Hệ thống còi xe ô tô – cấu tạo, cách sửa chữa khi chúng không kêu

Hệ thống còi xe ô tô đảm nhận nhiệm vụ khi xe cần xin đường, người lái xe nhấn còi để phát ra tín hiệu âm thanh nhằm cảnh báo các phương tiện giao thông, người đi đường và người chỉ dẫn giao thông. Cùng tìm hiểu chi tiết về hệ thống này trên xe ô tô cùng VATC nhé!

1. Hệ thống còi xe ô tô

1.1 Hệ thống còi xe ô tô là gì?

Còi xe ô tô, hay còn được biết đến với tên gọi “kèn xe hơi”, là một thành phần không thể thiếu trên bất kỳ phương tiện giao thông đường bộ nào.

hệ thống còi xe ô tô
Hệ thống còi xe ô tô.

Vai trò của còi xe vượt xa một thiết bị phát ra âm thanh đơn thuần, nó là một công cụ giao tiếp quan trọng giữa người lái xe và môi trường xung quanh.

Về mặt kỹ thuật, hệ thống còi xe ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý biến đổi năng lượng điện thành năng lượng âm thanh. Khi người lái nhấn nút còi, dòng điện chạy qua một cuộn dây, tạo ra từ trường. Từ trường này tác động lên một màng chắn, khiến nó rung động và phát ra âm thanh.

1.2 Phân loại và cấu tạo hệ thống còi xe ô tô

Còi xe ô tô thường được chia thành 2 loại chính:

1.2.1 Hệ thống còi hơi

Còi hơi thường được trang bị trên các dòng xe trọng tải lớn và có hệ thống hơi khí nén dùng cho phanh xe.

Cấu tạo của hệ thống còi hơi bao gồm các bộ phận chính như: bình khí nén, van điều khiển, ống dẫn khí và còi hơi.

Khi người lái nhấn nút còi, van điều khiển sẽ mở ra, cho phép khí nén từ bình chứa đi qua ống dẫn và tới còi hơi. Luồng khí này làm rung màng loa bên trong còi, tạo ra âm thanh đặc trưng. Còi hơi thường có âm lượng lớn hơn còi điện thông thường, giúp đảm bảo tín hiệu cảnh báo được nghe thấy rõ ràng trong môi trường ồn ào.

1.2.2 Hệ thống còi điện

hệ thống còi điện xe ô tô
Còi điện trên xe ô tô.

Còi điện lại được sử dụng rộng rãi hơn trên các dòng xe hơi con và xe tải nhỏ. Hệ thống còi điện đơn giản, dễ lắp đặt và bảo dưỡng, âm thanh cũng đủ lớn để sử dụng trong đô thị.

Hệ thống còi điện gồm có: rơ le còi, ắc quy, còi điện, khóa điện và nút bấm còi.

Khi bật khóa điện và nhấn nút bấm còi, rơ le sẽ đóng tiếp điểm (A) của rơ le đưa điện vào còi (như sơ đồ dưới) để hệ thống còi xe ô tô có thể hoạt động và phát ra âm thanh. Khi ngừng nhấn nút bấm còi, tiếp điểm của rơ le mở cắt mạch điện sẽ khiến còi không còn tiếp tục kêu nữa.

2. Hệ thống còi xe ô tô không hoạt động

hệ thống còi xe ô tô không hoạt động
Nguyên nhân hệ thống còi xe ô tô không hoạt động là gì?

Còi xe có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, từ việc không phát ra tiếng kêu đến kêu yếu, kêu liên tục hay hoạt động không ổn định.

  • Nếu còi xe không kêu, nguyên nhân có thể do cầu chì đứt, dây điện cấp nguồn bị đứt hoặc lỏng, nút bấm còi trên vô lăng bị hỏng, rơ le còi không hoạt động, hoặc còi xe bị hỏng.
  • Trong trường hợp còi xe kêu yếu hoặc tiếng kêu không bình thường, nguyên nhân có thể là do còi xe bị bẩn, tiếp xúc kém với nguồn điện, hoặc còi xe bị hỏng một phần.
  • Nếu còi xe kêu liên tục không ngắt, có thể do nút bấm còi bị kẹt, rơ le còi hỏng, hoặc dây điện điều khiển còi bị chập.
  • Khi còi xe chỉ kêu lúc được bấm mạnh, nguyên nhân có thể là do tiếp xúc của nút bấm còi không tốt, dây điện điều khiển còi bị lỏng hoặc rơ le còi hoạt động không ổn định.

Xem thêm: Vòi phun cao áp: Cấu tạo, nguyên lý và phương pháp sửa chữa

3. Hướng dẫn sửa chữa hệ thống còi xe ô tô

Âm thanh của còi xe phụ thuộc vào tần số dao động và biên độ dao động của màng còi. Vậy nên khi khoảng cách khe hở giữa hai tiếp điểm thay đổi khi tiếp điểm mở, sẽ làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng.

hướng dẫn sửa chữa hệ thống còi xe ô tô
Hướng dẫn sửa chữa hệ thống còi xe ô tô.

Ngoài ra, sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép từ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đóng/mở của tiếp điểm. Thế nên, khi bạn muốn thay đổi âm thanh của còi xe to/nhỏ thì bạn có thể điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh để thay đổi tần số dao động và biên độ của hệ thống còi xe ô tô. Hãy điều chỉnh độ căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép.

3.1 Điều chỉnh còi điện ô tô

  • Nối thêm một đoạn dây mát. Nên vệ sinh sạch nơi gắn còi để tiếp mát tốt hơn.
  • Dùng đèn thử một đầu nối mát, đầu còn lại chạm vào đầu nối BAT, nếu không xẹt lửa thì do hở mạch từ ắc quy đến. Còn nếu xẹt lửa thì là do chạm đầu dây này vào đầu H. Nếu còi không kêu thì có thể rơ le còi đã bị hỏng.
  • Nếu còi vẫn không kêu, thì chạm dây này vào cọc bắt dây của còi. Nếu còi kêu là do hở mạch từ rơ le tới còi. Nếu còi vẫn không kêu thì có thể là do còi xe đã bị hỏng.
  • Đối với trường hợp còi xe kêu liên tục mà không ngắt thì nguyên nhân có thể là do chạm mát đoạn dây từ rơ le tới nút bấm còi.

Tham khảo ngay: Khóa học điện ô tô toàn diện

3.2 Điều chỉnh hệ thống còi điện ô tô khi tháo rời

  • Cháy, đứt hay hở mạch cuộn dây điện từ: bạn cần cuốn lại cuộn dây hoặc thay cuộn dây mới.
  • Tiếp điểm tiếp xúc không tốt, bị cháy nổ, không tiếp điện: bạn cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm.
  • Lò xo bị giảm tính đàn hồi, yếu hay gãy: cần thay mới nó.
Còi sên của ô tô
Còi sên của ô tô.

Hệ thống còi xe ô tô là một bộ phận không kém phần quan trọng trong các hệ thống an toàn khác trên xe. Nó giúp bạn thông báo với các phương tiện đang lưu thông cùng khi gặp sự cố, khi muốn xin đường hay muốn vượt.

Vậy nên, nếu hệ thống còi xe ô tô của bạn đang gặp vấn đề, bạn cần kiểm tra và đưa ra phương án sửa chữa cho khách hàng để đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông. VATC chúc các bạn thành công.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *