Tìm hiểu khóa cửa ô tô: Cấu tạo, chức năng và hệ thống điều khiển

Hệ thống khóa cửa ô tô là bộ phận không thể thiếu trên mỗi chiếc xe. Tuy nhiên, rất ít người biết chi tiết về nó. Khi mua xe ô tô, bạn cần phải hiểu rõ cấu tạo của khóa cửa xe ô tô để có thể sử dụng một cách đúng đắn, tránh xảy ra các lỗi hư hỏng đáng tiếc. Vậy hệ thống điều khiển khóa cửa ô tô được cấu tạo như thế nào, chức năng của nó là gì? Hãy cùng trung tâm dạy nghề ô tô VATC tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu về chúng, đồng thời giúp các bạn biết cách vận hành đúng nhất!

Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa

Rơ le tổ hợp: Bộ phận này đảm nhiệm nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào từ các công tắc để hệ thống điều khiển cửa xe sẽ phát ra tín hiệu đóng hoặc mở cửa.

Bộ điều khiển từ xa: Hiện nay, có 2 loại điều khiển từ xa: Loại gắn trực tiếp vào chìa khóa và loại đi kèm với chìa khóa. Khi nhân công tắc khóa thì sóng radio sẽ truyền tín hiệu để điều khiển cửa xe đóng/mở theo ý muốn. Các loại điều khiển này hoạt động nhờ bin Lithium. Các dải tần số radio (tín hiệu) của các nước là không giống nhau, hiện nay, các dải tần số radio nằm vào khoảng 300 – 500 MHZ, còn ở thế hệ trước sẽ rơi vào khoảng 30 – 70MHZ. Đây là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo hệ thống khóa cửa ô tô.

Tìm hiểu khóa cửa ô tô

Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa: Bộ phận này sẽ kiểm tra xem chìa khóa có đang được cắm trong ô điện hay không.

Bộ nhận tín hiệu cửa xe: Sau khi tiếp nhận tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa, bộ phận này sẽ truyền tín hiệu tới rơ le tổ hợp, sau đó phát tín hiệu để đóng/mở cửa như đã nói ở trên. Ngoài những bộ phận trên còn có 3 bộ phận khác là: Công tắc cửa, cụm khóa cửa và khóa điện (là nơi đặt mô tơ điều khiển khóa cửa). Đây cũng là những bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo khóa cửa ô tô.

Nguyên lý vận hành của các bộ phận khóa cửa ô tô

Động cơ điện bên trong chốt khóa sẽ làm dịch chuyển các chốt khóa thông qua các bánh răng quay tròn. Lúc này, những bánh răng lớn và nhỏ sẽ kết nối với nhau nhờ ly hợp, giúp động cơ điện tác động tới chốt cửa. Còn khi nâng chốt cửa lên thì động cơ điện sẽ khiến bánh răng nhựa không thể quay được do có ly hợp giữ chặt, nhưng các bánh rang khác vẫn sẽ quay đều.

Nếu chẳng may bạn để quên chìa khóa trong xe đã đóng cửa, bạn có thể sử dụng các thanh kim loại có móc để chạm vào điểm kết nối của cơ cấu khóa điện hoặc tay mở cửa để tạo chuyển động lên chốt khóa, thì cửa sẽ tự khắc mở.

Chức năng của các bộ phận khóa cửa ô tô

Khóa tự động: Sau khoảng 30 giây, nếu như không có cửa xe nào được mở ra, thì chúng sẽ tự động khóa lại.

Mở/đóng cửa sổ điện: Hầu hết tất cả các dòng xe đều có chức năng này, chỉ có số ít là không có. Nếu như không có chìa khóa trong ổ khóa điện, thì bạn hãy ấn vào công tắc mở/đóng khoảng 3-5 giây, tất cả các cửa kính sẽ tự động mở hoặc đóng lại. Nếu bạn vẫn cứ giữ nguyên nút bấm thì cửa vẫn được đóng/mở. Hoạt động này chỉ dừng lại khi nhả tay ra.

Bật đèn trong xe: Khi sử dụng công tắc của bộ điều khiển từ xa để mở khóa, thì các đèn trong xe sẽ tự động bật trong vòng 15 giây.

Chức năng của hệ thống điều khiển khóa cửa ô tô

Tùy thuộc theo kiểu xe, nội thất hay các thị trường khác nhau, mà chức năng điều khiển khóa cửa ô tô cũng khác nhau.

Báo động: Để kích hoạt báo động chống trộm (đèn hậu, đèn pha, đèn cảnh báo và cả tiếng còi hú sẽ bật), thì bạn phải bấm và giữ công tắc điều khiển khóa cửa ô tô trong 5 giây (có một số loại xe chỉ cần khoảng 2 giây).

Chức năng đóng/mở cửa: Để thực hiện thao tác đóng/mở khóa các cửa xe, bạn cần phải ấn nút Lock hoặc Unlock trên hệ thống điều khiển khóa cửa ô tô từ xa.

Đăng ký mã nhận dạng: Mã nhận dạng sẽ được ghi và lưu vào EEPROM trong bộ điều khiển. Nếu chẳng may bạn làm mất bộ điều khiển khóa cửa ô tô từ xa, thì hãy xóa các mã nhận dạng đi để chức năng khóa trên bộ điều khiển bị vô hiệu hóa. Đồng thời, bạn hãy kiểm tra số mã đăng ký để ghi lại mã nhận dạng mới.

Mở khóa 2 bước: Bạn hãy nhấn và giữ nút Unlock trong khoảng 3 giây, thì cửa lái xe sẽ mở rồi tới các cửa còn lại.

Bảo vệ: Sau khi nhận được tín hiệu từ bộ điều khiển khóa cửa ô tô từ xa, thì mã xoay sẽ được lưu trữ trên bộ nhận tín hiệu. Đồng thời sau khi nhận sóng radio xong, thì mã này với mã cửa xe sẽ được đối chiếu lại với nhau. Khớp thì mới đóng/mở, nhờ vậy mà chiếc xe luôn được bảo vệ.

Mã xoay được truyền từ bộ điều khiển từ xa và được xem như một phần của sóng radio vậy. Nó có thể thay đổi theo công thức cố định. Để ngăn kẻ gian phá cửa kính để mở khóa xe ở bên trong, thì cửa này sẽ được khóa thông qua bộ điều khiển từ xa để bỏ chức năng mở cửa xe bằng tay, đồng thời thiết lập chức năng bảo vệ (bao gồm cả khóa tự động).

Phản hồi: Khi thao tác đóng/mở khóa đã xong, thì đèn cảnh báo sẽ nháy 2 lần đối với mở khóa, và nháy 1 lần đối với khóa lại.

Cảnh báo chưa đóng kín cửa xe: Nếu như bạn rời khỏi xe nhưng chưa đóng kín cửa, thì sẽ xuất hiện tiếng còi hú báo lên trong 10s khi bấm vào công tắc khóa.

Kiểm tra lại hoạt động: Bạn có thể kiểm tra hệ thống điều khiển khóa cửa ô tô từ xa có đang hoạt động hay không, bằng cách nhấn vào công tắc để khóa/mở khoang hành lý hoặc cửa xe. Lúc này, đèn báo sẽ phát sáng. Ngược lại, đèn báo sẽ không sáng nếu như hết pin hoặc gặp sự cố.

Tính năng lặp lại: Nếu có cửa nào đó của xe được khóa mà không phải do bộ điều khiển khóa cửa ô tô từ xa, thì sau 1 giây rơ le tổ hợp sẽ phát ra tín hiệu khóa.

Mở cửa khoang hành lý: Để mở khoang hành lý, bạn phải nhấn và giữ công tắc mở cửa trong 1 giây.

Chức năng của hệ thống khóa cửa xe ô tô

Chức năng mở khóa 2 bước:

Để thực hiện được thao tác này, thì Transistor Tr3 được đặt trong rơ le tổ hợp sẽ điều khiển rơ le mở khóa (D) và 1 rơ le mở khóa được thiết kế dành riêng cho cửa người lái.

Rơ le tổ hợp sẽ bật các rơ le mở khóa (D) và (P) của cả cửa tài xế lẫn vửa khách, và bật cả Transistor Tr2 và Tr3 khi bạn nhấn liên tục 2 phát vào công tắc mở khóa (thao tác nhấn 2 lần này phải được thực hiện trong 3 giây), đồng thời mô tơ khóa sẽ được quay về phía khóa.

Truyền tín hiệu đánh giá:

Có 2 loại mã cụ thể như sau: mã chức năng có 4 số để hoạt động. Còn mã nhận biết sẽ có mã ID và mã xoay thay đổi được nhờ công tắc hoạt động, nó có tổng cộng 60 số.

Khi tất cả các cửa đều đóng lại và không có chìa khóa nào đang hoạt động, cộng với việc công tắc đóng/mở cửa được kích hoạt thì mã chức năng và mã nhận biết sẽ được truyền tới bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe. Lúc này các tín hiệu đó sẽ được CPU tiếp nhận và kiểm tra xem mã nhận biết có đúng hay không, nếu đúng thì nó sẽ phát tín hiệu tới rơ le tổ hợp.

Lúc này, rơ le đóng hay mở khóa sẽ được khởi động do rơ le tổ hợp bật Transistor Tr1/Tr2. Đồng thời, mô tơ điều khiển khóa cửa cũng sẽ bật theo hướng đóng/mở khóa. Một vài trường hợp đặc biệt thì công tắc khóa cửa sẽ ở cửa xe hướng đằng sau (hướng hành khách).

Trong trường hợp khác, thì rơ le tổ hợp sẽ chỉ mở khóa rơ le cửa xe cửa người lái (D) và bật mỗi Transistor Tr3, mà không có Tr2 khi bạn nhấn vào nút mở khóa của điều khiển từ xa. Đồng thời, lúc này mô tơ cũng sẽ điều chỉnh khóa cửa cửa xe người lái về hướng của nó.

Những cách mở bộ khóa ô tô phổ biến:

Đối với những xe được trang bị khóa cửa điện, thì việc đóng hay mở cửa sẽ phụ thuộc vào khối điều khiển trung tâm và hệ thống quyết định việc đóng/mở cửa. Lúc này, các công tắc đóng mở sẽ gửi tín hiệu tới để ra lệnh đóng/mở cửa. Hệ thống điều khiển trung tâm đảm nhận nhiệm vụ xử lý mọi chi tiết từ nhỏ đến lớn trong xe, ví dụ như âm thanh thông báo, bật/tắt đèn…

Nó sẽ tự tìm tới tần số radio, nếu như mã số chính xác thì nó sẽ tự động mở cửa xe. Hệ thống điều khiển trung tâm cũng đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra các tín hiệu đóng/mở, kiểm tra các công tắc bên trong xe nếu như cửa điện bị khóa. Nếu như nhận được tín hiệu thì nó sẽ cấp điện để việc đóng mở xe dễ dàng. Chỉ cần mã số được cấp là đúng thì nó sẽ tự động mở cửa. Thực tế hiện nay có những cách mở bộ khóa cửa ô tô như sau:

  • Sử dụng núm ở trên, phía bên trong cửa xe.
  • Dùng chìa khóa xe.
  • Sử dụng bảng điều khiển.
  • Nhấn nút mở (Unlock) trong xe.
  • Dùng bảng điều khiển từ xa.
  • Dùng khóa mã số ở ngoài xe.

Bên trong cơ cấu của hệ thống khóa cửa xe ô tô

Hệ thống này có cấu tạo khá đơn giản. Một mô tơ điện loại nhỏ làm quay một loạt các bánh rang trụ để giảm bớt tốc độ. Bánh rang cuối cùng sẽ dẫn động một thanh rang kết nối với thanh giằng cứng. Thanh rang chuyển đổi chuyển động quay của động cơ điện thành chuyển động thẳng để di chuyển chốt khóa.

Một điểm thú vị khác về cơ cấu này là động cơ điện có thể quay các bánh răng để làm dịch chuyển chốt khóa. Nhưng nếu bạn nhấc chốt cửa lên thì động cơ điện không thể quay được nữa. Điều này được thực hiện bởi một ly hợp tự động kiểu ly tâm kết nối với các bánh rang với động cơ điện.

Khi động cơ điện quay các bánh răng, ly hợp sẽ kết nối chiếc bánh răng kim loại nhỏ với chiếc bánh răng nhựa lớn hơn, cho phép động cơ điện liên kết với chốt cửa. Nếu bạn nhấc chiếc chốt lên, tất cả các bánh răng vẫn quay, chỉ trừ chiếc chiếc bánh răng nhựa do ly hợp giữ chặt lấy nó.

Khi quên chìa khóa trong xe:

Đôi khi bạn vô tình quên chìa khóa trong xe và khóa cửa sập lại, bạn cần biết một công cụ để mở khoá rất hữu hiệu, đó là một dải kim loại mỏng có móc phẳng (có thể sử dụng chính chiếc móc áo nhỏ bằng nhôm).

Một chuyển động theo chiều dọc từ bất cứ tay mở cửa hoặc cơ cấu khoá điện tác động đến chốt khoá là tất cả những gì cần thiết để mở và đóng khoá. Việc mở khoá sẽ kết thúc khi dải kim loại chạm vào điểm mà tay mở cửa hoặc cơ cấu khoá điện kết nối vào. Đó là tất cả những gì là mấu chốt của hệ thống khoá cửa xe.

Trên là những thông tin về khóa cửa ô tô mà chúng ta cần tìm hiểu, chúc các bạn có những kiến thức thú vị. Ở khóa học điện ô tô tại VATC, các bạn sẽ được học và sửa chữa chuyên sâu hơn. Các bạn cũng có thể xem thêm bài viết cực hay về: Hệ thống smartkey.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC

  • Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Tp.HCM
  • Điện thoại: 0945711717
  • Email: info@oto.edu.vn
admin_donaweb