Tìm hiểu hộp số ô tô và những hư hỏng của hộp số

Ngày nay, nền công nghiệp ô tô ngày càng phát triển, hộp số ô tô cũng từ đó được cải tiến nhằm mang đến khả năng vận hành mạnh mẽ, mượt mà, khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối đa và cảm giác lái tuyệt vời hơn so với những loại hộp số cũ.

Vậy bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem hiện nay có bao nhiêu liệu hộp số phổ biến được sử dụng trên ô tô, cũng như cách cấu tạo và những ưu/nhược điểm của các loại hộp số để có thể hiểu thêm về chiếc xe của mình.

Các loại hộp số ô tô gồm những loại nào?

  1. Hộp số sàn Manual Transmisson – hộp số truyền thống

Hộp số sàn hay còn gọi là hộp số tay cho phép người lái chuyển số thông qua cần số và chân côn.

Hộp số sàn Manual Transmisson – hộp số truyền thống

Cấu tạo hộp số sàn

  • Trục bánh răng chốt.
  • Trục bánh răng trung gian.
  • Nhông cài.

Ngoài ra, ở những dòng xe ô tô đời mới hiện nay, hộp số sàn còn được trang bị thêm bộ đồng tốc, qua đó cho phép nhông cài và bánh răng hộp số chuyển động cùng một tốc độ trước khi ăn khớp với bánh răng chó.

Ưu điểm của hộp số sàn: Có có tạo khá đơn giản nên chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thấp, giá thành rẻ. Có độ bền và tuổi thọ cao, mang đến cảm giác lái chân thật và phấn khích khi điều khiển.

Nhược điểm của hộp số sàn: Rất bất tiện khi phải di chuyển trong thành phố động đúc khi phải liên tục chuyển số.

Loại hộp số ô tô này có kết cấu khá đơn giản với độ bền cao và giá thành thấp. Đây là loại hộp số sử dụng ly hợp ma sát dạng đĩa để kết nối/tắt lực truyền động cơ, được người lái điều khiển qua chân côn. Hộp số sàn bao gồm trục sơ cấp – trục thứ cấp – trục trung gian. Các bánh răng cố định trên các trục sẽ ma sát với nhau và tạo ra tỉ số truyền tương ứng với từng chế độ lái.

Trong trường hợp người lái muốn sang số, thì cần phải đạp chân côn để ngắt kết nối động cơ với hộp số và thao tác chuyển số trên cần số để đưa các bánh răng đến đúng vị trí với số truyền tương ứng.

Hộp số sàn có ưu điểm là tiết kiệm nhiên liệu, dễ dàng chăm sóc và bảo dưỡng. Bên cạnh đó, hộp số sàn còn mang tới cảm giác lái chân thật và thú vi, người lái cần phải tập trung cao để có thể liên tục thao tác điều khiển chân côn và cần số.

Tuy nhiên, hộp số ô tô này cũng có những nhược điểm khá bất tiện như khi phải điều khiển xe trong điều kiện di chuyển ùn tắc. Thực tế cho thấy, những tay lái còn non và những người lái lớn tuổi sẽ cảm thấy căng thẳng khi phải điều khiển một chiếc xe sử dụng hộp số sàn.

  1. Hộp số tự động – loại hộp số phổ biến nhất

So với hộp số sàn, thì hộp số tự động là một cải tiến vượt trội khi mà nó có thể tự động thay đổi tỉ số truyền bằng cách sử dụng áp suất dầu để tác động vào ly hợp hoặc đai.

Hộp số tự động – loại hộp số phổ biến nhất

Cấu tạo của hộp số ô tô tự động

  • Bánh răng hành tinh.
  • Bánh răng ngoài.
  • Các bánh răng nhỏ.

Hộp số tự động ô tô có thêm bộ chuyển đổi mô-men, thay thế cho bộ ly hợp và bộ điều khiển thủy lực điện tử. Ô tô sử dụng hộp số tự động thì động cơ sẽ hoạt động độc lập với hộp số.

Ưu điểm của hộp số tự động: Giúp người lái thoải mái hơn khi điều khiển xe, đặc biệt là khi thường xuyên phải di chuyển qua những đoạn đường chật hẹp và tắc đường. Có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả hơn khi thường xuyên điều khiển xe trong thành phố so với hộp số sàn.

Nhược điểm của hộp số tự động: Do có cấu tạo phức tạp hơn nên hộp số ô tô tự động có giá thành cao hơn, có tuổi thọ thấp hơn và tốn nhiều chi phí để bảo dưỡng và sửa chữa hơn hộp số sàn.

Trên thị trường hiện nay, đa số tất cả các dòng xe đều được trang bị hộp số tự động. Hộp số này có cấu tạo phức tạp, gồm có các bánh răng kết hợp với nhau để tạo thành các cấp số cho xe. Đây là hộp số ngắt/truyền chuyển động quay từ động cơ thông qua bộ biến mô thủy lực có vai trò như bộ ly hợp. Quá trình hoạt động của hộp số này được điều khiển hoàn toàn tự động, bởi những tính toán của máy tay dựa theo điều kiện vận hành của xe.

Ưu điểm của hộp số tự động là mang đến cảm giác lái thoải mái, giúp người lái dễ dàng và tự tin điều khiển xe hơn, đặc biệt thích hợp cho những người mới lái xe. Ngoài ra, hộp số tự động rất thích hợp khi di chuyển xe trong thành phố đông đúc. Thế nhưng, chúng có nhược điểm là hao tốn nhiên liệu hơn số sàn và chi phí chăm sóc, bảo dưỡng cũng đắt đỏ hơn.

  1. Hộp số ô tô vô cấp

Đây là các loại hộp số không có các bánh răng, nó hoạt động dựa trên dây đai và hệ thống ròng rọc.

Hộp số vô cấp

Ưu điểm của hộp số vô cấp: Khả năng giảm sốc khi chuyển số tốt, giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa và mang đến cảm giác thoải mái khi điều khiển.

Nhược điểm của hộp số vô cấp: Không chịu được momen xoắn cao nên không thể áp dụng được trên các dòng xe thể thao hay các loại xe có tốc độ cao.

Hộp số ô tô này cũng mang đến cảm giác lái dễ dàng và thoải mái như hộp số tự động, thế nhưng nó lại có nguyên lý hoạt động khác biệt. Hộp số vô cấp CVT không có các cấp số, mà nó sử dụng 2 pulley có thể thay đổi đường kính, được kết nối với nhau bởi một dây đai, nhờ đó có thể linh hoạt thay đổi tỉ só truyền, giúp xe vận hành êm ái hơn.

Ưu điểm của hộp số vô cấp CVT chính là khả năng hoạt động linh hoạt và nhẹ nhàng, có cấu tạo nhỏ gọn và tiết kiệm nhiên liệu tốt. Đặc biệt, khi điều khiển xe sử dụng hộp số vô cấp CVT, tài xế có thể cảm nhận sự mượt mà rõ rệt và điều khiển các chế độ lái một cách chính xác.

  1. Hộp số ly hợp kép (Dual Clutch Transmission)

Loại hộp số ô tô này bao gồm 2 bộ ly hợp ma sát ướt tách biệt với nhau, một bộ điều khiển các bánh răng cấp số lẻ (1 – 3 – 5 và bánh răng gài số lùi), trong khi bộ ly hợp còn lại có nhiệm vụ điều khiển các bánh răng có các số chẵn (2 – 4 và số lùi). Nhờ vậy, quá trình sang số diễn ra mượt mà, nhanh chóng và chính xác.

Hộp số ly hợp kép (Dual Clutch Transmission)

Theo các chuyên gia, hộp số ly hợp kép có ưu điểm là tiết kiệm nhiên liệu, mang lại cảm giác lái phấn khích và khá dễ sử dụng. Hạn chế của hộp số này là có giá thành cao, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa không hề rẻ.

Những hư hỏng thường gặp trên hộp số ô tô

Khi sửa chữa hộp số ô tô, chúng ta có thể chẩn đoán cơ bản lỗi trên hộp số ô tô qua những hiện tượng như sau:

  1. Nổi đèn báo lỗi hộp số ô tô: Khi xuất hiện trường hợp này, các bạn nên sử dụng máy chẩn đoán ô tô để kiểm tra hệ thống tổng quan.
  2. Chạy thử xe và có tiếng ồn khi chuyển số: Là khi bạn vào số N đồng thời nghe tiếng lạo xạo, có thể đã hết dầu, đã lâu ko thay dầu, hoặc bánh răng hộp số hay vòng bi đã mòn.
  3. Chuyển số không mượt: Có thể do côn đã bị mòn, bánh răng hỏng.
  4. Không cài được số: Có thể do cáp chuyển hoạt động sai/ đã hỏng/ thiếu nhớt hộp số. Hoặc do hỏng cánh biến mô/ khớp 1 chiều.
  5. Không cắt được côn hoặc cắt chậm: Kiểm tra côn.
  6. Cài số bị trượt hoặc khó cài: Có thể do bánh răng quá mòn hoặc đã gãy.
  7. Hộp số bị rò rỉ nhớt: Có thể do phớt vênh, gioăng bị lão hóa…
  8. Sang số nhưng tốc độ không phù hợp: Kiểm tra đĩa ma sát có bị mòn, cháy, có thể do hư hỏng các van điện từ.
  9. Có mùi khét: Do hộp số quá nóng gây cháy dầu, hoặc má côn không đúng chất lượng gây dễ cháy.
  10. Mất điều khiển: Có thể do hư hỏng hộp điều khiển…

Trên là những lưu ý cơ bản về hộp số ô tô mà các bạn học sửa hộp số ô tô ngày nay nên tìm hiểu. Chúc các bạn có những kiến thức hữu ích mà trường dạy nghề ô tô VATC đã tổng hợp:

Xem thêm:

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
admin_donaweb