

Phương pháp cân cam động cơ

  • B1. Lắp trục cam vào thân máy.
  • B2. Lắp miếng sắt chận dọc ở đầu trục cam và xiết chặt nó lại.
  • B3. Lắp miếng đỡ xích cam.
  • B4. Xoay trục khuỷu sao cho then trên đầu trục khuỷu hướng lên theo phương thẳng đứng.
  • B5. Xoay trục cam cho then trên đầu trục cam cũng hướng lên theo phương thẳng đứng giống với trục khuỷu.

  • B6. Lắp xích cam vào hai bánh răng đúng theo đánh dấu đã định sẵn.
  • B7. Lắp bộ truyền động xích cam vào trục khuỷu và trục cam.
  • B8. Lắp đai ốc đầu trục cam và xiết chặt đúng momen.
  • B9. Lắp bộ căng xích cam và các bộ phận còn lại vào.

Đối với động cơ cũ

Đây là trường hợp trục cam được bố trí ở thân máy, khoảng cách giữa trục cam và trục khuỷu là gần nhau. Hiện nay, loại này thường rất ít gặp. Phương pháp cân cam động cơ ô tô cũ này được thực hiện như sau:

  • B1: Quay dấu trên bánh răng trục khuỷu nằm trên đường thẳng đứng qua tâm trục khuỷu và trục cam.
  • B2. Lắp trục cam vào thân máy sao cho dấu trên bánh răng cam trùng với dấu trên bánh răng trục khuỷu.
  • B3. Xiết chặt miếng chặn chuyển động dọc của trục cam vào thân máy.

Cơ cấu OHD – Truyền động xích

Ở cơ cấu này, trục cam được lắp đặt trên nắp máy và phương pháp lắp xích cam vào động cơ có hơi phức tạp. Ví dụ động cơ 1RZ và 2RZ. Bạn nên đánh dấu trước khi thao ra để khi lắp lại không bị quên.

  • B1. Quay trục khuỷu cho tới khi rãnh then trên đầu trục khuỷu hướng lên trên.
  • B2. Lắp bánh răng truyền động xích cam vào đầu trục khuỷu.

  • B3. Lắp ống dầu bôi trơn bộ truyền động xích cam.
  • B4. Lắp bộ thanh đỡ xích và thanh căng sên vào thân máy.

  • B5. Lắp xích cam vào bánh răng cốt máy và bánh răng cam sao cho dấu trên bánh răng cam hướng lên trên.

  • B6. Dùng dây cột thanh đỡ xích và thanh căng xích như hình vẽ.
  • B7. Lắp nắp đậy xích cam vào thân máy và xiết đúng lực.
  • B8. Lắp joint nắp máy vào thân máy.
  • B9. Lắp nắp máy vào động cơ và xiết đúng lực.

  • B10. Lắp trục cam vào nắp máy.
  • B11. Lắp bánh răng cam vào trục cam và xiết chặt.
  • B12. Đẩy pittong căng xích vào sát thân của nó và dùng móc giữ lại.
  • B13. Lắp bộ căng xích cam vào thân máy và xiết chặt.
  • B14. Quay trục khuỷu theo chiều quay để cho pittong bộ căng xích bung ra. Nếu không được, hãy sử dụng tuốc nơ vít xeo nhẹ hoặc dùng tay kéo thanh đỡ xích cam ra ngoài và buông tay, pittong sẽ đẩy thanh căng xích cam.

  • B15. Lắp các bộ phận còn lại vào đúng vị trí.

Những lưu ý khi cân cam động cơ ô tô

Dấu điểm chết trên ở trục khuỷu thường như nhau ở các loại động cơ. Nhưng dấu trên bánh răng cam thì lại rất đa dạng. Nên đánh dấu cơ cấu truyền động trục cam trước khi tháo, nhất là truyền động bằng xích cam.

Ở một số động cơ, dấu cân cam được đánh ở các bánh răng như: bánh răng trục cân bằng, bánh răng trục khuỷu… Khi lắp các dấu này phải lắp đúng vị trí của nó. Dấu cân cam còn có một số dạng như sau.

Hy vọng, với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về cân cam động cơ ô tô cũng như là những phương pháp cân cam tối ưu nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn về các khóa học thì liên hệ ngay theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *