Buồng đốt động cơ trên ô tô là một trong những bộ phận quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc chuyển hóa năng lượng nhiên liệu thành động lực để vận hành xe. Đây là nơi diễn ra quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí, tạo ra áp suất và nhiệt lượng, từ đó sinh công để đẩy piston và làm quay trục khuỷu. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về buồng đốt động cơ ô tô, giúp bạn hiểu rõ hơn và áp dụng tốt kiến thức trong quá trình sửa chữa ô tô.
1. Khái niệm buồng đốt động cơ
Buồng đốt động cơ hay còn có tên gọi khác là buồng cháy. Đây là một khoang kín nằm bên trong động cơ đốt trong của xe. Trong đó có hỗn hợp nhiên liệu, không khí và xăng (hòa khí) được đốt cháy ở nhiệt độ không đổi. Tạo ra quá trình sinh công giúp động cơ làm việc.
Buồng đốt động cơ có khả năng chịu được những thay đổi đột ngột về áp suất và nhiệt độ, đồng thời giúp hỗ trợ thực hiện công hoặc lực tác động gây ra do quá trình đốt cháy, trước khi sản phẩm cháy được thải ra ngoài. Buồng đốt được giới hạn bởi nắp xi lanh, thành xi lanh và đỉnh piston.
2. Nguyên lý làm việc của buồng đốt động cơ
Buồng đốt làm việc theo quá trình như sau:
- Đầu tiên, bộ chế hòa khí hút không khí từ môi trường bên ngoài. Sau đó hòa cùng nhiên liệu và đẩy hỗn hợp này vào buồng đốt.
- Buồng đốt có pittông chuyển động quay.
- Piston sẽ bắt đầu quá trình nén hỗn hợp không khí-nhiên liệu khi chúng được đưa vào.
- Khi quá trình nén kết thúc, một bugi sẽ đánh lửa hỗn hợp.
- Hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị đốt cháy tạo ra luồng khí có nhiệt độ và áp suất cao bên trong buồng đốt động cơ.
- Khi đến thời điểm quá trình đốt cháy hoàn thành, piston sẽ đẩy hỗn hợp ra khỏi buồng và đưa vào một van giãn nở nhằm thực hiện quá trình giãn nở.
- Khi hỗn hợp nở ra, tác dụng một lực lên đỉnh pittông và gây lực chuyển động.
- Khi piston nhận được năng lượng áp suất từ hỗn hợp đốt cháy thì chuyển năng lượng này thành cơ năng. Sau đó, một thanh truyền được kết nối với piston. Khi piston truyền chuyển động của nó đến thanh truyền kết nối, thanh sẽ chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.
- Thanh truyền chuyển động quay đến trục khuỷu.
- Khi trục khuỷu nhận được sự chuyển động, nó sẽ làm quay bánh đà và càng làm quay.
Tham khảo ngay: Khoá học Kỹ thuật sửa chữa ô tô toàn diện từ A-Z
3. Vai trò của buồng đốt động cơ
- Cung cấp khoảng không gian hạn chế để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí.
- Nơi chứa van đầu vào và đầu ra.
- Nơi chứa và dẫn hướng piston.
- Thúc đẩy quá trình đốt cháy.
- Khả năng chịu được nhiệt độ cao của quá trình đốt cháy.
- Có nhiệm vụ không cho tràn ra khí thải của quá trình đốt cháy.
Trên đây là những thông tin hữu ích về buồng đốt động cơ trên ô tô mà các anh em dân kỹ thuật ô tô đều phải nắm rõ trong quá trình sửa chữa ô tô. Đừng quên theo dõi website của VATC để tiếp tục đón đọc những bài viết về kiến thức ô tô cập nhất mới nhất nhé!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn
Xem thêm: