Tâm sự của người học việc tại gara ô tô

Cũng giống như hành trình trưởng thành của một đời người, ai cũng phải chập chững học đi, thì người thợ sửa chữa ô tô ai cũng phải trải qua quá trình học việc đầy khó khăn, với những kiến thức thực tế đầu tiên tại xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô.

Tuy vậy, những khó khăn và gian nan này sẽ như là một cách để sàng lọc tự nhiên, để chúng ta biết được rằng: ai là người có đủ đam mê với nghề, ai là người biết cố gắng và ai là người có thể thành công trong tương lai.

Và dưới đây là tâm sự của một chàng sinh viên ô tô vừa mới ra trường, ấp ủ nhiều tham vọng và hoài bão, để trở thành một người thợ sửa xe hơi giỏi, giống như những đàn anh đi trước, và tuy không nói ra, nhưng chắc chắn rằng sẽ có những ấp ủ trở thành một ông chủ gara trong tương lai.

Tâm sự của người học việc tại gara ô tô

Hành trang ra trường của người học việc

Như biết bao bạn sinh viên khác, cậu ra trường chỉ với tấm bằng khá trong tay sau khi đã học đủ 4 năm trên giảng đường. Tuy vậy, đây không phải là điểm mốc đầu tiên mà cậu làm gara ô tô, bởi bắt đầu từ năm 3, cậu đã xin làm thêm tại các xưởng sửa chữa ô tô để có thêm kinh nghiệm.

“Đôi lúc em thấy mình như mất đi định hướng, bởi khi mới bắt đầu theo học, em chưa tưởng tượng được, sau khi ra trường em sẽ làm gì và công việc phải làm như thế nào”. Thực sự, có rất nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ, khi mà tuổi ăn học đã hết, giờ là lúc để tự bươn chải, kiếm ra những đồng tiền từ công sức của mình.

Do đã nắm được những kiến thức từ khi đi thực tập thực tế, mà cậu đã rất nhanh chóng làm quen với công việc tại gara. Cậu không bị xem là “thằng sinh viên mới ra trường” mà được cắt cử làm những công việc cụ thể, được sửa những pan bệnh thực tế từ đơn giản nhất.

Tâm sự của người học việc tại gara ô tô

Những đắn đo của người học việc tại gara ô tô

Điều suy nghĩ đầu tiên, chắc chắn ai cũng sẽ nói đến đó là vấn đề tiền lương. Bởi thường thì học việc sửa chữa ô tô lương không cao, mà chúng ta chỉ gọi nó là “tiền phụ cấp”. Làm sao để có thể tiếp tục nghề với mức thu nhập ít ỏi đó – cậu suy tư nhìn về xa xăm.

Điều thứ 2, cũng là điều làm anh em luôn phải suy nghĩ, đó chính là những người xung quanh. Tuy lý thuyết là việc mình làm thì không nên bận tâm nhiều, nhưng thực tế thì lại khác, khi mà chúng ta đã “đến tuổi” phải lo về tương lai, thì những lời hỏi công việc thế nào? ổn định không? Lương bao nhiêu? Luôn làm chúng ta phải suy nghĩ.

Không chỉ dừng lại ở đó, những khó khăn trong công việc, không có người cùng định hướng tương lai, làm cho nhiệt huyết công việc ngày càng giảm, bởi chúng ta đã biết, khi mới bắt đầu vào nghề, đa phần chúng ta kiên định để bám trụ là do chính “niềm đam mê”.

Tâm sự của người học việc tại gara ô tô

Hy vọng của người học việc tại gara

Không thể cứ nói như những người đi trước, theo nghề là phải đánh đổi, theo nghề là phải chấp nhận. Những bạn mới ra trường luôn hiểu, luôn muốn cống hiến và có thể làm được việc cho những gara, nhưng lý thuyết và thực tế là khá khác xa nhau, vì vậy mà không thể ra trường là đã làm được việc.

Các bạn học việc tại gara ô tô luôn biết chấp nhận có thời gian học việc, nhưng các chủ gara hãy cho các bạn ấy nhiều cơ hội hơn nữa, cho họ nhiều đam mê hơn nữa, để họ có thể theo đuổi nghề.

Các chủ gara hãy đưa ra một mức lương hợp lý, đưa ra những lộ trình làm việc đúng đắn, để người học việc có thể đi xa hơn nữa trong nghề. Đây không chỉ là việc giúp các bạn học việc, mà còn giúp phát triển cho cả nghề sửa chữa ô tô tại Việt Nam, và tất nhiên, khi người học việc làm việc tốt, tận tâm, thì lợi ích mang lại cho gara là không hề nhỏ.

Trên là những tâm sự ngắn ngủi khi trò chuyện với người học việc tại gara ô tô. Nó không phải là một góc khuất chẳng ai biết, mà nó luôn hiện hữu trước mắt chúng ta. Hy vọng sẽ không làm anh em giảm nhiệt huyết với nghề, mà hãy từ đó để đưa ra những biện pháp tốt nhất khi theo đuổi “đam mê” của chúng ta.

Xem thêm: Sinh viên ô tô ra trường làm được những công việc gì?

Profile Pic
VATC

    Bình luận

    Your email address will not be published. Required fields are marked *