Những phương pháp kiểm tra bobin đánh lửa thường sử dụng 2023

Nếu bạn đang chưa biết cách để kiểm tra bobin đánh lửa ô tô đang còn hoạt động tốt hay không, thì dưới đây sẽ là 2 phương pháp được thực hiện nhanh nhất, dành cho cả các bạn học sửa chữa ô tô và các chủ xe mà VATC sẽ gửi tới các bạn!

Phương pháp kiểm tra bobin đánh lửa qua tia lửa điện

Bước 1: Tắt máy và mở nắp capo

Tắt máy và mở nắp capo

Cũng tương tự các loại bảo trì khác, trước khi bắt đầu kiểm tra thì bạn cần tắt động cơ và chờ nó nguội. Mở nắp capo để xác định vị trí bobin đánh lửa. Vị trí bobin đánh lửa sẽ nằm ở các vị trí khác nhau trên mỗi loại xe, thế nhưng đa số nó đều nằm ở gần vè xe hoặc được bắt vít vào một khung gần với bộ chia điện.

Lưu ý: nếu xe không có bộ chia điện thì bugi sẽ được nối trực tiếp với bobin.

  • Để chắc chắn có thể tìm thấy bobin đánh lửa, bạn hãy các định vị trí của bộ chia điện và lần theo dây cáp cao áp chung.
  • Khuyến cáo: Khi thực hiện các thao tác kiểm tra bobin, hãy đeo kính bảo hộ hay các thiết bị bảo vệ mắt và bạn có sử dụng các dụng cụ cách điện để tránh bị điện giật.

Bước 2: Tháo một trong những dây cao áp từ bugi

Tháo dây cao áp

Tiếp đến hãy tháp dây cao áp của 1 bugi. Thường thì những dây này chạy từ nắp bộ chia điện tới từng bugi riêng. Để tiếp kiệm thời gian và tránh làm hư bugi của xe, hãy sử dụng một bugi khác để thử.

  • Thay vì gắn bugi của xe vào dây điện, hãy gắn bugi thử vào dây điện (Việc sử dụng một bugi khác để thử sẽ hạn chế những mảnh vụn bay vào trong buồng đốt).
  • Nối đất cho kẹp mass.
  • Nhờ một người nào đó thử khởi động động cơ, nhìn xem những tia lửa điện giữa khe hở của bugi thử điện..

Bước 3: Tháo bugi bằng tuýp mở bugi

Tháo bugi

Sau khi tháo dây cao áp bugi hãy tháo bugi ra. Hãy sử dụng tuýp mở bugi để tiến hành công đoạn này. Từ thời điểm này, hãy cẩn thận tiến hành để không cho bất cứ thứ gì rơi vào lỗ vừa tháo bugi ra.

Nếu có các mảnh vụn rơi vào buồng cháy, có thể sẽ gây ra những hư hỏng rất lớn khi động cơ hoạt động. Lúc đó, việc lấy những mảnh nhỏ này ra khỏi buồng cháy cũng tốn rất nhiều công sức. Vậy nên, hãy cẩn thận để điều này không xảy ra, che lỗ trống bằng khăn sạch.

Bước 4: Gắn bugi vào lại dây cao áp hoặc dây điện

Gắn lại bugi

Lúc này, hãy cẩn thận lắp bugi vào dây cao áp hoặc dây điện. Bạn nên để bugi nối với bộ chia điện nhưng không đặt trong lỗ lắp bugi. Giữ chúng bằng kìm cách điện, tránh để bản thân bị điện giựt.

Bước 5: Chạm phần ren của bugi vào bất kỳ chất liệu kim loại nào trên động cơ

Chạm phần ren của bugi

Tiếp đến, khéo léo đặt bugi của bạn để phần “ren” của bugi chạm vào kim loại của động cơ (Hãy nhớ giữ bugi một cách cẩn thận bằng kìm cách điện hoặc găng tay).

Bước 6: Tháo rơ le bơm nhiên liệu hoặc cầu chì

Trước khi khởi động lại động cơ để kiểm tra tia đánh lửa bugi, hãy vô hiệu hóa bơm nhiên liệu.

  • Nếu không tháo rơ le bơm nhiên liệu, thì xylanh đang kiểm tra vẫn ngập nhiên liệu nhưng sẽ không có sự đốt cháy bởi không có bugi. Điều này có thể gây hư hỏng nặng.
  • Xác định vị trí rơ le bơm nhiên liệu qua sách hướng dẫn sử dụng xe.

Bước 7: Khởi động động cơ

Khởi động động cơ

Hãy nhờ một ai đó bật chìa khóa và khởi động động cơ. Việc khởi động động cơ sẽ giúp cung cấp năng lượng tới hệ thống điện của xe và bugi mà bạn đang giữ.

Bước 8: Nhìn tia lửa màu xanh

Nhìn màu của tia lửa phát ra

Nếu bobin đánh lửa xe của bạn vẫn hoạt động bình thường, thì khi động cơ khởi động sẽ xuất hiện một tia lửa màu xanh tươi sáng xẹt qua khe hở bugi. Tia sáng này có thể nhìn thấy rõ kể cả giữa ban ngày.

Nếu tia lửa màu xanh không xuất hiện, có thể bobin đánh lửa xe của bạn đang gặp vấn đề và cần thay mới.

  • Các tia lửa màu cam báo hiệu một dấu hiệu xấu. Nó báo rằng bobin đánh lửa cung cấp không đủ điện cho bugi (dòng điện yếu, hỏng bọc cuộn dây, các kết nối bị lỗi…v.v).
  • Khả năng cuối cùng là không xuất hiện tia lửa nào hết. Đây là dấu hiệu báo rằng bobin đánh lửa đã “chết” hoàn toàn, hoặc cũng có thể bạn đã thực hiện sai điều gì đó trong quá trình tiến hành kiểm tra.

Bước 9: Cẩn thận lắp lại bugi và nối lại dây điện.

Lắp lại bugi và nối lại dây điện

Khi đã kiểm tra hoàn tất, hãy đảm bảo rằng bạn đã tắt máy xe rồi mới lắp đặt lại theo trình tự ngược lại. Rút bugi ra khỏi dây điện cao áp, lắp lại vào lỗ và cắm lại dây cao áp.

Xem thêm: Bơm nước ô tô

Phương pháp kiểm tra điện trở cuộn dây

Bước 1: Tháo bô bin đánh lửa ra khỏi ra

Dùng đồ hồ để đo

Nếu bạn có thể dùng một Ôm kế đo điện trở, bạn có thể đo lường độ hiệu quả của bobin đánh lửa theo một cách định lượng. Và để bắt đầu thử nghiệm này, trước tiên bạn cần phải tháo bobin đánh lửa để bạn có thể dễ dàng tiếp cận được các cực của nó.

Xem thêm: Cách sử dụng đồng hồ VOM

Xác định chính xác của bobin bằng cách tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa của xe (Thông thường, bạn cần ngắt kết nối khỏi dây bộ chia điện, sau đó tháo vít bắt nó. Hãy chắc chắn rằng xe của bạn đã tắt máy và nguội hẳn trước khi tiến hành).

Bước 2: Tìm điện trở tiêu chuẩn của bobin đánh lửa

Kiểm tra điện trở thực tế

Mỗi bobin đánh lửa của động cơ ô tô đều có tiêu chuẩn đánh lửa riêng về điện trở các cuộn dây. Nếu điện trở thực tế các cuộn dây nằm ngoài các tiêu chuẩn này, thì có nghĩa là bobin của bạn đã bị hỏng.

Thông thường, bạn có thể tìm thấy những tiêu chuẩn điện trở cho bibin bằng cách tham khảo sổ hướng dẫn sửa chữa của xe. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tìm được nó, hãy liên hệ với đại lý mà bạn mua xe hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng.

Hầu hết, các bobin của ô tô đều có tiêu chuẩn điên trở từ 0,7 – 1,7 Ω cho cuộn sơ cấp  và 7.500 – 10.500 Ω cho cuộn thứ cấp.

Bước 3: Đặt các đầu đo của ôm ké lên các cực của cuộn sơ cấp

Bobin đánh lửa sẽ có 3 điện cực âm (-), 2 cực ở 2 bên và 1 cọc ở chính giữa. Bật Ôm kế của bạn và chạm mỗi đầu của Ôm kế vào 2 điện cực bên ngoài. Đọc và ghi lại giá trị điện trở – đây là giá trị điển trở của cuộc dây sơ cấp.

Lưu ý rằng: có một số loại bobin mới có cấu trúc khác với cách sắp xếp truyền thống này. Tham khảo cả tài liệu hướng dẫn sử dụng xe để nắm bắt thêm các thông tin nếu bạn không chắc các điện cực kết nối tương ứng với cuộn dây sơ cấp.

Bước 4: Đặt các đầu đo của Ôm kế lên các điện cực của cuộn thứ cấp

Tiếp theo giữ lại đầu đo trên một trong hai điện cực và chạm đầu đo còn lại vào tiếp điểm trung tâm (nơi mà dây cao áp chính kết nối với bộ chia điện). Đọc và ghi giá trị điện trở của cuộn thứ cấp.

Bước 5: Xác định xem các giá trị đọc được có nằm trong thông số kỹ thuật của xe bạn không

Bôbin đánh lửa là những thành phần tinh vi của hệ thống điện của xe. Nếu giá trị điện trở của cuộn sơ cấp và thứ cấp vượt ra ngoài thông số kỹ thuật dù chỉ một lượng nhỏ thì bạn cũng nên thay bôbin đánh lửa vì nó có thể đã hư hỏng.

Xem thêm: Khóa học sửa chữa ô tô toàn diện

Trên là 2 cách thường dùng để kiểm tra bobin đánh lửa, chúc các bạn áp dụng thành công vào thực tế và có những kiến thức bổ ích. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn về các khóa học thì liên hệ ngay theo thông tin dưới đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
admin_donaweb