Khi cầu chì xe ô tô bị đứt, cháy… thì các hệ thống điện liên quan trên xe sẽ ngừng hoạt động. Lúc này, các bạn học sửa ô tô cần kiểm tra xem chúng hư hỏng ở đâu và thay mới. Bài viết sau đây, trung tâm VATC sẽ nói rõ ý nghĩa từng ký hiệu trên cầu chì, cách kiểm tra và hướng dẫn thay mới để các bạn có cách chăm sóc và bảo vệ chiếc xe của mình một cách hợp lý nhất.
1. Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động cầu chì xe ô tô
Cầu chì xe ô tô là linh kiện được thiết kế để bảo vệ hệ thống dây điện trong xe. Chúng đóng vai trò ngắt mạch khi phát hiện dòng điện vượt quá mức an toàn, ngăn ngừa chập cháy và hư hỏng hệ thống điện.
1.1. Cấu tạo
Cầu chì ô tô được cấu tạo từ ba bộ phận chính: linh kiện chảy, cực điện và khung giá.
- Linh kiện chảy (Melt part): Đây là phần lõi của cầu chì, đóng vai trò bảo vệ mạch điện. Linh kiện chảy thường được làm từ vật liệu kim loại có điểm nóng chảy thấp và điện trở suất cao, chẳng hạn như đồng, bạc, thiếc, v.v. Trong trường hợp quá tải hoặc ngắn mạch trên mạch, linh kiện này sẽ nóng chảy, ngắt mạch và bảo vệ hệ thống điện khỏi hư hỏng.
- Cực điện (Electrode part): Cực điện là phần kết nối ở hai bên của linh kiện chảy, có trách nhiệm dẫn dòng điện vào linh kiện này. Cực điện thường được làm từ vật liệu kim loại có độ dẫn điện cao, chẳng hạn như đồng, niken, v.v. Giữa cực điện và linh kiện chảy cần có sự tiếp xúc tốt để đảm bảo truyền dẫn dòng điện trơn tru.
- Khung giá (Bracket part): Khung giá là phần khung đỡ của cầu chì, đóng vai trò cố định cầu chì. Khung giá thường được làm từ vật liệu cách điện có độ bền cơ học và khả năng chịu nhiệt tốt, chẳng hạn như gốm sứ, polystyrene, v.v. Khung giá cũng kết nối linh kiện chảy và cực điện với nhau, tạo thành một cấu trúc tích hợp.
1.2. Phân loại cầu chì xe ô tô
Cầu chì ô tô được phân loại dựa trên kích thước, thiết kế và hình dạng. Mỗi dòng xe sẽ có loại cầu chì phù hợp với mục đích sử dụng và nhu cầu vận hành. Tuy nhiên, hai loại cầu chì phổ biến nhất hiện nay là cầu chì lưỡi dao và cầu chì ống thủy tinh.
Cầu chì lưỡi dao (Blade fuses)
Cầu chì lưỡi dao là cầu chì được phát triển vào năm 1975 và cho đến nay, đây là loại cầu chì ô tô được sử dụng phổ biến nhất. So với cầu chì thủy tinh, cầu chì lưỡi dao chỉ có cấu trúc đơn giản hơn, nhỏ gọn, nhẹ và bền hơn.
Cầu chì lưỡi dao gồm 4 loại:
- Maxi (APX): thường dùng cho các thiết bị điện cần dòng điện cao hơn. Nó có khả năng chịu dòng điện lên đến 120 ampere và thường được sử dụng trên xe tải, xe buýt và các thiết bị hạng nặng.
- Standard (ATC, ATO, APR): chúng có mặt trên nhiều dòng xe và có khả năng chịu dòng điện lên đến 40 ampere.
- Mini (ATM, ATM-LP, APS, ATT)): là loại cầu chì lưỡi dao nhỏ nhất, thường được dùng trên các xe hiện đại và có khả năng chịu dòng điện lên đến 30 ampere.
- Micro (ATR, ATM): thường dùng trên các xe hiện đại có nhiều thiết bị điện tử tiên tiến. Nó có khả năng chịu dòng điện lên đến 30 ampere.
Cầu chì ống thủy tinh (Glass Tube Fuses)
Cầu chì ống thủy tinh được sử dụng từ những năm 1910 để ngăn ngừa cháy nổ do dòng điện quá tải trong quá trình khởi động động cơ.
- Cầu chì hộp mực loại D: có cấu tạo bao gồm đế, vòng tiếp hợp, hộp mực, nắp cầu chì. Hoạt động bằng cách khi lắp vào đế, hộp mực sẽ tiếp xúc với dây dẫn, mạch được thông hoàn toàn.
- Cầu chì HV HRC dạng lỏng: có cấu tạo bao gồm cacbon tetraclorua, nắp kín 2 đầu. Phương thức hoạt động là khi dòng điện vượt quá mức, phần tử cầu chì bị thổi ra ngoài, chất lỏng dập tắt hồ quang.
1.3. Nguyên lý hoạt động
Khi dòng điện chạy qua cầu chì, dây chì sẽ nóng lên. Nếu dòng điện vượt quá mức cho phép, dây chì sẽ nóng chảy và đứt ra, ngắt mạch điện và bảo vệ các thiết bị điện.
2. Ý nghĩa các ký hiệu cầu chì xe ô tô
Cầu chì trên xe hơi có rất nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là những loại cầu chì ô tô như Micro-2, Mini, ATO… và được dùng nhiều nhất chính là loại Mini. Định mức điện áp của cầu chì ô tô thường nhỏ hơn cầu chì của các hệ thống điện dân dụng khác. Mỗi thiết bị trên xe ô tô như gạt mưa, đèn xe, điều hòa… đều có một cầu chì riêng biệt với ký hiệu riêng để có thể nhận biết.
Sau đây là tất cả những loại ký hiệu cầu chì của chúng trên xe ô tô mà VATC tổng hợp dưới đây nhé:
- HEAD (HIGHT): Cầu chì đèn pha.
- HEAD (LOW): Cầu chì đèn cos.
- TAIL (EXT): Cầu chì đèn hậu bên ngoài.
- TAIL (INT): Cầu chì đèn hậu bên trong.
- FOG LAMP: Cầu chì đèn sương mù.
- STOP: Cầu chì đèn phanh.
- METER: Cầu chì đèn đồng hồ taplo.
- HAZARD: Cầu chì đèn khẩn cấp.
- TURN: Cầu chì đèn báo rẽ.
- HORN: Cầu chì còi xe.
- DOME: Cầu chì đèn trần.
- HEATER: Cầu chì sưởi – quạt gió.
- A/CON: Cầu chì điều hòa xe (máy lạnh).
- P/WINDOW: Cầu chì cửa kính điện.
- RR DEF: Cầu chì sấy kính sau.
- D/LOCK: Cầu chì khóa cửa.
- CIGAR: Cầu chì đầu tẩu.
- WIPER: Cầu chì gạt mưa.
- ENGINE: Cầu chì qua hệ thống điện điều khiển động cơ.
- SUB Start: Cầu chì đề xe.
- AIR SUS: Cầu chì hệ thống treo.
- MEMORY: Cầu chì bộ nhớ.
- RAD: Cầu chì quạt két nước.
- ALT: Cầu chì máy phát điện.
- TOWING: Cầu chì rơ mooc.
- FITER: Cầu chì tụ lọc.
- SPARE: Dự phòng.
- FUSE PULER: Kẹp rút cầu chì khi thay.
3. Dụng cụ kiểm tra và thay thế cầu chì xe ô tô khi bị hỏng
- Kìm rút cầu chì: để tháo và lắp cầu chì một cách an toàn và dễ dàng, thông dụng nhất là kìm rút cầu chì dạng kẹp.
- Bút thử điện: giúp bạn xác định xem cầu chì có bị cháy hay không. Có hai loại chính: bút thử điện dạng bút chì và bút thử điện dạng kẹp.
- Đèn pin: giúp bạn dễ dàng nhìn thấy ký hiệu cầu chì xe ô tô.
- Cầu chì dự phòng.
4. Hướng dẫn kiểm tra cầu chì xe ô tô khi bị hỏng
Nếu như có một thiết bị điện nào đấy trên xe ô tô ngừng hoạt động, thì nguyên nhân rất có thể là do cầu chì của thiết bị đó đang gặp vấn đề. Lúc này, bạn cần kiểm tra và thay mới cầu chì để thiết bị đó có thể hoạt động lại. Đối với những người học sửa chữa ô tô thì những thao tác dưới đây sẽ không làm khó được các bạn đúng không?
Vị trí hộp cầu chì xe oto
Hộp cầu chì ô tô được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, chúng tùy thuộc vào cách bố trí của từng hãng xe. Tuy nhiên, đa phần cầu chi thường được đặt ngay dưới taplo hoặc trong khoang máy.
Để biết chính xác hộp cầu chì xe ô tô nằm ở đâu, bạn có thể kiểm tra trong sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp tới đại lý bán xe.
Cách kiểm tra cầu chì trên xe hơi
Để có thể kiểm tra được cầu chì xe hơi, trước hết bạn hãy chuẩn bị thiết bị để kiểm tra mạch điện đèn LED.
- Bước 1: Mở hộp cầu chì ô tô, dựa theo sơ đồ bố trí để tìm cầu chi của thiết bị điện bị hư hỏng.
- Bước 2: Đặt thiết bị kiểm tra vào điểm nối giữa cầu chì và bảng mạch điện. Nếu như đèn sáng thì có nghĩa cầu chì vẫn bình thường, nếu đèn không sáng thì có nghĩa là cầu chì đã bị hỏng.
- Bước 3: Đặt thiết bị kiểm tra vào hai bên đỉnh cầu chì. Nếu đèn sáng có nghĩa là bình thường, nếu đèn không sáng nghĩa là cầu chì đã bị hỏng.
5. Hướng dẫn cách thay mới cầu chì xe ô tô dễ dàng
Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ. Vậy làm thế nào để kiểm tra và thay thế cầu chì xe oto khi gặp sự cố. Trung tâm VATC sẽ hướng dẫn các bạn các bước thay thế cầu chì xe ô tô, rất đơn giản nhưng sẽ giúp bạn làm chủ chiếc xe trước các sự cố.
- Bước 1: Dùng kẹp gắp cầu chì bị hỏng ra khỏi bảng mạch điện.
- Bước 2: Kiểm tra chỉ số Ampe của cầu chì hư hỏng (Ampe thường được in trên nắp cầu chì). Sau đó tìm mua loại cầu chì có chỉ số Ampe tương ứng.
- Bước 3: Dùng kẹp gắp lắp cầu chì đã mua vào vị trí cầu chì hư hỏng.
Nếu bạn chưa biết cách sử dụng đồng hồ đo này, các bạn có thể xem ngay: Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Hy vọng, với những chia sẻ trên giúp bạn biết được cách kiểm tra và thay mới cầu chì xe ô tô khi bị hư hỏng một cách dễ dàng. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
Xem thêm:
- Tìm hiểu hệ thống chiếu sáng trên ô tô chi tiết nhất
- Cấu tạo và phân loại của cảm biến tốc độ xe – Vehicle Speed Sensor
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn