Lỗi DTC hay mã lỗi chẩn đoán là các mã được tạo nên và lưu trữ bởi hệ thống tự chẩn đoán trên xe ô tô. Nó thông báo cho bạn biết rằng một phần hay một bộ phận nào đó trên xe gặp vấn đề.
Mã lỗi DTC xác định vấn đề ở một vị trí cụ thể. Kỹ thuật viên có thể sử dụng các mã lỗi để chẩn đoán pan bệnh bằng cách khiến cho OBD xuất ra lỗi. Hệ thống tự chẩn đoán trên xe (OBD) đã trải qua quá trình phát triển đáng kể từ năm 1996 khi chúng lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ, vậy nên các giao thức mà máy tính sử dụng sẽ đáp ứng được các mã lỗi DTC.
Mỗi chiếc xe sẽ có một mã OBD đi kèm với một hướng dẫn cho mã lỗi đó. Hướng dẫn là những gì mà một người lái xe lâu năm và có kiến thức có thể sử dụng để xác định các bộ phận, các hệ thống và mạch điện mà họ cần phải kiểm tra để chẩn đoán lỗi của xe.
Mã lỗi DTC ô tô xuất hiện ra sao?
Đối với hầu hết các tài xế, họ chỉ biết về mã lỗi ECU trên xe thông qua đèn báo mã lỗi (MIL) hay đèn “Check Engine” xuất hiện trên bảng taplo. Đây không phải là một trường hợp cụ thể nào cả, vì trên mỗi chiếc xe ô tô đời mới, ECU chịu trách nhiệm giám sát rất nhiều cảm biến.
Bởi lý do này, nên nó khuyến nghị bạn nên tham khảo hướng dẫn sửa chữa cho một chiếc xe cùng với việc kiểm tra giả lập sự cố, để bổ sung kết quả cho các mã lỗi DTC trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào như thay thế.
Khi mã lỗi DTC từ các cảm biến được báo lên, thì lỗi chủ yếu xuất phát từ hai điểm chính là: dây nối của cảm biến hay hệ thống giám sát cảm biến. Nếu bạn tự thay mới cảm biến thì chưa chắc đã giải quyết được vấn đề. Sẽ tốt hơn khi để các kỹ thuật viên phân tích và giải quyết sự cố.
Mã lỗi đôi khi cũng có thể xuất hiện bởi những lỗi đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn: một cảm biến MAF tích tụ bụi bẩn lâu ngày có thể là nguyên nhân khiến một chiếc xe bị bù quá mức trong việc điều chỉnh cắt nhiên liệu của nó. Vậy nên sẽ dẫn tới một báo cáo về vấn đề hỗn hợp nhiên liệu cả biến oxy.
Các loại cảm biến
Cảm biến xe ô tô chính là nguồn thông tin cho các mã OBD. Trên thực tế, mã lỗi DTC là các báo cáo được tạo ra từ chức năng của các cảm biến trên xe. Để hiểu thêm một cách cụ thể về các mã lỗi, bạn cần phải hiểu rõ các cảm biến trên xe khác nhau trong một chiếc xe có OBD.
-
Cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF)
Cảm biến MAF dùng để xác định lưu lượng không khí đi vào trong động cơ. Dữ liệu này được sử dụng để tính toán lượng nhiên liệu phù hợp để đưa vào động cơ. Hầu hết tất cả xe ô tô đều sẽ có cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF) hay cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp (MAP), nhưng không phải là sẽ có cả hai.
-
Cảm biến vị trí bướm ga (TPS)
Đây là cảm biến được dùng để xác định khoảng cách mà bàn đạp ga khi người lái nhấn chân ga xuống. Trên một vài dòng xe, những cảm biến này có thể dễ dàng được làm sạch để xóa mã lỗi TPS.
-
Cảm biến Oxy (O2 Sensor)
Cảm biến oxy hay được gọi là cảm biến O2 được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên ống xả, nhưng chủ yếu nó thường được đặt ở sau bộ xúc tác khí thải (CAT). Cảm biến này được dùng để tính toán lượng oxy trong khí thải sau khi quá trình cháy diễn ra trong buồng đốt.
Chế độ bình thường luôn được mong chờ và nếu như cảm biến oxy thấp hơn hoặc cao hơn mức thông thường, nó sẽ báo mã lỗi DTC và PCM đặt đèn báo sự cố (MIL) khi sự cố vẫn đang diễn ra.
-
Cảm biến kích nổ
Cảm biến này là một microphone nhỏ được bắt vít vào thân máy. Một điện tích nhỏ sẽ được gửi tới hộp ECU khi động cơ sinh ra tiếng gõ. Tiếp đó, ECU sẽ cố gắng ngăn chặn việc tiếp tục tạo tiếng gõ bằng cách điều chỉnh góc đánh lửa sớm.
-
Cảm biến áp suất đường ống nạp
Đây là loại cảm biến được ECM sử dụng nhằm tính toán áp suất bên trong đường ống nạp. Thông tin của cảm biến này là cần thiết để xác định hỗn hợp nhiên liệu chính xác để quá trình cháy diễn ra một cách lý tưởng nhất.
-
Một số loại cảm biến khác
Có rất nhiều loại cảm biến khác nhau đảm nhiệm các vai trò quan trọng trên một chiếc xe, bao gồm như: cảm biến tốc độ xe (VSS), van solenoid chuyển số (TSS), cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam (CMP Sensor),…
Tất cả các cảm biến này đóng góp vào mã lỗi DTC sẽ được thông báo bởi hệ thống tự chẩn đoán trên xe.
Xem thêm: Chi tiết các loại cảm biến xe hơi
Các loại mã lỗi
Mỗi lỗi chẩn đoán hay mã OBD, thì để hiểu được nó là một thách thức không hề dễ. Hãy khuyên với khách hàng sửa chữa ô tô rằng, nếu bạn không hiểu được mã DTC ngay cả sau khi đã đọc hướng dẫn sửa chữa, bạn hãy mang xe tới các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được giải thích rõ ràng, thay vì chọn cách thay mới một bộ phận hay linh kiện nào đó.
Tại các trung tâm dịch vụ sửa chữa, hầu như họ đều miễn phí dịch vụ đọc các mã lỗi. Bạn cũng có thể tự kiểm tra ý nghĩa của các mã lỗi DTC trên mạng internet. Bạn có thể kiểm tra chúng trên các trang web của hãng xe cụ thể mà bạn đang cố gắng tìm hiểu (mã lỗi nhà sản xuất) hay từ các diễn đàn DIY được lập ra để tự chẩn đoán lỗi trên xe ô tô.
Thông tin chẩn đoán và sửa chữa cụ thể cho các hãng xe của bạn là cần thiết để khắc phục sự cố, bảo dưỡng và sửa chữa xe. Có hai loại mã DTC hoặc mã OBD cho những dòng xe sử dụng OBD II. Có thể gọi chung là hai thể loại:
# Danh mục số một dành cho các mã DTC đang “chờ xử lý”
Đây là những mã lỗi được phát hiện mà đèn “check engine” không sáng cho tới khi tình trạng này lỗi được phát hiện liên tục trong nhiều lần nhất định.
Trên OBD II, các mã này có thể được truy cập trên chế độ 7. Số lượng chu kỳ lái xe gây ra mã lỗi “chờ xử lý” và đèn “check engine” sáng tùy thuộc vào phương tiện cụ thể, việc thực hiện và lỗi.
# Danh mục thứ hai của mã lỗi OBD là “ghi lại” hoặc “lưu trữ”
Đây là các mã lỗi hiện tại sẽ ngay lập tức khiến đèn “check engine” sáng, vì chúng được thúc đẩy bởi mã lỗi “chờ xử lý” và được coi là rất quan trọng.
DTC Fault Codes Loại 1 mã lỗi DTC
Đây là những mã lỗi OBD quan trọng và khẩn cấp nhất, bởi vì chúng có khả năng gây ra những thiệt hại một cách nhanh và nghiêm trọng.
Đây là các mã liên quan tới khí thải (EVAP). Các mã này sẽ sáng đèn “check engine” khi thất bạt trong một chu kỳ lái xe hay tạo khung đóng băng mã sự cố (thông tin về những thứ khác xảy ra trong động cơ) khi không thực hiện được một chu kỳ lái xe.
Loại 2 mã lỗi DTC
Các mã lỗi này không quan trọng lắm, nhưng bạn vẫn phải chú ý đến nó. Chúng bao gồm các mã OBD liên quan tới khí thải gây ra tình trạng ô nhiễm, mã lỗi được thiết đặt ra hoặc mã lỗi “chờ xử lý” được xóa lỗi thất bại hoặc một chu kỳ lái xe thành công.
Ngoài ra các mã lỗi DTC khi sáng đèn MIL hoặc lưu trữ khung đóng băng sau hai chu kỳ lái xe không thành công liên tục được nằm trong nhóm này. Và xem thêm ngay học chẩn đoán ô tô chuyên sâu nhất.
Theo OBDVN