Hệ thống lái trợ lực Điện – Thủy lực (EHPS)

Hôm nay, hãy cùng trung tâm VATC tìm hiểu chi tiết về hệ thống lái trợ lực Điện – Thủy lực (EHPS). Đọc đến hết bài viết để biết cách so sánh hệ thống lái trợ lực điện – thủy lực, sơ đồ bố trí hệ thống, nguyên lý hoạt động,… và rất nhiều thông tin hữu ích khác mà bạn cần biết về EHPS.

1. Bảng so sánh hệ thống lái trợ lực thủy lực và trợ lực điện – thủy lực

Hạng mục Hệ thống lái trợ lực thủy lực Hệ thống lái trợ lực điện – thủy lực
Sơ đồ bố trí
Hệ thống
  • Nguồn năng lượng được lấy từ trục cơ của động cơ (thông qua bơm dầu trợ lực).
  • Nguồn năng lượng được lấy từ ắc quy (mô tơ điện dẫn động bơm trợ lực lái).
Ưu điểm
&
Nhược điểm
  • Chi phí và khối lượng tương đối thấp.
  • Bơm luôn hoạt động kể cả khi không đánh lái dẫn đến ồn, rung động hơn.
  • Giảm tiêu thụ nhiên liệu
    → Tiết kiệm năng lượng (chỉ điều khiển tốc độ động cơ).
    → Giảm tiếng ồn và rung động.
    → Hiệu quả trên mọi địa hình (trợ lực lái tùy thuộc vào địa hình).
    → Giá thành cao.
  • Hệ thống lái trợ lực điện – thủy lực được nhà sản xuất TRW nghiên cứu và phát triển (bao gồm cả cụm thước lái) đã được trang bị trên xe Genesis (BH) như là 1 trang bị tùy chọn của Hyundai. Bản tiêu chuẩn chỉ là hệ thống trợ lực lái thủy lực thông thường (không có EPS; không có Solenoid điều khiển EPS), do vậy động cơ cũng thay đổi tùy thuộc vào từng kiểu hệ thống lái khác nhau. (Bơm thủy lực, chiều dài dây đai dẫn động, etc.)
  • Theo kết quả điều tra, lượng tiêu thụ nhiên liệu ở động cơ sử dụng hệ thống lái trợ lực điện- thủy lực giảm 2.8% so với hệ thống lái trợ lực thủy lực thông thường.
  • Vì hệ thống lái trợ lực điện- thủy lực điều khiển tốc độ mô tơ lái nên lực đánh lái được kiểm soát và người ta gọi hệ thống điều khiển này là “kiểu điều khiển theo dòng”.
  • Trong điều kiện làm việc bình thường mà không có bất kỳ sự cố nào xảy ra, hệ thống lái sẽ điều khiển tốc độ của mô tơ lái để điều chỉnh lực lái (dựa vào cảm biến góc đánh lái và tốc độ động cơ…).

2. Sơ đồ bố trí hệ thống lái trợ lực điện – thủy lực

Dầu: Tiêu chuẩn cho dầu trợ lực như sau:

  • Với hệ thống lại trợ lực thủy lực: PSF-3 (màu đỏ) hoặc PSF-4 (màu xanh).
  • Với hệ thống lái EHPS: CHF 20 (màu xanh), do công ty ‘Pentosin’ cung cấp.
  • Độ nhớt dầu thay đổi tùy theo nhiệt độ. Lượng dầu khoảng 1 lít.

Bình dầu:

Không phải là 1 bình chứa dầu mà đơn giản chỉ là cổng nạp để đổ dầu vào.

Tháo cụm MPU:

  • Muốn tháo cụm MPU, bạn phải tháo cản trước và cụm đèn pha (RH) .
  • Không có đèn cảnh báo cho hệ thống này.

3. Nguyên lý hoạt động

Để hệ thống lái trợ lực điện – thủy lực khởi động bình thường, cần đáp ứng các điều kiện sau:

1) Điện áp ắc quy phải cao hơn 10.5V.
2) Tốc độ động cơ lớn hơn 500rpm.
3) Hệ thống phải nhận được đầy đủ tất cả các tín hiệu thông qua đường truyền CAN.

Tốc độ động cơ: Động cơ phải khởi động để kích hoạt hệ thống EHPS. Tín hiệu này nhận từ ECM của động cơ thông qua CAN.

Tốc độ xe: Tốc độ của mô tơ lái tỉ lệ với tốc độ góc đánh lái nhưng tỉ lệ nghịch với tốc độ xe, giúp làm tăng cảm giác lái khi xe chạy ở tốc độ cao (giống chức năng của hệ thống lái trợ lực điện EPS).

Tốc độ góc đánh lái: Không chỉ góc đánh lái mà cả tốc độ đánh lái cũng được tính toán làm thông số đầu vào để hệ thống điều khiển. Tín hiệu này nhận được từ cảm biến góc lái (SAS) thông qua kênh truyền CAN.

Chẩn đoán bằng máy chẩn đoán: Giao tiếp giữa xe với máy quét thông qua đường truyền CAN.

Dưới đây là sơ đồ khối tín hiệu vào/ ra của hệ thống lái trợ lực điện – thủy lực:


4. Cấu tạo của MPU (Motor Power Unit- Cụm Mô tơ lái)

  • Mô tơ điện: Dòng tối đa có thể chạy qua mô tơ 85A nhưng thực tế chỉ cần dòng 70A có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện lái. Là loại mô tơ điện 1 chiều 3 pha không chổi điện, tốc độ mô tơ được điều khiển dưới dạng sóng tín hiệu.
  • Bơm: Sử dụng bơm bánh răng trong.
  • Hệ thống làm mát MPU: Không có thiết bị độc lập nào để làm mát MPU. Thay vào đó, hệ thống sẽ tạm dừng nếu nhiệt độ lên cao hơn 125℃ và động cơ chạy ở chế độ “fail-safe”. (Không chỉ sử dụng cảm biến ngoài mà còn có điện trở nhiệt lắp trong mô-đun điều khiển để tính nhiệt độ dầu và mạch PCB).
  • Phụ tùng thay thế: Làm việc trong điều kiện gần như khô, các phụ tùng thay thế có thể chia thành 4 cụm sau:

1) Cụm thân MPU + vòng đệm cao su.

2) Phần đế MPU.

3) Dây dẫn, giắc cắm.

4) Nắp, vỏ bao ngoài.

Đó là, mô-đun điều khiển không thể thay thế.

5. Hệ thống điều khiển

Mỗi khi tín hiệu khởi động động cơ truyền về mô đun điều khiển, chương trình sẽ tự động thiết lập lại và hệ thống điều khiển mô tơ hoạt động bình thường nếu không phát hiện sự cố nào diễn ra. Thay vì điều khiển van điện từ, mô đun điều khiển tốc độ của mô tơ để điều khiển lực trợ lực lái cho phù hợp với từng điều kiện lái.

Trong hệ thống MPU này, không có khối điều khiển logic ‘Center Return- tự động quay lại giữa’ như ở hệ thống lái điện tử MDPS. Nếu vô lăng lái được đánh liên tục 5~7 phút, nhiệt độ dầu sẽ tăng lên (120℃), khi đó dòng điện qua mô tơ giảm và do vậy bạn cảm thấy có một lực cản chống lại sự quay vô lăng.

Bảo vệ mô tơ trong trường hợp nhiệt độ cao và dòng quá lớn: Dòng qua động cơ bị giới hạn để đảm bảo tránh nhiệt độ và dòng điện vượt quá giới hạn. Tham khảo chế độ chạy ‘failsafe’ để biết thêm thông tin.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống lái trợ lực điện – thủy lực (EHPS). Hy vọng rằng bạn đã có được những kiến thức hữu ích cho mình.

Đừng quên, trung tâm VATC hiện vẫn đang mở nhiều lớp đào tạo sửa chữa ô tô toàn diện, chi tiết tham khảo ngay sau đây:

Các khóa học ô tô toàn diện, chất lượng nhất hiện nay.

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vẫn miễn phí bạn nhé!

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn

Có thể bạn quan tâm:

Đội ngũ chuyên gia VATC

Chúng tôi là những chuyên gia Nội dung & Truyền thông tại trung tâm VATC - mang đến cho bạn những Tin tức - Sự kiện mới nhất của trung tâm cũng như cập nhật các Kiến thức - Tài liệu chuyên ngành Ô tô hay nhất.