Lợi ích của các kiểu đặt động cơ điện trên hệ thống trợ lực lái là điều mà từng hãng xe lựa chọn. Với sự phát triển công nghệ trên xe ô tô hiện nay, việc hệ thống trợ lực lái điện đang dần thay thế cho hệ thống trợ lực thủy lực đang được diễn ra nhanh chóng và cấp thiết hơn.
Trên hệ thống lái điện EPS, chúng ta chia hệ thống này theo công suất và lực đánh lái. Việc này đòi hỏi động cơ điện hỗ trợ phải được đặt phù hợp tối ưu nhất, để giúp cho tài xế đánh lái một các êm ái nhưng vẫn có được cảm giác tay tốt nhất.
Với bài viết này, các bạn hãy cùng VATC tìm hiểu 5 cách đặt động cơ điện trong hệ thống lái trợ lực EPS tiêu biểu. Qua đây cũng là kiến thức cho các bạn học sửa ô tô đời mới cần nắm bắt, để áp dụng vào trong thực tế:
Các bạn có thể xem thêm sau bài viết này với:
-
Động cơ điện trên hệ thống trợ lực lái EPSc
Là hệ thống lái có mặt từ rất lâu, tuy nhiên chúng chỉ được áp dụng trên những chiếc xe cỡ nhỏ có cơ cấu trợ lực lái thấp hoặc rất thấp. Động cơ của hệ thống lái EPSc này được đặt ngay trong khoang nội thất.
Với vị trí đặt này, chúng sẽ ít bị tác động nhiệt từ động cơ, do trong khoang động cơ sẽ yêu cầu phạm vi nhiệt độ từ -40 độ đến 1250 độ C, trong khi đó EPSc chỉ hoạt động tốt ở khoảng nhiệt -40 độ đến 850 độ C.
Hạn chế của bộ trợ lực này là người lái sẽ nghe thấy tiếng khá rõ ràng vì chúng đặt khá gần vị trí người lái.
Bộ trợ lực sử dụng cơ cấu bánh vít (gắn trên trục lái) – trục vít (lắp trên trục động cơ điện) có giới hạn về bánh răng trục vít, nên momen xoắn truyền là nhỏ. Đối với loại cho momen xoắn cao hơn thì cần độ chắc chắn cao hơn nên chi phí chế tạo sẽ cao hơn.
-
Động cơ trợ lực trên hệ thống lái EPSp
Chúng được đặt tại bánh răng lái của cơ cấu bánh răng thanh răng, và momen do động cơ này tạo ra sẽ đến ngay thanh răng và bánh răng. Chúng tạo ra một lực trợ cao hơn EPSc bởi không cần phải truyền dọc theo trục lái chính và trung gian.
Bộ trợ lực EPSp bao gồm cả ECU và động cơ điện nằm trong khoang động cơ nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố nhiệt độ và độ rung tại đây. Chúng bị hạn chế về lực và momen khi đánh lái do chỉ có thể quay quanh trục lái của bánh răng lái.
-
Động cơ điện trên hệ thống trợ lực lái EPSdp
Động cơ điện sẽ được gắn ở thanh răng, nhưng sẽ được điều khiển bằng 1 bộ bánh răng giảm tốc. Việc lắp đặt này cho phép tách bộ cảm biến và bộ truyền động trong hệ thống. Công suất trợ lực sẽ được tối ưu do sự độc lập của tỉ số truyền bánh răng truyền động chính với tỉ số lái.
Dù chúng có công suất cao hơn tới khoảng 15% so với EPSc/ EPSp, tuy nhiên do vị trí lắp đặt khó khăn và khá cồng kềnh nên sẽ gây khó khăn với người lắp ráp và sửa chữa.
-
Động cơ trợ lực trên EPSapa
Được đặt song song trên thanh răng của hệ thống lái, bộ trợ lực sẽ được tạo nên bởi động cơ điện truyền tới thanh răng với sự kết hợp của trục vít mebi và bộ truyền đai.
Khi động cơ hoạt động, dây đai này sẽ dẫn động trục vít mebi biến chuyển động quay trên động cơ điện thành chuyển động trên thanh răng, bộ trợ lực cũng được bố trí để xoay quanh vỏ của cơ cấu lái. Chúng được đánh giá cao bởi sự hoạt động chính xác và loại bỏ được những nhược điểm gây ra tiếng ồn. Vì có công suất lớn và loại bỏ được các nhược điểm, chúng được nhiều hãng xe sang cỡ lớn lớn sử dụng.
-
Động cơ trợ lực trên EPSrc
Động cơ với lõi rô to trục rỗng và đồng trục với thanh răng. EPSrc cũng sử dụng cơ cấu trục vít me để biến chuyển động quay trên động cơ thành tịnh tiến trên thanh răng. Khác với EPSapa thì đai ốc của trục vít mebi trên EPSrc được điều khiển trực tiếp từ động cơ điện.
Do động cơ điện điều khiển có yêu cầu cao về momen xoắn nên thường sử dụng động cơ servo. Bộ trợ lực này sẽ gắn đồng trục với thanh răng nên sẽ rất tinh gọn, và đây cũng là hệ thống được áp dụng nhiều nhất trên các dòng xe hạng sang, cũng như cho các xe có hệ thống lái bánh sau ngày nay.
> Hiện tại VATC đang triển khai lớp học online về điện ô tô, các bạn có thể đăng ký tại đây.
Theo: oto-hui.com