Như vậy, triển lãm Automechanika Ho Chi Minh City 2024 đã chính thức khép lại. Các sự kiện trong triển lãm Automechanika là địa điểm đến lý tưởng cho các chủ doanh nghiệp, chuyên gia, kỹ thuật viên và tín đồ ô tô cùng nhau chia sẻ và trao đổi kiến thức.
1. Hội thảo chuyên đề xe điện: Tâm điểm của triển lãm
Nổi bật nhất là Hội thảo Chuyên đề Xe điện, diễn ra trong hai ngày đầu tiên của triển lãm (20/6 – 21/6/2024), mang đến một loạt hoạt động phong phú.
Ngoài ra, tại sự kiện cũng tổ chức những hội thảo khác như Hội thảo nâng tầm dịch vụ Garage, Hội thảo này đã thu hút nhiều chuyên gia đến từ các đơn vị uy tín. Điển hình, hoạt động có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu đến từ Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô VATC.
Tại đây, họ sẽ chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, cung cấp góc nhìn sâu sắc về tương lai của ngành công nghiệp ô tô mà bạn không thể bỏ lỡ.
Nội dung tập trung vào xu hướng công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật tiên tiến và ô tô điện. Chuyên gia sẽ chia sẻ kiến thức về hệ thống xe điện, sửa chữa và các biện pháp an toàn, giúp các kỹ thuật viên nâng cao kỹ năng và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
2. Các chuyên gia VATC đồng hành trong các chuyên đề hội thảo
Hội thảo có sự góp mặt của các diễn giả uy tín trong ngành công nghệ ô tô, bao gồm:
1. Chuyên gia Nguyễn Thanh Đàm – Chủ tịch tập đoàn Vast Group: Chủ đề Nâng tầm dịch vụ/ Gia tăng doanh thu cho gara.
2. Chuyên gia Nguyễn Quốc Trưởng – Giảng viên VATC: Chủ đề Pin cao áp và hệ thống sạc trên xe điện.
3. Chuyên gia Lê Trọng Trí – Giảng viên VATC: Chủ đề Công nghệ động cơ điện ứng dụng trong ngành kỹ thuật ô tô.
4. Chuyên gia Trần Công Hanh – Giảng viên VATC: Chủ đề Bảo dưỡng xe Hybrid và xe điện.
3. Những Chuyên đề HOT nhất tại triển lãm Automechanika 2024
3.1. Nâng tầm dịch vụ/ Gia tăng doanh thu cho gara
Đây là một trong những chuyên đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất dành cho những người chủ, quản lý, quản đốc xưởng dịch vụ ô tô.
Bởi chuyên đề được trình bày bởi chuyên gia Nguyễn Thanh Đàm – người có tầm ảnh hưởng rất lớn cũng như nhận được sự tín nhiệm của cộng đồng “máu nhiễm nhớt” Oto Hui – cộng đồng chia sẻ các thông tin hữu ích về kỹ thuật ô tô từ các nhân vật uy tín trong ngành.
Ổng Nguyễn Thanh Đàm:
- Sáng lập diễn đàn www.oto-hui.com, cộng đồng về kỹ thuật và công nghệ ô tô đầu tiên và lâu đời nhất tại Việt Nam.
- Chủ tịch Vast Group – Tập đoàn công nghệ phụ trợ ô tô Việt Nam (VATC, OBD Việt Nam, Vast Media, Vast Com…)
- Giảng viên VATC.
Trong một mô hình kinh doanh gara ô tô điển hình, có bốn phần chính liên quan đến mô hình kinh doanh, bao gồm:
- Hoạt động
- Sản phẩm dịch vụ
- Khách hàng
- Lợi nhuận
Cùng với đó là chín yếu tố cốt lõi:
- Khách hàng
- Mối quan hệ với khách hàng
- Kênh kinh doanh
- Giá trị mang lại cho khách hàng
- Hoạt động
- Nguồn lực
- Đối tác
- Doanh thu
- Chi phí
Đặc biệt, chuyên gia Nguyễn Thanh Đàm nhấn mạnh rằng:
- Thứ nhất, việc quản lý nguồn lực là rất quan trọng.
- Thứ hai, quan hệ với khách hàng là yếu tố then chốt. Bằng cách phân tích từng khúc mạch thị trường, ta có thể tăng cường chăm sóc và áp dụng các chính sách khác biệt cho từng đối tượng khách hàng. Điều này giúp ta thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tăng cường sự hài lòng từ khách hàng.
- Thứ ba, mối quan hệ với đối tác cũng rất quan trọng. Bằng cách tận dụng và sử dụng nguồn lực từ họ, ta có thể thực hiện các hoạt động cốt lõi như bán phụ tùng và vận chuyển một cách hiệu quả. Điều này cũng giúp tăng cường sự linh hoạt và tính khả thi của hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, ông cũng chia sẻ những kênh kinh doanh tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất, cách duy trì dòng tiền “tiền đẻ ra tiền” để gia tăng doanh thu cũng như tối ưu chi phí xây dựng – vận hành – quản trị xưởng dịch vụ như thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất và dịch vụ, từ đó gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh.
Ngoài ra ông Đàm cũng bật mí 8 bước gia tăng doanh thu cho gara. Những kiến thức này đã giúp cho những chủ gara hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như tình hình hiện tại của bản thân, qua đó cải thiện tư duy và nâng tầm bản lĩnh làm “chủ” của mình.
Có thể bạn quan tâm: Khoá học Xây dựng – Vận hành – Quản trị xưởng dịch vụ ô tô chuyên nghiệp
3.2. Pin cao áp và hệ thống sạc trên xe điện
Trong buổi chuyên đề đặc biệt này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về pin cao áp và hệ thống sạc trên cả xe hybrid và xe điện – một chủ đề đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mê xe và các thợ kỹ thuật ô tô.
Xe hybrid và xe điện khác nhau chủ yếu ở nguồn năng lượng. Nếu như xe hybrid sử dụng cả động cơ đốt trong (xăng hoặc diesel) và động cơ điện, thì xe điện chỉ sử dụng động cơ điện. Chuyên gia sẽ tập trung giới thiệu và phân tích 5 đề mục quan trọng:
1. Giới thiệu về Pin cao áp.
2. Cấu trúc pin xe Hybrid và hướng xử lý kỹ thuật.
3. Cấu trúc pin xe Điện và hướng xử lý kỹ thuật.
4. Cơ cấu an toàn của Pin cao áp.
5. Hệ thống sạc pin xe Điện.
Tại sao phải cần pin cao áp?
Chuyên gia đã lý giải một câu hỏi được rất nhiều người trong cộng đồng mê xe và các thợ kỹ thuật ô tô quan tâm: “Tại sao phải cần pin cao áp?“.
Hiện tại, thực tế cho thấy, cả xe hybrid và xe điện nếu không có pin cao áp sẽ không thể vận hành. Pin cao áp không chỉ là nguồn năng lượng chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và độ ổn định của xe.
Phân tích cấu trúc và sửa chữa pin cao áp
Từ phần phân tích cấu trúc pin xe hybrid và xe điện, chuyên gia đã hướng dẫn cách sửa chữa các lỗi kỹ thuật liên quan đến pin cao áp.
Với giá thành pin chiếm đến 1/3 giá thành của một chiếc xe, việc nắm vững kỹ thuật sửa chữa và tối ưu hóa chi phí là vô cùng quan trọng.
Những lỗi cơ bản và phổ biến thường gặp ở pin cao áp có thể được xử lý một cách hiệu quả, giúp thợ sửa chữa ô tô tư vấn cho khách hàng những giải pháp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, chuyên gia còn bật mí phương thức sửa chữa và thay thế liên quan đến Pin cao áp chỉ chiếm 1/10 giá thành của Pin.
So sánh pin niken và pin lithium
Chuyên gia đã giới thiệu về hai loại pin phổ biến hiện nay là pin Niken và pin Lithium, so sánh công năng của chúng dựa trên nhiều yếu tố như năng lượng, chu kỳ xả, công suất, và nhiều yếu tố khác.
Điều này giúp người nghe hiểu rõ hơn về những ưu điểm vượt trội và nhược điểm của từng loại pin, đồng thời đề ra những phương hướng sửa chữa an toàn, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Tương lai của xe Điện
Xe điện đang là xu thế của tương lai. Việc chỉ trung thành với dòng động cơ xăng, không dám dấn thân và học hỏi công nghệ mới sẽ khiến người thợ kỹ thuật ô tô dễ bị lạc hậu, thua kém trong việc bắt kịp xu thế, thu hẹp đối tượng khách hàng mục tiêu và cắt giảm doanh thu của gara hay đại lý.
Chuyên gia cũng đã giải thích những yếu tố an toàn của pin cao áp trong xe điện, giải tỏa những lo ngại về việc pin xe điện nổ gây nguy hiểm.
Cơ hội phát triển công nghệ ô tô Việt Nam
Chuyên gia cũng đã minh chứng rằng công nghệ pin xe điện của Việt Nam không hề thua kém các hãng lớn trên thế giới.
Ví dụ, pin cao áp của xe điện Tesla đạt 400V với năng lượng pin là 100kWh, trong khi đó dòng xe Vinfast VF8 của Việt Nam cũng có pin cao áp với điện áp 400V và năng lượng pin lên đến 90kWh.
Qua đó, ta có thể thấy được ngành ô tô nói chung và lĩnh vực kỹ thuật ô tô nói riêng của Việt Nam đang từng bước phát triển, có cho mình vị thế trên “bản đồ” thế giới. Đồng thời, kéo theo đó là các trung tâm lớn, uy tín trong ngành như VATC đang trực tiếp mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt cho người dân Việt Nam.
Chuyên đề này không chỉ cung cấp những kiến thức kỹ thuật quý báu về pin cao áp và hệ thống sạc, mà còn khơi dậy niềm tự hào và tinh thần học hỏi không ngừng trong cộng đồng thợ kỹ thuật ô tô. Việc nắm vững các kiến thức này sẽ giúp họ tự tin hơn trong công việc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất và không ngừng phát triển cùng với xu hướng công nghệ toàn cầu.
3.3. Công nghệ động cơ điện ứng dụng trong ngành kỹ thuật ô tô
Trong buổi chuyên đề này, chuyên gia Lê Trọng Trí đã chia sẻ những kiến thức sâu rộng về công nghệ động cơ điện ứng dụng trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.
Đầu tiên, ông giới thiệu tổng quan về ICE (Internal Combustion Engine – Động cơ đốt trong) và Electric Motor (Động cơ điện), giúp người nghe hiểu rõ sự khác biệt và ưu điểm của từng loại động cơ.
Cấu tạo của Electric Motor
Chuyên gia Lê Trọng Trí đã trình bày chi tiết về cấu tạo của Electric Motor, bao gồm bốn thành tố quan trọng:
- Inverter: Bộ chuyển đổi điện DC từ PIN thành 3 pha AC để điều khiển Motor.
- Housing: Vỏ bảo vệ Motor, bên trong có đường nước làm mát Motor.
- Rotor: Phần quay khi nhận được kích thích từ Stator, truyền lực kéo xuống bánh xe thông qua cơ cấu truyền động.
- Stator: Nhận năng lượng từ Inverter, tạo ra từ trường quay tác động làm quay Rotor hoặc ngược lại, hoạt động như một máy phát để thu hồi năng lượng.
Nguyên lý hoạt động và ưu điểm vượt trội của Motor điện
Chuyên gia đã trình bày rõ ràng nguyên lý hoạt động của motor điện và nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của nó thông qua các ví dụ thực tế từ nhiều hãng xe nổi tiếng như Audi, Vinfast, BMW, Hyundai, Mercedes, Wuling, và Porsche.
Những ưu điểm này đã giúp người nghe được cập nhật kiến thức và hình dung cụ thể hơn về: khả năng tạo mô -men xoắn tức thì; cách motor điện giảm thiểu khí thải tốt hơn so với động cơ đốt trong truyền thống.
Thách thức và cơ hội trong công nghệ động cơ điện
Không thể thiếu trong bài chia sẻ của chuyên gia Lê Trọng Trí là những thách thức lớn mà công nghệ động cơ điện đang phải đối mặt, đặc biệt là liên quan đến vật liệu sản xuất và giá thành sản xuất. Những thách thức này gây ra nhiều trở ngại trong việc phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ động cơ điện.
Tuy nhiên, “khi cảm thấy mọi thứ khó khăn, thì đó là lúc chúng ta đang lên dốc”. Các hãng xe thương hiệu nổi tiếng như BMW với i4 – WRSM (Wound Rotor Synchronous Motor) và Audi với e-tron Q4 – ACIM (AC Induction Motor) không ngừng cải tiến, thực hiện các nghiên cứu và phát triển (R&D) chuyên sâu để giảm sự phụ thuộc vào đất hiếm. Họ cũng tập trung vào việc giảm trọng lượng động cơ và tăng mô-men, công suất để nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các dòng xe điện.
Bài chia sẻ của chuyên gia Lê Trọng Trí không chỉ mang đến những kiến thức quan trọng về công nghệ động cơ điện mà còn khơi dậy niềm tự hào và động lực học hỏi không ngừng trong cộng đồng kỹ thuật ô tô.
Những thông tin này không chỉ giúp các thợ kỹ thuật ô tô hiểu rõ hơn về công nghệ mới mà còn chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của xe điện.
3.4. Bảo dưỡng xe Hybrid và xe điện
Chuyên gia đã trình bày một cách chi tiết của việc bảo dưỡng định kỳ cho xe Hybrid và xe điện, từ góc độ của cả khách hàng và doanh nghiệp.
Lợi ích cho khách hàng
Đối với khách hàng, bảo dưỡng định kỳ giúp ngăn chặn sớm những hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của xe.
Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí sửa chữa mà còn đảm bảo an toàn khi lái xe, tạo cảm giác yên tâm và thoải mái trong mọi hành trình. Đồng thời, việc bảo dưỡng định kỳ còn đảm bảo hiệu lực bảo hành của xe, giúp khách hàng an tâm hơn về chất lượng và độ bền của phương tiện.
Lợi ích cho doanh nghiệp
Về phía doanh nghiệp, bảo dưỡng định kỳ không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tối ưu hóa lợi nhuận.
Điều này giúp duy trì ổn định doanh thu từ dịch vụ, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và tạo cơ hội bán hàng các giá trị dịch vụ gia tăng. Hơn nữa, việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến lược phát triển bền vững và đáp ứng các yêu cầu xã hội.
Bốn cấp độ bảo dưỡng tiêu chuẩn
Chuyên gia cũng đã đề cập đến bốn cấp độ bảo dưỡng tiêu chuẩn, thực hiện sau mỗi 15.000 km hoặc 12 tháng, tùy theo điều kiện sử dụng:
- Cấp 1: 15.000km, 45.000km… (+30.000km).
- Cấp 2: 30.000km, 90.000km… (+60.000km).
- Cấp 3: 60.000km, 180.000km… (+120.000km).
- Cấp 4: 120.000km, 240.000km… (+120.000km).
Chuyên gia cũng lưu ý rằng các yếu tố môi trường tại Việt Nam, như mặt đường xấu và nhiệt độ môi trường cao hoặc thấp, có thể rút ngắn thời gian bảo dưỡng so với hướng dẫn của hãng.
Lưu ý an toàn khi sử dụng và sửa chữa
Chuyên gia nhấn mạnh các lưu ý an toàn khi sử dụng và sửa chữa xe Hybrid và xe điện. Nhiều người lầm tưởng rằng chạm trực tiếp vào một bên của mạch điện cao áp hoặc cực âm có thể gây giật điện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ khi chạm trực tiếp vào cả cực âm và cực dương của mạch cao áp mới gây rủi ro giật điện.
Các biện pháp an toàn khi sử dụng và sửa chữa dành cho thợ sửa chữa ô tô điện:
- Sử dụng chỉ báo “ĐIỆN CAO ÁP KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO”.
- Tắt nguồn và đưa chìa khóa ra ngoài vùng phát hiện của hệ thống mở khóa và khởi động thông minh.
- Ngắt cáp (-) ra khỏi cực âm của ắc quy phụ 12V.
- Kiểm tra rằng găng tay đã cách điện.
Chuyên gia cũng đưa ra các biện pháp cấp cứu và hỗ trợ an toàn cho người bị điện giật, đảm bảo tính mạng cao nhất. Những kiến thức này không chỉ giúp thợ sửa chữa ô tô tư vấn chuyên môn cho khách hàng mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp.