Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua

Siêu xe Koenigsegg là một trong những dòng xe chạy nhanh nhất thế giới. Trong năm 2017, hãng siêu xe đến từ Thủy Điển chỉ chế tạo 16 chiếc và khách hàng phải chờ đợi tận 3 năm nếu muốn sở hữu dòng xe này.

Là hãng siêu xe đến từ Thủy điển, Koenigsegg được thành lập vào năm 1994 bởi Christian von Koenigsegg. Kể từ khi thành lập và phát triển cho tới năm 2017, hãng chỉ mới sản xuất tổng cộng 132 chiếc xe. Tính đến tháng 06/2017, hãng chỉ có 97 nhân lực và tất cả đều là những kỹ sư bậc thầy trong ngành công nghiệp ô tô. Hãy cùng trường dạy nghề ô tô tại TPHCM tìm hiểu.

Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua

Có tiền vẫn khó lòng mua nổi Koenigsegg

Micheael Loke, một người may mắn sở hữu được chiếc Koenigsegg Agera RS. Chiếc xe này đã truất ngồi vương của chiếc Hennessey Venom và Bugatti Veyron Supersport để giành danh hiệu “siêu xe chạy nhanh nhất thế giới”.

Không chỉ nổi tiếng với tốc độ nhanh nhất thế giới, Koenigsegg còn được biết tới bởi hãng này cam kết không sản xuất số lượng lớn. Trong năm 2017, hãng chỉ sản xuất 16 chiếc. Và nếu khách hàng đặt hàng ngay thời điểm này, họ sẽ phải chờ đợi ít nhất 3 năm nữa mới có thể nhận được xe.

Trung bình mỗi chiếc xe sẽ mất khoảng 6 tháng để xây dựng. Hầu hết các bộ phận như khung máy, khung gầm, động cơ, phanh, bánh xe,… đều được làm ngay tại chỗ. Carbon là vật liệu đặc biệt quan trong đối với Koenigsegg. Có hơn 400 bộ phận được làm từ Carbon, từ hệ thống nạp nhiên liệu cho đầu máy (nhằm giảm trọng tâm của động cơ), thân xe cho tới ghế…

Kể từ khi thành lập cho tới năm 2017, tổng số xe mà hãng Koenigsegg sản xuất chỉ vỏn vẹn 132 chiếc. Trong đó mẫu CCX sản xuất với số lượng lớn nhất cũng chỉ lên tới 29 chiếc. Nói về độ hiếm của siêu xe Koenigsegg thì không đối thủ nào có thể so sánh được.

 

Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua
Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua

 

 

Ngay cả những dòng xe nổi tiếng như Bugatti Veyron trên toàn thế giới cũng là 450 chiếc, Chiron giới hạn là 500 chiếc. Ferrari LaFerrari Aperta có số lượng là 210 chiếc và LaFerrari coupe giới hạn là 500 chiếc.

Trước nhu cầu và sự phàn nàn của khách hàng vì phải đợi chờ lâu, Koenigsegg cuối cùng cũng quyết định tăng số lượng Regera lên 80 chiếc. Tuy nhiên, con số này vẫn còn quá ít so với danh sách chờ đợi đặt hàng. Chính bởi sự quý hiếm của dòng xe này, những chiếc xe cũ của hãng được bán với giá gấp nhiều lần so với giá gốc. Ví dụ như Floyd Mayweather mua lại chiếc siêu xe Koenigsegg CCX Trevita với giá 4.8 triệu USD.

Nhẹ – nhanh – mạnh là vũ khí lật đổ Lamborghini và Ferrari

Christian von Koenigsegg từng tự hào khi nói về sản phẩm của mình rằng: “Xe của chúng tôi luôn nhanh hơn, nhẹ hơn và mạnh mẽ hơn. Các đối thủ của chúng tôi chắc chắn đang cố gắng để bắt kịp chúng tôi, nhưng có lẽ họ sẽ không bao giờ làm được điều đó”.

Không có bất kỳ đường chạy nào thích hợp để thử nghiệm sức mạnh của Regera, đây là siêu xe vô cùng phức tạp với những công nghệ kỳ lạ (3 động cơ điện, động cơ V8 tăng áp kép, không sử dụng hộp số, hệ thống hybrid trên xe F1). Nó nhẹ hơn 500kg so với Tesla Model S, nhưng vẫn có tiếng gầm dũng mạnh của cỗ máy V8, sức mạnh tối đa hơn 1.000 mã lực.

Hãng siêu xe Koenigsegg cùng đội ngũ kỹ thuật của mình luôn cố gắng hết mình để cho ra những siêu xe vượt qua bất kỳ giới hạn nào. Không giống với nhiều thương hiệu ô tô khác trên thế giới, bởi các kỹ sư thường tự bó hẹp bản thân mình trong giới hạn kỹ thuật nhất đó và đưa ra những biện pháp an toàn.

Koenigsegg chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy đặc điểm kỹ thuật như một thứ chất lỏng, nó khá linh hoạt và không bị giới hạn. Chúng tôi đẩy giới hạn của bản thân lên một tầm cao mới và thách thức những thử thách. Chúng tôi đã và đang làm những việc mà nhiều người cho rằng là không tưởng. Năm 2014, chúng tôi giới thiệu Regera – một siêu xe không hộp số lần đầu tiên xuất hiện”.

Lần đầu tiên trong lịch sử của hãng có tuổi đời non trẻ, siêu xe Koenigsegg sản xuất nhiều model khác nhau. Regera hybrid tương đối tinh vi và đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng.

Bất kể là vẫn đang trong kỳ nghỉ của đất nước Thủy Điển, nhưng nhà máy Koenigsegg vẫn hoạt động. Những kỹ sư miệt mài làm việc trên phần mềm CAD, họ trích xuất những kỹ thuật vô cùng phức tạp và khó hiểu.

Ngay cả với ông chủ của hãng, Christian von Koenigsegg luôn say mê và tận tâm với công việc của mình. Koenigsegg sở hữu gương mặt thân thiện, ánh mắt tràn đầy sự tự tin và cách nói chuyện luôn cởi mở.

Với những sản phẩm đỉnh cao như siêu xe Koenigsegg, khách hàng ở đây luôn có những mối quan hệ đặc biệt với công ty. Christian không chỉ là ông chủ của hãng, mà ông còn là một người bạn của khách hàng, là linh hồn của sản phẩm.

Những bí mật bên trong đại bản doanh của siêu xe Koenigsegg

Trở lại nhà máy Koenigsegg, những tiếng ồn ào phát ra từ dây chuyền sản xuất. Christian von Koenigsegg đang nói chuyện với Jon Guner. Danh thiếp của Gunner sẽ khiến người nhìn bất ngờ với hàng loạt chức danh khác nhau. “Giám đốc kỹ thuật siêu xe và phát triển phương tiện hiệu năng cao”. Hai người đàn ông tạm ngừng cuộc trò truyện để dẫn khách tham quan một vòng nhà máy.

Văn phòng và nhà xưởng được phân tách bằng một vách kính. Một đường hầm dẫn tới khi vực lắp ráp, đặt bên trong một nhà xưởng cũ. Trên kệ dịch vụ là 1/3 chiếc One:1 đang được dỡ ra. Đây là chiếc thứ 2 trong tổng số 6 chiếc được chế tạo trên toàn thế giới, nhưng không may nó gặp tai nạn.

Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua
Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua

 

Ở khu vực lắp ráp chính, các bồn Carbon được di chuyển qua lại bởi các máy móc chuyên dụng. Động cơ, nội thất, dây điện, hệ thống treo…

Cấu trúc khung chính là một tuyệt tác của nghệ thuật, các bộ phận của chiếc xe được kết nối với nhau bằng một loại keo kết dính, có khả năng chịu được 2.500 tấn trên mỗi inch vuông. Thân xe được thiết kế theo chiều dọc, bố trí đối xứng để dẽ dàng chuyển đổi từ tay lái thuận sang tay lái nghịch, tùy thuộc vào thị trường.

“Hệ thống khung liền khối là sản phẩm của tôi”, Gunner nói. Cấu trúc này bắt nguồn từ kinh nghiệm mà Koenigsegg đã làm trên chiếc CCR. “Tôi chui vào chiếc CCR và cố gắng bê tất cả những gì tốt nhất trong thiết kế của nó vào các sản phẩm mới. Trước khi gặp Christian, tôi đã làm việc cho Saab”, Gunner nói.

Năm 2005, Gunner từng đảm nhiệm nhiệm vụ chính trong việc thiết kế khung gầm, thân xe và hệ thống treo cho Ford GT. Bộ phận này chỉ là một nhóm nhỏ gồm 28 kỹ sư kỹ thuật chuyên sâu. Hãng siêu xe Koenigsegg cho biết, nguyên mẫu đầu tiên sử dụng thân liền khối bằng thép với sàn tổ ong và được gia cố bằng sợi carbon.

“Một kỹ sư về vật liệu composite đã liên hệ với chúng tôi và nói rằng, anh ta đang thiết kế thân xe carbon cho đội đua Newman. Và anh ta nói với tôi rằng, liệu có công việc nào cho anh ta không?

Vâng, có thể! Và anh ta ở lại hai năm. Nhờ có anh ấy, chúng tôi đã chế tạo được các phần đơn giản bằng sợi Carbon, anh ta cũng giúp chúng tôi trong việc nâng tầm các sản phẩm lên cấp độ cao hơn. Và bây giờ, chúng tôi trở thành các chuyên gia trong ngành”, Christian nhớ lại.

Tuy nhiên, vành xe mới là chi tiết gây nhiều bất ngờ nhất. Trọng lượng chiếc vành tỷ lệ nghịch với kích thước khổng lồ của nó. Vành trước 19-inch và chỉ nặng 5.5kg, trong khi đó vành sau 20-inch cũng chỉ có 6.5kg. Các chi tiết được chế tạo một cách tinh tế. Sợi carbon đen bóng là sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn đối với những chiếc siêu xe Koenigsegg.

Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua
Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua
Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua
Siêu xe Koenigsegg – Siêu công nghệ – Có tiền cũng khó mua

 

 

 

Tại vị trí mỏng nhất trên bánh xe, chỉ có ba lớp vải Carbon được ép vào nhau. Thế nhưng, những điểm chịu tải trọng cao như tâm bánh xe, số sợi Carbon lên đến 25 lớp. Mỗi bánh xe sử dụng ít nhất 650 thành phần Carbon khác nhau. Bốn bánh phải mất thời gian 1 tháng để chế tạo.

Hiệu suất đáng kinh ngạc đi liền với giá tiền đắt, cần tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Đó là những từ để có thể diễn tả một chiếc Koenigsegg.

Ở khu vực bên, Mats Pettersson đang lắp ráp động cơ V8 rất phức tạp, và nó đòi hỏi bạn cần có sự tỉ mẩn và kiên nhẫn rất cao. “Các khối nhôm được tiện chính xác tại Anh”, Pettersson giải thích.

“Công ty CP-Carrillo ở Mỹ gia công piston do chúng tôi thiết kế. Đây là một loại hợp kim đặc biệt, mỗi chiếc chỉ có 270g”, Pettersson nói. Một công ty khác ở Mỹ sản xuất trục khuỷu. Động cơ Regera có thiết kế trục khuỷu cứng hơn nhiều để có thể chịu được momen xoắn cực lớn từ sự kết hợp giữa máy xăng tăng áp và động cơ điện. Thế nhưng, bộ trục khuỷu này vẫn nhẹ hơn 6kg so với trục khuỷu trên Agera.

“Khi chúng tôi chế tạo động cơ One:1, để lắp ráp mỗi động cơ tôi phải mất tới 50 giờ”, Pettersson chia sẻ. Cỗ máy trên Agera TS và One:1 sử dụng chung nhiều thành phần. Để đảm bảo các chi tiết được lắp ráp chính xác 100% như những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ thì tất cả những người thợ như Pettersson phải thực hiện thủ công.

“Tôi là người duy nhất lắp ráp các động cơ hoàn toàn bằng tay. Độ chính xác cao yêu cầu cần rất nhiều thời gian. Bạn phải là người đặc biệt khi muốn làm việc ở đây. Nó không phải là những công việc bình thường”, Pettersson tự hào.

Regera là siêu xe hybrid của siêu xe Koenigsegg, được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm Geneva năm 2015. Chỉ có 80 chiếc được sản xuất với giá 1.9 triệu USD/chiếc. Xe sử dụng động cơ V8, tăng áp kép, kết hợp cùng khối pin 4.5 kWh làm mát bằng chất lỏng, ba động cơ điện kết hợp cùng động cơ xăng cho công suất cực đại lên tới 1.479 mã lực. Điểm đặc biệt trên Regera là không sử dụng hộp số nhờ những thiết kế đặc biệt.

Christian von Koenigsegg giải thích: “ Tôi bắt đầu ý tưởng này từ câu chuyện của Colin Chapman, việc trang bị hộp số khiến tôi cảm thấy bực mình. Bạn chỉ sử dụng một cặp bánh tăng tại một thời điểm, những chi tiết phức tạp sẽ làm chiếc xe trở nên nặng nề và giảm hiệu suất. Vậy nên, tôi đã nghĩ về cách sử dụng chung một không gian, trọng lượng và giảm sự phức tạp xuống nhằm tối giản chiếc xe”.

Christian đã từng nghĩ về hộp số CVT nhưng cho rằng chúng thật khủng khiếp với một hệ thống dây cu-roa loằng ngoằng. Cuối cùng, pin năng lượng, động cơ điện cùng công nghệ biến tần xuất hiện là chìa khóa để ông giải quyết mọi vấn đề.

“Chúng tôi vẫn duy trì DNA của siêu xe Koenigsegg nhưng loại bỏ các bánh răng để tăng tính hiệu quả và không sử dụng các công cụ hybrid bình thường vụng về và nặng nề. Chúng tôi giảm trọng lượng hệ thống truyền động bằng cách tháo hộp số, đồng thời tăng momen xoắn lên tới 1.500 Nm”, Christian chia sẻ.

“Mỗi ngày Christian đều có hàng ngàn ý tưởng”, Gunner cười. “Tôi là một bộ óc của anh ấy, và nếu tôi nói có một vấn đề với điều gì đó, một tiếng sau nó phải có mặt ở trên xe. Tốc độ là một trong những điểm mạnh của chúng tôi. Chúng tôi rất năng động trong việc nghiên cứu và phát triển”, Gunner chia sẻ thêm.

Để lắp đặt những hệ thống phức tạp này phải cần đến Mattias Vöx, một kỹ sư của Koenigsegg, người rất nổi tiếng trên Internet khi chế tạo ra chiếc Volvo Amazon vào năm 1967 và đã được mua lại bởi tay đua motor Guy Martin.

“Chúng tôi là mối liên kết giữa các nhà thiết kế và thực tế”, Mattias Vöx nói. “Chúng tôi tìm ra những vấn đề có thể xảy ra trong khi vận hành. Thật khó lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra chỉ với việc ngồi trước màn hình máy tính.

Bạn cần phải có một bộ não kỹ thuật và cần thân một trái tim cơ học. Tôi là thợ máy của xe tải từ năm 21 tuổi, trước đó, năm 18 tuổi, tôi đã bắt đầu khôi phục những chiếc xe cổ. Khi mới khởi nghiệp, chúng tôi là một nhóm rất nhỏ, chỉ khoảng 14 người. Giờ đây, đội ngũ của công ty khoảng 125 người”, Mattias Vöx nói.

Rimac (nhà sản xuất xe điện tại Croatia) kết hợp với Koenigsegg trong dự án Regera để lắp đặt hệ thống điện cao áp. Thế nhưng, những hộp pin trên Rimac nặng tới 40kg. Siêu xe Koenigsegg đã chỉnh sửa lại và nó chỉ còn 12kg và gói gọn như ắc quy trên những chiếc xe bình thường. Hệ thống làm mát bằng chất lỏng tuần hoàn hoạt động cực kỳ hiệu quả để làm lạnh pin, nhưng kích thước của nó lại rất nhỏ gọn.

Hệ thống lái của Regera cũng rất đặc biệt, không giống với bất kỳ chiếc xe nào từ trước đến nay. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là lối thiết kế tinh vi của Regera, cả bên trong lẫn bên ngoài. Regera hoàn hảo nhờ đèn pha chòm sao tinh xảo.

Cánh cửa xoay lật độc đáo, cốp trước và cốp sau đều có thể mở chỉ bằng một nút bấm trên chìa khóa. Regera có bước nhảy bọt ba thế hệ so với Agera. Đây là một cỗ máy thông minh, tân tiến và được thiết kế tinh tế nhất trong lịch sử phát triển của siêu xe Koenigsegg.

Koenigsegg được xem là một trường hợp đặc biệt trên thế giới xe. Một hãng xe nhỏ có số lượng xuất xưởng chỉ vài chục chiếc mỗi năm, nhưng sức ảnh hưởng rộng lớn và trở thành niềm khao khát sở hữu của bao tỷ phú.

Đối với Koenigsegg, có tiền là chưa đủ, chủ xe phải thực sự là những người có kiên nhẫn, chịu đặc cọc trước và chờ đợi tới 3 năm để có thể sở hữu một chiếc xe đặc biệt.

Kỹ năng của thợ sửa chữa ô tô

Agera RS – siêu xe chạy nhanh nhất mọi thời đại

Bugatti Veyron nắm giữ danh hiệu “ông vui tốc độ” trong hơn 1 thập kỷ, và cuối cùng bị soán ngôi bởi Koenigsegg Agera RS.

Ngày 05/11, trên cung đường dài 18km tại sa mạc Nevada từ Las Vegas tới Pahrump (Mỹ), Agera RS lập kỷ lục thế giới với vận tốc đối đa đạt 447.2km/h, nhanh hơn Bugatti Veyron Super Sport 19.3km/h, nhanh hơn 11.2km/h so với Hennessey Venom GT.

Agera RS là sản phẩm được thiết kế dựa trên nền tảng của Agera đã có từ lâu. Agera có nhiều phiên bản, nhưng đáng nhắc tới nhất vẫn là bản One:1 (1.341 HP, nặng 1.360kg, tăng và giảm tốc từ 0 – 250 – 0 trong vòng 30 giây). Agera One:1 đã bán hết và mức giá liên tục tăng lên theo thời gian.

Ấn tượng đầu tiên của người nhìn đối với chiếc siêu xe Koenigsegg là kiểu mở cửa đặc biệt ấn tượng. Cánh cửa xoay nhẹ nhàng, mở ra khoang cabin được ép từ sợi cacbon cứng cáp. Nhiều màn hình rực rỡ trên bảng taplo, khác hoàn toàn so với những chiếc xe thủ công đa phần có nội thất sơ sài. Cảm giác ngồi trong chiếc Koenigsegg như ngồi trên một chiếc xe tăng.

Ngay cả khi ở trạng thái nghỉ, động cơ Agera RS vẫn phát ra những âm thanh đầy uy lực. Với hệ thống kiểm soát lực kéo ba giai đoạn, những tay lái yếu cũng có thể điều khiển được Agera RS trong lần đầu tiên.

Ngồi trong xe, mớm nhẹ chân ga và phóng về phía trước như tên lửa được gắn trên bệ phóng. Hộp số chuyển cấp với tỉ số truyền ngắn, nhịp nhàng giúp chiếc xe bứt tốc về phía trước một cách tuyến tính. Như một cơn lốc cuốn tất cả mọi thứ đi trong kinh ngạc từ cái nhìn của những người bên đường. Khối lượng nhẹ và hệ thống khí động học giúp Agera RS bám chặt xuống mặt đường như xe đua F1.

Chiếc xe trị giá 1.6 triệu USD không hiện đại kiểu như Veyron, cũng không thuần tính thể thao như xe Lotus. Siêu xe này là sự kết hợp giữa công nghệ, cảm giác lái và lối thiết kế kỳ lạ. Khi di chuyển ở tốc độ 250 km/h, lực ép xuống mặt đường lên đến 450kg, thậm chí người lái có thể cảm nhận được cả trọng lực đè nặng lên đôi vai.

Agera RS không phải là một chiếc xe dễ lái, nó yêu cầu người lái phải có thể lực tốt. Đây là một siêu xe cơ bắp và dễ gây “choáng váng” cho cả người lái lẫn các hành khách trên xe. Loke rạng rỡ như một người cha tự hào về đứa con của mình khi leo ra khỏi xe. Ông cho rằng cảm giác điều khiển Agera như một chiếc “Lotus Veyron”.

Loke cười và nói về lý do ông chọn Agera RS, về cách mà ông ghé qua nhà máy Pagani và ý định mua một chiếc McLaren P1. Với số tiền này, Loke dư sức mua vài chiếc Ferrari, Lamborghini hay những chiếc xe sang trọng của Rolls Ghost, Bentley… nhưng cuối cùng lại chọn siêu xe Koenigsegg.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô VATC

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0945.71.17.17

Nguồn: Zingnews.vn

admin_donaweb