Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hiện đang là ngành đầy triển vọng và tiềm năng, một ngành hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đây là ngành ngày càng có nhiều người hướng đến học vì thị trường ô tô luôn đổi mới, tân tiến hơn mỗi ngày. Bài viết sau của trung tâm dạy nghề ô tô VATC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tất cả thông tin của ngành kỹ thuật ô tô chi tiết nhất.
1. Tổng quan: Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành được tích hợp nhiều kiến thức của các lĩnh vực như: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ AI – trí tuệ thông minh,… tất cả được kết hợp một cách hài hòa để tạo ra một ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tiên tiến, đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng ô tô.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, cùng nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam hiện nay, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô đã – đang trở thành lĩnh vực đi đầu của nền kinh tế toàn cầu và ngày càng cho thấy những tiềm năng lớn mạnh.
2. Học ngành công nghệ ô tô là học những gì?
Chuyên ngành kỹ thuật ô tô hiện là ngành tích hợp nhiều kiến thức của nhiều môn học và ngành học. Sinh viên, học viên khi lựa chọn học ngành này sẽ được trang bị kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến cơ khí, sản xuất và lắp ráp phụ tùng, hệ thống điện điều khiển, hệ thống truyền động,…
Hầu hết, chương trình học tại các cơ sở trường Đại học Cao đẳng hay trường dạy nghề đều phải đảm bảo sự uy tín và chất lượng kết hợp từ lý thuyết cho đến thực hành.
Một chương trình hay khóa học ngành công nghệ ô tô đều học những phần như sau:
Học phần lý thuyết:
- Quản lý dịch vụ ô tô, quy trình bảo dưỡng ô tô…
- Tính toán ô tô và đọc sơ đồ mạch điện.
- Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô.
- Đọc được tài liệu kỹ thuật tô.
- Kiến thức tiếng anh chuyên ngành ô tô.
- Động cơ đốt trong….
Học phần thực hành:
- Sửa chữa và kiểm định ô tô.
- Thực hành bảo dưỡng nhanh, bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô.
- Thực hành tháo lắp, sửa chữa động cơ ô tô.
- Sửa chữa hệ thống điện – điện tử từ cơ bản đến chuyên sâu.
Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của trung tâm dạy nghề sửa chữa ô tô VATC đảm bảo cung cấp đầy đủ toàn bộ các kiến thức, kỹ năng sửa chữa chuyên môn cho học viên. Đây chính là môi trường tạo nên đội ngũ lao động chất lượng, thành thạo chuyên ngành kỹ thuật ô tô cho tương lai.
3. Có nên học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô?
Có nên học công nghệ ô tô không? Câu trả lời là: Có!
Tại sao ư?
Bởi vì: thị trường ô tô ngày một tăng trưởng nhanh chóng, lượng phương tiện ô tô được sử dụng ngày càng nhiều. Thế nên, đây có thể được xem là một ngành đang rất “HOT”.
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hiện đang phát triển mạnh mẽ và mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên mới ra trường. Các thương hiệu xe ô tô lớn tại Việt Nam như TC motor, Toyota, Ford, Audi, BMW… thường xuyên tuyển dụng kỹ thuật viên ô tô với mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Tuy nhiên, nhân sự đảm bảo chất lượng cao cũng như kinh nghiệm hiện tại chưa đủ nguồn cung cho nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành đáng để theo đuổi ở thời điểm hiện tại.
Có rất nhiều sự lựa chọn cho các bạn trẻ hướng tới sau khi học xong, ví dụ như: kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, cố vấn dịch vụ ô tô, sale ô tô, kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô, kỹ sư cơ khí ô tô,… và còn rất nhiều cơ hội việc làm khác trong ngành.
Tham khảo ngay: Cơ hội việc làm ngành công nghệ ô tô: Rộng mở hay Bế tắc?
4. Mức lương ngành kỹ thuật ô tô – cao hay thấp?
Sức hút của ngành kỹ thuật ô tô hiện nay rất lớn, tiềm năng phát triển của ngành không ngừng tăng. Đặc biệt là mức lương trung bình của ngành tương đối cao và ổn định so với mặt bằng chung nếu so với các ngành khác trên thị trường.
Cụ thể, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nói chung có thể đạt được mức lương khởi điểm từ 6 – 15 triệu đồng/tháng. Sau 3 – 5 năm, mức lương lại có thể tăng gấp 3 – 4 lần mức lương khởi điểm tùy thuộc vào lĩnh vực cụ thể đang làm (nghề chính), đi kèm với đó là các yếu tố như: năng lực, kỹ năng, hiệu suất và nơi làm việc.
5. Học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô thi khối nào?
Tùy thuộc vào quy định của các trường xét tuyển, nhưng nhìn chung, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có thể xét tuyển dựa trên một trong những khối sau:
- Khối A: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn).
- Khối C: C01 (Toán, Văn, Lý).
- Khối D: D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh), D90 (Toán, Anh, Khoa học tự nhiên).
Có thể bạn quan tâm: Top 10+ điểm chuẩn ngành Kỹ thuật ô tô các trường chi tiết nhất
6. Học công nghệ kỹ thuật ô tô ra làm gì?
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế nước nhà, từ đó bài toán nguồn nhân lực phục vụ ngành ô tô cũng tăng vọt theo. Tất nhiên, đây có thể được xem là cơ hội “vàng” dành cho những người trẻ học tập và theo đuổi ngành ô tô.
Những công việc sau khi học ngành ô tô:
- Giám sát các cơ sở, nhà máy sản xuất sửa chữa, lắp ráp ô tô, bảo dưỡng phụ tùng, phụ kiện….
- Kỹ sư vận hành tại nhà máy, cơ sở sản xuất, sửa chữa ô tô.
- Nhân viên kiểm định tại các trạm đăng kiểm ô tô.
- Nhân viên kinh doanh mua bán ô tô.
- Nhân viên cố vấn dịch vụ ô tô ở các gara, các trạm dịch vụ, hãng xe ô tô.
- Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô điện, máy gầm, bảo dưỡng nhanh.
- Quản lý các xưởng dịch vụ, gara ô tô.
Dù lựa chọn chuyên ngành nào trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nói chung, các bạn sinh viên – học viên cần tìm hiểu thật kỹ càng và chi tiết để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Bạn cũng có thể tham khảo các khóa học tại trung tâm VATC về chuyên ngành ô tô như: học sửa chữa ô tô toàn diện, học kỹ thuật viên chẩn đoán và sửa chữa điện – điện tử ô tô chuyên nghiệp, cố vấn dịch vụ ô tô, sale ô tô chuyên nghiệp,….
7. Nên học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu?
Việc chọn một nơi để học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, cơ hội thực tập và việc làm sau khi tốt nghiệp. Tùy thuộc vào những yêu cầu riêng hay sự phù hợp của cá nhân mà bạn có thể chọn học ngành ô tô tại trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hay Trung tâm dạy nghề.
Để nhìn nhận cách tổng quan thì cùng phân tích các ưu và nhược điểm cho từng chỗ học nhé!
7.1. Học ở trung tâm dạy nghề
Ưu điểm:
- Thời gian đào tạo ngắn, chi phí học tập thấp.
- Cơ hội có ngay việc làm sau khi ra trường cao.
- Chương trình học chủ yếu chuyên sâu vào chuyên ngành như điện ô tô, động cơ, hộp số, bảo dưỡng nhanh, điều hòa không khí ô tô… và được thực hành thực tế là chủ yếu.
- Được thực hành trên nhiều thiết bị và nhiều dòng xe khác nhau nên học viên rất dễ hiểu, tiếp thu nhanh, nắm bắt kỹ năng cũng như thành thạo nghề hơn. Tạo cảm hứng cho người học khi tham gia học nghề.
- Phương thức tuyển sinh đầu vào đơn giản, thời gian tuyển sinh liên tục trong năm.
Nhược điểm:
- Theo thực tế của xã hội thì hầu như ai học nghề ô tô chỉ học theo 1 chuyên ngành để ra làm có việc ngay. Thế nên thường những học viên học nghề sau khi ra trường sẽ làm ở những vị trí thấp hơn so với những người có bằng kỹ sư ở các trường danh tiếng.
- Cơ hội phát triển cho những vị trí thiên về nghiên cứu nâng cao bị hạn chế hơn so với những kỹ sư ở các trường đại học, cao đẳng.
Đừng bỏ qua: Học nghề sửa chữa ô tô có tương lai không?
7.2. Học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ở Đại học, Cao đẳng
Ưu điểm:
- Khi học tại các trường Đại học, Cao đẳng với quá trình đào tạo từ 3 đến 5 năm, lượng kiến thức học viên được tiếp thu rất lớn. Đó là những kiến thức tổng hợp đối với ngành học cũng như cả kiến thức các môn học đại cương chung của chương trình đào tạo. Chính vì vậy, sinh viên được học cách bài bản, chuyên sâu về kiến thức đối với ngành học của mình.
- Học tại các trường Đại học, Cao đẳng giúp tăng cơ hội phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, mở rộng mối quan hệ, có điều kiện giao lưu và tiếp xúc với nhiều người.
- Phần lớn mặt bằng chung về thu nhập của những người học Đại học, Cao đẳng cao hơn một chút so với hướng học nghề.
Nhược điểm:
- Thiếu tính thực hành và sửa chữa trực tiếp trên ô tô, các tiết học phần nhiều là lý thuyết, người học sẽ khó tiếp cận thực tế hơn.
- Chi phí học tại các trường Cao đẳng, Đại học là một con số không hề nhỏ. Bao gồm tiền đóng học phí và các chi phí phát sinh khác như: chi phí ăn ở, chi phí đi lại, quỹ lớp quỹ đoàn trong trường,…
- Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp khá cao. Hiện tại có rất nhiều người có đến bằng cử nhân, kỹ sư nhưng vẫn mãi không xin được việc vì nhu cầu hiện nay đang “thừa thầy thiếu thợ” có chuyên môn ô tô.
- Thông thường, các trường Đại học và Cao đẳng sẽ chỉ nhận hồ sơ một vài lần cố định trong năm. Nếu thi rớt thì phải chờ thêm một năm nữa để ôn thi lại. Khá là tốn thời gian để có thể sớm hành nghề.
Tóm lại, bài viết trên đã mang đến cho các bạn toàn bộ thông tin thiết yếu nhất của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Đơn cử như về việc học công nghệ kỹ thuật ô tô ra làm gì? Nếu theo học thì sẽ học những gì? Học công nghệ kỹ thuật ô tô thi khối nào? Cũng như các ưu và nhược điểm khi lựa chọn học ngành ô tô theo hệ đại học, cao đẳng hay trường nghề.
Hiện nay, tại trung tâm VATC đang có rất nhiều khóa học liên quan đến ngành công nghệ ô tô cho nhiều đối tượng từ cơ bản cho đến chuyên sâu – nâng cao. Các khóa học được trung tâm tuyển sinh liên tục để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật viên sửa chữa ô tô ngày một nhiều tại thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, nếu bạn đang phân vân không biết mình có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hay không? Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc, bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức hay về ô tô thì theo dõi website để cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn nữa nhé!
VATC – Học để làm được!
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam – VATC
- Địa chỉ: Số 4-6, Đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0945711717
- Email: info@oto.edu.vn