1. Các thông số lốp xe ô tô
Chữ “P” đầu tiên còn mang ý nghĩa là chiếc lốp dành cho phương tiện nào. “P” ở đây là viết tắt của P – Metric, nó còn quy định loại lốp dành cho xe chuyên chở khách như ô tô, minivan, xe bán tải và các loại xe SUV. Ngoài ra bạn sẽ có thể gặp một số ký hiệu khác như “ST” (Special Trailer) – đây là lốp dùng cho ô tô, thuyền, các loại xe moóc đa dụng hay “T” (Temporary Spare) – lốp dự phòng.
Thông số lốp xe ô tô được in bên hong của bánh xe nó cho ta biết các thông số như: đường kính của mâm, chiều rộng mặt lốp, lốp dành cho dòng xe nào,… Thông thường những thông số này luôn là những con số tròn tính từ 8 đến 28. Thường dùng trên các dong xe con mini van, và xe van.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có những thông số lốp là những con số lẻ như 14.5, 15.5, 16.5, 17.5 và 19.5 (ví dụ trong 33×12.5R16.5 118R). Kích thước này chỉ có ở lốp các loại xe moóc hay loại xe bán tải tải trọng lớn.
205: Thể hiện chiều rộng được đo từ thành lốp bên này đến thành lốp bên kia, đơn vị mm.
55: Thể hiện tỷ lệ giữa chiều cao của lốp (đo từ vành bánh xe đến mặt gai lốp) với chiều rộng của lốp như ở trên. Số 65 còn có nghĩa là chiều cao thành lốp bằng 65% chiều rộng lốp. Con số này càng thấp đồng nghĩa với việc thành lốp càng ngắn.
R: Construction type (R) – chữ này ký hiệu cấu trúc bên trong của lốp. Chữ “R” là viết tắt của lốp radial, loại lốp phổ biến nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể sẽ gặp các ký hiệu khác như “D” là loại bias-ply hay “B” – lốp belted.
91 – thông số lốp này cho ta biết tải trọng tối đa mà lốp có thể chịu được khi đã được bơm đầy. Như chiếc lốp trên có nghĩa nó chịu được 615kg.
V : Speed rating (V) – đây là ký hiệu tốc độ tối đa mà xe có thể đạt được khi chiếc lốp đó đã được lắp đặt vào phương tiện, được ký hiệu dưới dạng một chữ cái in hoa. Cũng như chỉ số tải trọng, ở mỗi mức tốc độ sẽ tương ứng với một chữ cái từ A – Z theo đó thì độ lớn tăng dần (bảng dưới). Và lưu ý, tốc độ trên chỉ được áp dụng khi lốp hoàn toàn không bị hỏng, non hơi hay xe cũng đang phải vận chuyển quá nặng.
2. MÃ DOT
Dòng mã thứ hai được in trên lốp cũng mang những thông tin cực kỳ quan trọng được bắt đầu bằng “DOT” và số hiệu lốp – TIN (Tire Identification Number). Ví dụ: DOT 4B08 4DHR 2910.
DOT là viết tắt Bộ Giao thông vận tải, xác nhận rằng đây là loại lốp đã qua sự kiểm duyệt của Bộ theo các tiêu chuẩn an toàn cho xe có động cơ. Sau DOT sẽ là số hiệu lốp với các nhóm mã.
Nhóm mã đầu tiên (4B) với từ hai đến ba ký tự nó cũng có thể là số hoặc chữ, là mã của nhà máy sản xuất lốp. Nhóm mã thứ hai (08) với không quá hai ký tự kèm theo, quy định kích thước lốp. Nhóm mã thứ ba (4DHR) không quá bốn ký tự là mã tùy chọn do chính nhà sản xuất đặt theo kích thước hay đặc tính của lốp. Với người tiêu dùng, ba nhóm mã này không hữu dụng như nhóm cuối cùng.
Nhóm mã cuối cùng (2910) nó sẽ cho ta biết thời gian sản xuất của lốp. Kiểu viết bốn số này được dùng cho lốp sản xuất từ sau năm 2000, sau đó hai số đầu tiên chỉ tuần, hai số còn lại chỉ năm.
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn
Có thể bạn quan tâm: