Có khá nhiều người sử dụng xe ô tô không biết thước lái ô tô là gì, và cho tới khi bộ phận này hư hỏng cần thay thế mới bắt đầu đi tìm hiểu chúng.
Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn những vấn đề thường xảy ra trên bộ phận này cơ bản nhất, qua đó giúp bạn đọc hiểu thêm. Ngoài việc giúp các kỹ thuật viên tư cho khách hàng của mình, thì đây cũng là bài viết giúp các chủ xe có thể chủ động có thêm kiến thức về thước lái.
Còn đây là phần dành riêng cho các kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, có thể tìm hiểu sâu hơn về thước lái ô tô mà trung tâm VATC đã tổng hợp ở những bài viết trước:
- Tiếng anh chuyên ngành hệ thống lái ô tô
- Cẩm nang hệ thống lái trợ lực điện ESP
- Hệ thống lái điện tử Steer-by-wire
- Cách khắc phục rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực lái
Tìm hiểu thước lái ô tô là gì?
Là chi tiết trên hệ thống lái mỗi chiếc xe, chúng đảm nhiệm chức năng điều khiển xe theo cử động tay của tài xế thông qua vô lăng. Đối với các dòng xe đời mới ngày nay, đa số các nhà sản xuất đều trang bị thêm hệ thống trợ lực lái để giúp tài xế dễ dàng điều khiển xe hơn.
Tuy là bộ phận rất chắc chắn và có tuổi thọ cao, thế nhưng cũng không thể tránh khỏi những trục trặc, hư hỏng trong suốt quá trình sử dụng. Và đây cũng là bộ phận ảnh hưởng nhiều nhất tới khả năng điều khiển xe, vậy nên người dùng nên quan tâm tới bộ phận này.
Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào, cần phải được kiểm tra ngay lập tức, bởi chi phí thay thế và sửa chữa thước lái là khá cao.
Những dấu hiệu nhận biết thước lái ô tô gặp vấn đề
Tay lái nặng
Tay lái nặng sẽ khiến người lái tốn rất nhiều sức để có thể điều khiển chiếc xe theo ý của mình. Trong những trường hợp bất ngờ xảy ra, người lái rất khó để xử lý nhanh, nên rất dễ xảy ra va chạm. Tay lái nặng có thể là do dầu trợ lực lái hết, hoặc bơm trợ lực lái bị hỏng.
Tay lái trả lái chậm
Tình trạng trả lái chậm có thể là do bơm trợ lực hoạt động kém. Cụ thể, khi tài xế đánh lái, do bơm hoạt động kém nên áp suất và lưu lượng dầu bơm không đủ khiến thước lái di chuyển chậm.
Ngoài ra, theo những người thợ sửa chữa ô tô lâu năm cho rằng, trả lái chậm rất có thể là do hở xéc-măng của thước lái, làm dầu lọt qua khoang nên mới xảy ra hiện tượng này. Hiện tượng này thường đi kèm với hiện tượng tay lái nặng.
Thước lái ô tô bị chảy dầu
Hiện tượng chảy dầu ở thước lái có thể là do phớt thước do nước và bụi bẩn bám lâu ngày khiến bộ phận này hư hỏng. Vấn đề này khá dễ xử lý nên bạn nên khắc phục nhanh nếu không muốn hư hỏng toàn bộ hệ thống.
Hệ thống lái phát ra tiếng động lạ
Nếu bạn đánh lái mà phát hiện ra những tiếng động lạ ở hệ thống lái, thì chứng tỏ rằng thước lái ô tô đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể là do thiếu dầu trợ lực lái, bạc lái mòn hoặc rơ, bơm trợ lực lái hoạt động kém hiệu quả…
Vành tay lái bị rơ
Tình trạng rơ vành tay lái xuất hiện khi xe đã sử dụng thời gian dài, các khớp nối, khớp trục trung gian, trục các đăng lái bị bào mòn khiến độ trễ khi lái xe gia tăng. Độ rơ vành tay lái cũng nói lên độ rơ của hệ thống lái.
Cách xử lý khi thước lái ô tô gặp vấn đề
Khi thước lái gặp vấn đề thì nó cần được cân chỉnh lại hoặc phục hồi các chi tiết trên thước lái ô tô. Chúng ta có thể cân chỉnh thước lái theo 2 cách đó là: cân chỉnh bằng dây và cân chỉnh bằng thước kéo.
Việc cân chỉnh lại thước lái sẽ mang đến những lợi ích như: Ngăn chặn tình trạng xe bị nhao lái, vỏ xe mòn không đều, vô lăng bị xô lệch và tăng tuổi thọ của lốp xe, giúp bạn điều khiển xe một cách an toàn nhất.
Ngoài ra, các chuyên gia về xe cũng khuyên người dùng nên mang xe tới các garage để căn chỉnh và bảo dưỡng thước lái định kỳ từ khoảng 6 – 12 tháng, hoặc 10.000km vận hành.
Trên là những kiến thức cơ bản nhất về thước lái ô tô, giúp các bạn học sửa chữa ô tô có thể nắm bắt được các thông tin sửa chữa thước lái. Chúc các bạn có những kiến thức hữu ích để tư vấn cho khách hàng của mình.
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC
Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0945.71.17.17