Hệ thống chân không trên ô tô được ví như một chiếc “máy bơm khí” khổng lồ. Nếu không được bảo dưỡng đúng cách, hiện tượng rò rỉ hệ thống chân không sẽ dễ dàng xảy ra. Lúc này, các bộ phận làm bằng cao su và nhựa sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của phương tiện. Trang bị những dấu hiệu rò rỉ hệ thống chân không trên ô tô giúp khách hàng di chuyển an toàn và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
1. Hệ thống chân không trên ô tô là gì?
Hệ thống chân không ô tô ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả vận hành của động cơ đốt trong. Tỷ lệ không khí bơm vào sẽ quyết định mức năng lượng mà động cơ có thể tạo ra.
Mỗi động cơ đều cần một lượng không khí và nhiên liệu phù hợp để có thể tạo ra năng lượng di chuyển các pít-tông nhằm giúp xe hoạt động ổn định. Do đó, nếu hệ thống chân không trên ô tô gặp vấn đề, phương tiện sẽ không đảm bảo an toàn để vận hành.
Tùy từng đơn vị sản xuất, mức chân không sẽ được quy định với lượng tiêu chuẩn khác nhau. Trên một số dòng xe, hệ thống chân không còn được sử dụng như một nguồn điện phụ để hỗ trợ động cơ và hộp trục khuỷu hoạt động.
2. Hệ thống chân không trên ô tô hoạt động như thế nào?
Động cơ là một phần của chiếc xe ô tô mà bạn phải có hiểu biết về nó bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của chiếc xe. Hiểu cách hoạt động của động cơ bao gồm cả hệ thống “chân không” và việc hệ thống này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của động cơ là điều bắt buộc trước khi học cách tìm ra rò rỉ của hệ thống chân không và cách khắc phục cũng như mọi vấn đề khác liên quan đến động cơ.
Tham khảo ngay: Khoá học Kỹ thuật sửa chữa ô tô toàn diện chất lượng nhất
3. Vai trò của không khí trong động cơ đốt trong
Một động cơ đốt trong tạo ra năng lượng để xe chạy. Nhưng chính xác thì “cách đốt cháy” tạo ra năng lượng như thế nào?
Về cơ bản, động cơ đốt trong được gọi là động cơ “đốt trong” vì nhiên liệu và không khí được đốt cháy bên trong động cơ, từ đó tạo ra năng lượng di chuyển các pit-tông để giúp chiếc xe di chuyển. Tỷ lệ không khí bơm vào trong động cơ là một nhân tố rất quan trọng quyết định lượng năng lượng mà động cơ có thể tạo ra.
Khối xy lanh là “ngôi nhà” của xy lanh động cơ, bên trong có các pít-tông di chuyển lên xuống để tạo ra năng lượng. Động cơ càng có nhiều xy lanh, thì động cơ càng mạnh. Các động cơ thông thường có 4, 6 hoặc 8 xy lanh.
Trong động cơ 4 thì, van nạp mở trong quá trình nạp. Pít-tông di chuyển xuống đồng thời làm di chuyển trục khuỷu, từ đó tạo ra một lực hút hoặc “chân không” giúp hút không khí và nhiên liệu vào buồng đốt. Tỷ lệ không khí và nhiên liệu được bơm vào bao nhiêu là do van tiết lưu, một tấm quay và van nạp điều khiển quyết định.
Khi pít-tông đạt đến đỉnh trong hành trình nén của nó, thì hỗn hợp khí và nhiên liệu đã được nén, trong khi đó bugi đốt cháy hỗn hợp nén này và tạo ra một quá trình đốt cháy, pít-tông sẽ di chuyển xuống dưới. Khi pít-tông chạm đáy của hành trình, van xả sẽ mở ra và đẩy khí thải ra khỏi xy lanh.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm cho mình một kiến thức mới về hệ thống chân không trên ô tô. Đừng quên theo dõi website của VATC để tiếp tục đón đọc những bài viết về kiến thức ô tô cập nhất mới nhất nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn
Xem thêm: